Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Các loại niềng răng không mắc cài hiện nay

Lượt xem: 2270
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Các loại niềng răng không mắc cài hiện nay đã không còn quá xa lạ với những bệnh nhân niềng răng. Với đặc tính trong suốt, hai khay niềng “ẩn mình” và không để lộ ra bên ngoài nên người đối diện không hề biết bạn đang đeo niềng răng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người tìm đến niềng răng không mắc cài với mong muốn đạt tính thẩm mỹ tối đa trong suốt quá trình chỉnh nha.

Hiện nay, có nhiều loại niềng răng không mắc cài, để biết bạn phù hợp với loại niềng răng nào thì bạn cần phải tới gặp bác sĩ nha khoa. Với mục đích cung cấp thêm cho bạn những thông tin liên quan về niềng răng trong suốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp có bao nhiêu loại niềng răng không mắc cài đang được sử dụng ở Việt Nam và những lưu ý khi đeo niềng răng. Đừng bỏ lỡ nhé!

các loại niềng răng không mắc cài hiện nay
Các loại niềng răng không mắc cài hiện nay*

Các loại niềng răng không mắc cài hiện nay

Niềng răng không mắc cài mang đến cho bệnh nhân sự tự tin khi giao tiếp, nói chuyện với người khác. Tìm hiểu các loại niềng răng không mắc cài được sử dụng phổ biến tại Việt Nam ở phần sau đây:

Niềng răng không mắc cài Invisalign

Loại niềng răng trong suốt, không dùng mắc cài đầu tiên được nói đến chính là niềng răng Invisalign. Phương pháp chỉnh nha này được nhiều bệnh nhân trên thế giới tin tưởng lựa chọn, trong đó có Việt Nam. Hai khay niềng chính là bước ngoặt lớn trong lĩnh vực chỉnh nha, được nghiên cứu để thay thế hoàn toàn cho hệ thống mắc cài, dây cung rườm rà.

Dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường nhưng phương pháp Invisalign đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính. Theo đó, hai khay niềng tác động lực vừa phải kéo chỉnh răng về đúng vị trí, đạt tính thẩm mỹ và sự tiện lợi cao cho người sử dụng. Nhưng nếu muốn có bộ khay niềng Invisalign thì bạn phải chờ đợi hơi lâu do chúng vẫn chưa được sản xuất tại Việt Nam. Toàn bộ quá trình phân tích và ép khay niềng đều được làm từ Mỹ, sau đó vận chuyển về Việt Nam. Vì thế mà chi phí niềng răng Invisalign cao hơn nhiều so với các kỹ thuật chỉnh nha khác. Một số bệnh nhân e dè không dám lựa chọn phương pháp niềng răng này vì thu nhập của người Việt vẫn còn thấp.

niềng răng không mắc cài invisalign
Niềng răng không mắc cài Invisalign*

Niềng răng không mắc cài 3D Clear

Hiểu được mong muốn của các bệnh nhân tại Việt Nam khi chưa có đủ tài chính sử dụng niềng răng Invisalign. Sự ra đời của 3D Clear với cơ chế hoạt động tương tự như Invisalign nhưng chi phí thấp hơn đã mang đến hàm răng đều đẹp cho nhiều bệnh nhân.

Niềng răng 3D Clear làm từ nhựa trong suốt, lành tính và được các chuyên gia niềng răng đánh giá cao. Nhiều người nổi tiếng đã lựa chọn phương pháp niềng răng 3D Clear để cải thiện hàm răng mọc lệch lạc, không đều của mình.

Theo chia sẻ của một bệnh nhân đã thực hiện niềng răng không mắc cài 3D Clear tại Nha Khoa Đăng Lưu. Niềng răng 3D Clear đã giúp cô tự tin hơn rất nhiều vì công việc buộc phải di chuyển thường xuyên, gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người. Sử dụng bộ khay niềng trong suốt đã kéo chỉnh những chiếc răng mọc lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm mà người khác không hề nhận ra là cô đang đã niềng răng.

niềng răng không mắc cài 3d clear
Niềng răng không mắc cài 3D Clear*

Niềng răng 3D Clear được nghiên cứu bởi Bác sĩ Thạc sĩ Nguyễn Quang Tiến - Chuyên gia niềng răng, bác sĩ Tiến đã phát minh ra phương pháp niềng răng này ở Đức. Bằng chính sự nỗ lực trong việc nghiên cứu và đưa 3D Clear đến gần hơn với bệnh nhân ở Việt Nam. Hiện tại, Nha Khoa Đăng Lưu - Chuỗi phòng khám nha khoa được thành lập bởi bác sĩ Nguyễn Quang Tiến đã nhập toàn bộ thiết bị, máy móc từ nước ngoài về để sản xuất khay niềng 3D Clear ngay tại Việt Nam.

