Chăm sóc miệng và những điều nên biết

Lượt xem: 1464
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Vệ sinh răng miệng đúng cách là phương pháp để có được hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin. Trẻ em hay người trưởng thành đều có nguy cơ bị sâu răng hoặc các bệnh về nướu. Nhiều trường hợp có thể gây biến chứng nguy hiểm như tim mạch hoặc đột quỵ...Vì thế cần phải chăm sóc miệng và những điều nên biết cần tìm hiểu kỹ không bao giờ là thừa.

Chăm sóc miệng và những điều nên biết-1
Chăm sóc răng miệng như thế nào mới đúng cách

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Chăm sóc miệng và những điều nên biết

♦   Cách chăm sóc miệng

 -  Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa Flour để làm sạch mảng bám - nguyên nhân tạo thành vôi răng

 -  Hạn chế các thức ăn nhiều tinh bột và đường  là các loại thức ăn vặt dễ dính răng. Càng ăn vặt nhiều càng tạo cơ hội cho axit trong mảng bám tấn công men răng

-  Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để lấy đi các mảng bám bên dưới đường viền nướu và ở kẽ răng trước khi nó cứng dần thành vôi răng. Một khi vôi răng quá nhiều chỉ có cách đến phòng nha mới loại bỏ được bằng phương pháp cạo vôi răng siêu âm.

Chăm sóc miệng và những điều nên biết
Chăm sóc miệng và những điều nên biết

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

 -  Khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để kiểm tra phát hiện kịp thời các nguy cơ bệnh răng miệng, tránh để gây nên những biến chứng đáng tiếc

♦   Những điều cần biết rõ về răng miệng

Một sự thật rằng cho dù bạn đánh răng thường xuyên bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với những vấn đề răng miệng như sau:

 - Bệnh viêm nướu: Triệu chứng của viêm nướu gồm có nướu bị sưng, đỏ và mỏng làm cho nướu dễ chảy máu.Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào như thế, hãy đến nha sĩ khám - trước khi nó trở nên trầm trọng. Đây là giai đoạn sớm và mô nướu vẫn còn khả năng hồi phục được nếu để lâu đến những giai đoạn tiến triển nặng hơn có thể dẫn tới mất răng.

Chăm sóc miệng và những điều nên biết-3
Định kỳ tới nha khoa thăm khám

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

 - Bệnh viêm mô nướu hay nặng hơn là viêm nha chu là căn bệnh răng miệng nguy hiểm, có ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Bệnh nha chu có mối quan hệ mật thiết với các bệnh khác như tiểu đường, bệnh tim mạch và có thể dẫn đến sinh non ở phụ nữ

 -  Sâu răng tái phát: chính là các lỗ sâu xung quanh miếng trám và sâu trên bề mặt chân răng trở nên phổ biến hơn khi chúng ta lớn tuổi. Vì vậy, điều quan trọng là phải chải răng với kem có fluor, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và thường xuyên đi nha sĩ khám răng.

-  Càng lớn tuổi răng càng nhạy cảm do nướu của bạn sẽ bị tụt xuống tự nhiên, làm lộ phần răng không được bao bọc bởi men răng. Những vị trí này dễ bị đau buốt khi tiếp xúc với thức ăn, thức uống nóng và lạnh. Nếu bạn bị ê buốt, hãy thử dùng kem đánh răng giảm nhạy cảm ngà. Nếu ê buốt vẫn tiếp tục, hãy đến gặp nha sĩ Nha Khoa Đăng Lưu bởi vì ê buốt còn có thể là biểu hiện của một số bệnh khác nghiêm trọng hơn như sâu răng, nứt hoặc vỡ răng.

-  Mão răng được dùng để củng cố những răng bị hủy hoại. Mão răng bao bọc hoàn toàn hoặc chỉ đội phía trên răng bị vỡ. Bên cạnh củng cố những răng bị hủy hoại, mão răng còn cải thiện được hình dáng, màu sắc răng cũng như làm cho các răng trở nên ngay ngắn trên cung hàm.

Chăm sóc miệng và những điều nên biết-4
Trước và sau khi chăm sóc răng miệng

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Hình ảnh minh họa khách hàng

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho kết quả khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của mỗi người)

-  Implant nha khoa thay thế một hay nhiều răng bị mất lâu năm và không còn chân răng nữa. Implant là giải pháp để phục hồi những răng bị mất. Theo đánh giá, răng implant có chất lượng ngang thậm chí cứng hơn cả răng thật.

-  Cầu răng thường được dùng để thay thế một hay nhiều răng bị mất. Cầu răng nối kết qua khoảng trống nơi bị mất răng. Các cầu răng được gắn vào các răng thật hoặc các trụ implant xung quanh khoảng trống bị mất răng.