Cách điều trị chân răng có mủ

Lượt xem: 7495
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Chân răng có mủ là một dấu hiệu cho biết bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng ở giai đoạn nặng. Khi chân răng chảy mủ âm ỉ sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng đi kèm và lúc này chúng ta cần tìm cách điều trị chân răng có mủ phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cách điều trị chân răng có mủ 1
Cách điều trị chân răng có mủ hiệu quả  *

Nguyên nhân chân răng có mủ là gì?

Dấu hiệu chân răng có mủ do nhiều nguyên nhân, trong đó do 2 nguyên nhân chủ yếu là răng bị mắc bệnh nha chu hoặc răng bị tổn thương tủy. Và nguồn gốc của những căn bệnh này là bởi chúng ta vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, không đúng cách làm vi khuẩn có điều kiện để phát triển, trú ẩn tận sâu trong các kẽ chân răng.

Lâu ngày, khi sức khỏe chúng ta đi xuống do lao động hoặc do stress, lúc bấy giờ vi khuẩn bắt đầu hoạt động và gây nên các ca viêm nhiễm sâu tận chân răng. Khi chân răng bị viêm nhiễm gây ra các bệnh lý và xuất hiện các dấu hiệu của các bệnh lý như chảy mủ chân răng, chảy máu nướu,...

Cách điều trị chân răng có mủ như thế nào?

Để hạn chế cũng như điều trị dứt điểm tình trạng này, các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây của Nha Khoa Đăng Lưu đã 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Muốn điều trị tình trạng chân răng có mủ trước tiên bạn phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và thường xuyên hàng ngày. Ngoài việc đánh răng một ngày ít nhất 2 làn bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các vụn bẩn do thức ăn bám vào từ sâu trong các kẽ chân răng mà bàn chải đánh răng không thể với tới được.

Nếu để khoang miệng thật sạch sẽ thì bạn nên dùng thêm nước súc miệng bằng dung dịch muối được bán nhiều và đa dạng ở các nhà thuốc Tây. Ngoài việc làm sạch răng miệng mỗi ngày bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng.

Cách điều trị chân răng có mủ 2
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày *

Khám nha khoa định kỳ

Các nha sĩ hàng đầu thế giới của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và nhằm phát hiện ra tình trạng bệnh lý răng miệng sớm nhất, từ đó có được biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chú ý tới chế độ dinh dưỡng thường ngày.

Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất và thực phẩm giàu vitamin để đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể cũng như cho răng miệng. Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây nóng, hoặc các thực phẩm có nhiệt độ quá cao hay quá thấp gây tổn thương cho răng miệng.

Một số bệnh lý răng miệng cần phòng tránh

Những bệnh lý răng miệng thường gặp do vệ sinh không đúng cách không chỉ là chân răng có mủ mà còn bao gồm viêm nướu, chảy máu chân răng, u lợi, hôi miệng,...Nếu chúng ta thờ ơ với nhóm bệnh lý răng miệng này, chúng có thể biến chứng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và đời sống hàng ngày.

Cách điều trị chân răng có mủ 3
Uống thuốc chống viêm nhiễm theo kê toa của bác sĩ *

Vì vậy, khi bệnh ở thời điểm bắt đầu, chúng ta nên đến Nha Khoa Đăng Lưu để thăm khám và điều trị dứt điểm. Các bạn không nên sử dụng thuốc bên ngoài khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ bởi vì hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nếu uống phải thuốc giả, không chỉ bệnh tình không thuyên giảm mà ngay cả sức khỏe của cơ thể cũng sẽ bị đe dọa. Cách tốt nhất để duy trì hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp chính là thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng kết hợp ăn uống hợp lý. Cùng với đó, chúng ta nên đến Nha khoa kiểm tra định kỳ nếu có điều kiện.

Chú ý đi lấy cao răng thường xuyên 3 tháng một lần. Và nên chọn cho mình một trung tâm nha khoa cũng như một nha sĩ có tay nghề để kiểm tra thường xuyên. Nếu răng đã có dấu hiệu của mủ thì nên tới bác sĩ để được khám và dùng thuốc bôi, uống theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tùy tiện mua thuốc tại các nhà thuốc tây mà phải tuân thủ theo cách điều trị chân răng có mủ của bác sĩ.