Giờ đây, các bệnh nhân không cần phải chờ đợi khay niềng lâu nữa. Bên cạnh đó, bệnh nhân sở hữu một kế hoạch chỉnh nha được phân tích cụ thể bởi các chuyên gia đầu ngành mà chi phí lại cực kỳ hợp lý.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp như ý, vậy chi phí niềng răng là bao nhiêu? Tham khảo ngay tại bài viết: Niềng răng giá bao nhiêu?

Một vài phương pháp niềng răng không mắc cài khác

Ngoài hai phương pháp niềng răng được nêu ở trên thì hiện tại vẫn còn nhiều phương pháp niềng răng trong suốt khác được chế tác thủ công dựa trên dấu mẫu hàm của mỗi người. Tuy nhiên, quy trình sản xuất này chưa được đánh giá cao, khay niềng có thể vẫn giúp răng dịch chuyển nhưng lại không đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết, tính hiệu quả của toàn bộ quá trình niềng răng không được cao.

Bệnh nhân phân vân không biết nên chọn niềng răng 3D Clear hay Invisalign để khắc phục tình trạng răng miệng hiện tại thì hãy đọc thêm thông tin ở bài viết: Niềng răng clear aligner có hơn niềng răng Invisalign không?

Những lưu ý khi niềng răng không mắc cài

Dù bệnh nhân có lựa chọn phương pháp chỉnh nha nào đi nữa thì việc có một kế hoạch điều trị cụ thể ngay từ đầu cực kỳ quan trọng. Bệnh nhân cần phải lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ chỉnh nha giỏi sở hữu nhiều năm kinh nghiệm tìm hướng điều trị phù hợp. Bạn nên nhớ, tính hiệu quả của cả quá trình niềng răng không chỉ dựa vào việc thiết kế khay niềng chính xác mà còn bị ảnh hưởng bởi thời gian đeo niềng. Dưới đây là những lưu ý khi đeo niềng răng không mắc cài bạn nên biết:

  • Khay niềng trong suốt có đặc tính dễ tháo lắp nên bệnh nhân có thể dễ dàng tháo rời và vệ sinh sau đó đeo vào trở lại. Tuy nhiên, muốn đạt kết quả chỉnh nha như mong muốn bạn phải đeo khay niềng với thời gian ít nhất 20 tiếng/ngày.
  • Bệnh nhân hãy vệ sinh răng miệng và các khí cụ chỉnh nha sạch sẽ sau khi ăn uống. Dùng dung dịch vệ sinh chuyên biệt để mang đến hiệu quả làm sạch tốt nhất. Tuyệt đối không được ngâm khay niềng vào nước nóng vì khay niềng làm từ nhựa sẽ bị biến dạng, hư hỏng, không thể đeo lên răng và kéo chỉnh răng được nữa. Bạn sẽ tốn thêm một khoản tiền để chế tác lại bộ khay niềng mới.
  • Đang trong quá trình chỉnh nha bạn không dùng tăm xỉa răng để cạy thức ăn mắc trong kẽ răng. Thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước làm tăng hiệu quả làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng.
  • Bệnh nhân không ăn những thực phẩm dễ bám màu khi đang đeo khay niềng. Bởi khay niềng có màu trong suốt sẽ bị bám bẩn khó tẩy rửa, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
  • Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, không được ăn các thực phẩm quá dai cứng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả chỉnh nha sau cùng.
hoàn thành quá trình niềng răng
Hoàn thành quá trình niềng răng*

Niềng răng trong suốt diễn ra trong bao lâu?

Bạn đã biết các loại niềng răng không mắc cài được nhiều người sử dụng hiện nay rồi, vậy câu hỏi đặt ra đeo niềng răng trong suốt diễn ra trong bao lâu? Thật ra, thời gian niềng răng bằng phương pháp này còn tùy vào từng trường hợp. So với niềng răng mắc cài thì niềng răng trong suốt đạt tính thẩm mỹ cao nhưng kéo chỉnh răng lâu hơn.

