Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

Lượt xem: 2631
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi là vấn đề cần được quan tâm bởi vì không ít người cao tuổi quan niệm sai lầm rằng: Khi già thì răng phải rụng. Chính những quan niệm sai lầm và yếu tố tâm lí ngại đi khám răng, hoặc rất sợ các thủ thuật điều trị nha khoa nên các bệnh lí về nha khoa người cao tuổi gặp phải thường trầm trọng hơn so với người trẻ.

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi là cần thiết

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi 

Đối với người cao tuổi các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp nhiều sinh tố cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng và có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính một tiếng đồng hồ vì chúng là đồ ăn sống.

Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa, chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa ăn chính. Vì vậy, sau mỗi lần ăn phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men tạo ra chất Acid phá hủy men răng dẫn đến sâu răng.

Người lớn tuổi cần ăn uống bổ sung đầy đủ các chất như đạm có trong thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu và các loại trái cây để bổ sung Vitamin và muối khoáng giúp cho răng khỏe mạnh. Đặc biệt, người lớn tuổi nên hạn chế tối đa ăn mỡ và nội tạng động vật.

Phòng bệnh nha chu ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu là do mảng bám vi khuẩn hay khói thuốc lá bám quanh răng, nếu vệ sinh không kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm nướu. Người cao tuổi khi bị bệnh nha chu sẽ có các biểu hiện như lợi sưng, chảy máu lợi, lợi có túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi.

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách

Để phòng bệnh nha chu cần vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần/ 1 ngày, súc miệng sau khi ăn xong và sử dụng chỉ tơ để làm sạch kẽ răng.

Nếu ở người cao tuổi kẽ răng thưa có thể dùng tăm gỗ hoặc bàn chải kẽ. Và nên đi cạo vôi răng định kì 6 tháng/ 1 lần. Thay đổi thói quen chưa tốt như hạn chế thuốc lá, rượu bia, đồng thời tăng cường ăn các thức ăn giàu Vitamin và giàu chất xơ,...

Tuổi ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng lại càng được đặt lên hàng đầu hơn cả. Do đó, người cao tuổi nên kiểm tra răng định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, nhất là bệnh về lợi ở người cao tuổi có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.

Làm răng giả thay thế những răng đã mất

Khi mất răng bất cứ vì lý do gì, nên đến bác sĩ nha khoa để khám và trồng răng giả cho răng đã mất. Nếu để lâu ngày răng sẽ bị xô lệch làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn và khó chải sạch răng.Sau khi đã có răng giả nên giữ vệ sinh thật kỹ và chải răng hàng ngày như răng thật. Nếu đeo răng giả kiểu tháo lắp, chúng ta có thể tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc nơi hàm giả được thoáng và máu lưu thông dễ dàng.

Trồng răng Implant cho người cao tuổi

Mặc dù, đeo hàm tháo lắp là giải pháp phục hình răng giả được ứng dụng phổ biến dành cho người cao tuổi, thế nhưng đây chưa phải là lựa chọn tối ưu nhất. Hàm răng giả tháo lắp sau một thời gian sử dụng sẽ bị lỏng lẻo và không còn vừa khít với khung xương hàm nữa bởi hiện tượng tiêu xương.

chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Trồng răng giả giúp người già thoải mái ăn nhai

Đó là lý do bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu khuyên nên trồng răng Implant để người lớn tuổi có thể thoải mái ăn nhai mà không gặp bất kì trục trặc nào về răng giả. Răng Implant có thể tồn tại lâu dài, không cần thay mới giúp tiết kiệm chi phí và bảo đảm sức khỏe răng miệng.

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi chu đáo là điều kiện để họ có cuộc sống thoải mái và hạnh phúc hơn. Hãy tìm một giải pháp phục hình răng phù hợp để giúp ông bà, cha mẹ có thể ăn ngon và vui cười mỗi ngày các bạn nhé!

Bài viết liên quan: