Các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ

Lượt xem: 1800
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Răng miệng của trẻ em rất non nớt vì thế các thói quen như mút ngón tay, ngậm ti giả hoặc thở bằng miệng...là các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ. Những thói quen này tưởng chừng như vô hại như nó lại là nguyên nhân khiến cho răng miệng của trẻ bị ảnh hưởng, đầu tiên là ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của răng tiếp đến là ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của răng miệng. Điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài cho tới khi trẻ trưởng thành, thậm chí các biến chứng của nó có thể sẽ theo bé suốt đời nếu không được chữa trị.

Các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ 1
Các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ *

Tác hại của các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ

♦   Thói quen mút ngón tay và núm vú

Mút ngón tay và núm vú đặc biệt nhiều bậc phụ huynh luôn cho con ngậm ti giả để con không quấy khóc là những thói quen xấu gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng của bé. 

Thói quen mút tay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của trẻ hay không phụ thuộc vào tần xuất mút tay của bé và thời gian mỗi lần bé mút ngón tay. Thói quen mút ngón tay ở trẻ không những mất vệ sinh, tăng nguy cơ răng miệng của bé nhiễm vi khuẩn, đường ruột bị ảnh hưởng do giun sán mà nó còn ảnh hưởng tới răng và xương như:

Khi bé có thói quen mút ngón tay sẽ làm tăng nguy cơ răng cửa hàm trên của bé bị chìa ra ngoài gây ra hiện tượng thưa răng và rất dễ bị gãy răng nếu có những va chạm vào.

Các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ 2
Thói quen mút ngón tay và núm vú

Trong quá trình mút ngón tay sẽ làm má của bé bị hớp lại điều này sẽ làm cho răng hàm trên của bé bị ép lại và dịch chuyển nằm vào vị trí phía trong của răng hàm dưới gây ra hiện tượng sai lệch khớp cắn. Hiện tượng này tác động làm bé bị đau khớp thái dương và khớp cắn hở.

Thói quen mút tay còn làm cho lưỡi của bé bị đẩy ra ngoài do răng hàm trên và răng hàm dưới không khít với nhau làm ảnh hưởng nặng tới sự phát âm của bé. Có thể bé sẽ phát âm khó khăn hoặc nói ngọng nghịu.

Theo chuyên gia nha khoa, việc mút ngón tay thường xuyên còn làm cho bé dễ mắc nguy cơ bị vẩu do môi dưới bị ép nằm lạ phía sau môi trên.

♦   Thói quen đưa lưỡi ra trước và cắn môi

Tật đưa lưỡi ra trước và cắn môi ở trẻ sẽ làm cho trẻ dễ bị vẩu răng trên và khớp cắn bị hở gây ảnh hưởng tới chức năng ăn uống của răng miệng.

♦   Thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây ra nguy cơ sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé có thói quen thở bằng miệng thường do bé mắc các vấn đề về đường hô hấp.

Các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ 3
Thở bằng miệng

♦   Thói quen chống cằm và mút môi trên

Thói quen chóng cằm và mút môi trên ở trẻ nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng vẩu hàm dưới.

Ngoài các thói quen làm hỏng răng miệng ở trẻ nêu trên thì ở trẻ còn có một số thói quen xấu gây ảnh hưởng tới răng miệng nữa như : cắn móng tay, nghiến răng... Tất cả các thói quen này đều không tốt và nó sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới chức năng răng và thẩm mỹ khuôn miệng tùy thuộc vào mức độ cũng như thói quen của trẻ. Các mẹ nên thay đổi thói quen của bé hoặc ngăn chặn bé tiếp tục lặp lại các thói quen trên.

Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn và giải đáp nhé!

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2024 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status