Muốn biết thời gian niềng răng bằng khay niềng trong suốt diễn ra trong bao lâu thì trước hết bạn phải biết được nguyên lý hoạt động của phương pháp này. Kỹ thuật chỉnh nha không mắc cài dùng lực từ khay niềng dịch chuyển răng mọc lệch lạc về đúng vị trí, giúp hàm răng trở nên đều đẹp hơn.

Việc dịch chuyển răng không thể nào vội vàng và đòi hỏi thời gian nhanh chóng được. Bởi lực tác động lên răng phải vừa đủ, không được quá mạnh sẽ dễ làm cho răng bị tổn thương, gây đau nhức và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy nên thời gian chỉnh nha cũng nằm trong khoảng 1 - 2 năm hoặc lâu hơn đối với một số người có tình trạng răng miệng phức tạp.

Việc niềng răng mất thời gian bao lâu tùy vào tình trạng răng miệng, sự hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình chỉnh nha. Với những bệnh nhân có mức độ sai lệch răng quá nghiêm trọng thì buộc phải niềng răng lâu hơn so với người khác.

Niềng răng trong suốt có tính hiệu quả cao đối với trường hợp răng mọc lệch lạc ở mức độ nhẹ. Còn người bệnh có răng quá lộn xộn, hô móm nặng phải thực hiện niềng răng mắc cài để kéo chỉnh răng được tốt hơn. Một vài người còn phải kết hợp phẫu thuật xương hàm mới khắc phục được tình trạng sai khớp cắn, răng hô móm.

Bên cạnh đó, so với người lớn thì niềng răng trẻ em đạt kết quả sớm hơn do xương hàm của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển, dễ dàng dịch chuyển răng về đúng vị trí, trẻ nhanh chóng có hàm răng đều đẹp. Còn ở người lớn, sự ổn định của hệ thống xương hàm khiến cho quá trình chỉnh nha diễn ra lâu hơn.

Như vậy, thời gian niềng răng trong suốt nhanh nhất sẽ kéo dài khoảng 9 - 18 tháng và người bệnh sử dụng tầm 20 đến 35 khay niềng răng. Những trường hợp phức tạp hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định đeo niềng răng với bộ khay lên đến 35 - 45 khay niềng trong thời gian 18 - 32 tháng. Đối với niềng răng trong suốt bệnh nhân được thấy kết quả chỉnh nha trước bằng phần mềm mô phỏng 3D hiện đại ngay tại Nha Khoa Đăng Lưu.

niềng răng trong suốt diễn ra trong bao lâu
Niềng răng trong suốt diễn ra trong bao lâu*

Niềng răng không mắc cài có đau không?

Niềng răng không mắc cài cũng tác động một lực lên răng để kéo chỉnh răng về vị trí đúng nên cảm giác đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cơn đau vẫn trong ngưỡng cho phép được và nhanh chóng thuyên giảm sau 1 - 2 ngày khi khoang miệng đã quen dần với khí cụ chỉnh nha. Thật ra, bệnh nhân nên vui mừng vì có sự thay đổi trên hàm răng, chỉ khi có cảm giác đau nhức thì bạn mới biết răng đang được nắn chỉnh theo hướng tích cực.

Trong trường hợp bệnh nhân quá đau nhức khi đeo khay niềng hãy tháo ra và xem thử mình đã đeo đúng như hướng dẫn chưa. Tránh nhầm lẫn giữa hai khay niềng cho hàm trên và hàm dưới sẽ ảnh hưởng xấu tới hàm răng của bạn. Bạn đeo khay niềng theo từng giai đoạn thì sẽ đạt hiệu quả chỉnh nha như mong muốn.

Ngoài phương pháp niềng răng trong suốt thì niềng răng mặt trong cũng đạt tính thẩm mỹ cao, tìm hiểu tại: Niềng răng mặt trong giá bao nhiêu?

Các loại niềng răng không mắc cài sử dụng phổ biến đã được chúng tôi cung cấp cụ thể trong bài viết này. Có thể thấy, niềng răng trong suốt mang đến giải pháp tốt cho những người đang có ý định niềng răng nhưng lại sợ khí cụ lộ rõ mất thẩm mỹ. Khi đeo niềng răng trong suốt, bệnh nhân có thể tự tin cười nói và ăn những món mình thích, nếu muốn niềng răng bạn hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để bác sĩ tư vấn, hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan: