Điều trị răng chết tủy và những dấu hiệu nhận biết

Lượt xem: 5130
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Điều trị răng chết tủy là quá trình lấy bỏ hết mô tủy bị hủy hoại, bị bệnh hay chết. Sau đó, khoảng trống còn lại được làm sạch, tạo dạng và trám bít lại. Thủ thuật này nhằm bít kín ống tủy. Nhiều năm về trước, việc điều trị tủy vẫn chưa có điều kiện thực hiện mà buộc phải nhổ răng. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, việc điều trị tủy giúp cứu giữ được nhiều răng mà lẽ ra trước đây phải nhổ bỏ.

Nguyên nhân phải điều trị răng chết tủy

Sâu răng

Đây là trường hợp phổ biến nhất. Khi bạn bị sâu răng, nếu răng bạn không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, sẽ khiến tủy răng tổn thương ngày một nặng hơn, dẫn đến chết tủy.

Răng mẻ, vỡ, nứt…

Các trường hợp này sẽ khiến mạch máu và nguồn nuôi tủy không cung cấp được chất dinh dưỡng cho tủy, lâu ngày sẽ dẫn đến chết tủy.

Điều trị răng chết tủy
Quá trình tủy răng bị vi khuẩn tấn công gây chết tủy*

Nhiễm trùng nướu

Các trường hợp nhiễm trùng như viêm nha chu, viêm chân răng,… nếu không kịp thời điều trị, lâu ngày cũng sẽ dẫn đến chết tủy.

Một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã hoại tử, nếu không được điều trị có thể hình thành mủ ở chóp chân răng, tạo thành áp xe. Áp-xe sẽ phá hủy cấu trúc xương quanh răng và gây cảm giác đau nhức cho người bệnh.

Dấu hiệu cho thấy cần điều trị răng chết tủy

Khi răng dần chết tủy sẽ gây ra những cảm giác đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn, tình trạng của bệnh mà có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:

Giai đoạn viêm tủy hồi phục

Khi tủy răng bị tổn thương, cơn đau nhức sẽ kèm theo các dấu hiệu khác như ê buốt. Tình trạng này nặng hơn về đêm. Nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh sẽ gặp phải những cơn đau dai dẳng.Ở giai đoạn này, tủy răng có thể được hồi phục

Giai đoạn viêm tủy không thể hồi phục

Những cơn đau xuất hiện bất chợt và thường xuyên hơn, đặc biệt là kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Trường hợp nướu răng bị tổn thương vầ đang tích mủ sẽ khiến mô thịt đẩy lên, gây ra ê buốt dữ dội. Trong giai đoạn này, nha sĩ không thể giúp bạn phục hồi tủy răng

Điều trị răng chết tủy
Răng chết tủy gây ra cảm giác đau đớn*

Giai đoạn hoại tủy

Đây là mức độ nghiêm trọng, cho thấy răng của bạn đã bị chết tủy hoàn toàn. Lúc này, người bệnh không còn cảm giác đau nhức hay ê buốt đối với những chiếc răng chết tủy. Chiếc răng đó có thể bị lung lay, gãy hay rụng khỏi hàm bất cứ lúc nào. 

Điều trị răng chết tủy như thế nào?

Quá trình điều trị tủy răng chết tủy gồm nhiều giai đoạn, đòi hỏi bạn phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Các bước gồm có:

Bước 1: Mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn. 

Bước 2: Lấy hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy được làm sạch, làm rộng và tạo dạng để chuẩn bị trám bít. Nếu cần nhiều đợt hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tại lỗ sâu để bảo vệ răng giữa các lần hẹn.

Bước 3: Tháo bỏ miếng trám tạm và buồng tủy và ống tủy được trám bít. Sau đó gutta-percha - một vật liệu thuôn được chèn vào trong từng ống tủy, và thông thường được hàn chặt vào đó bằng xi măng.

Bước 4: một mão răng thường được đặt lên trên thân răng đã được điều trị tủy để phục hồi lại hình dáng tự nhiên của răng. Nếu răng đã bị vỡ quá lớn thì có thể phải đặt chốt để gia cố trước khi bọc mão.

Điều trị răng chết tủy
Điều trị răng chết tủy*

Răng điều trị tủy tồn tại bao lâu?

Nếu được chăm sóc đúng cách các răng được chữa tủy và phục hồi có thể theo bạn suốt đời . 

Nếu trong trường hợp không còn mô tủy để nuôi sống răng nữa nên răng trở nên dễ vỡ và dễ bị nứt. Quyết định nên bọc mão hay trám răng sau khi điều trị tủy hay không là sự cân nhắc quan trọng.

Phương pháp tin cậy nhất để xác định xem ca điều trị tủy thành công hay thất bại là so sánh phim tia X - quang trước và sau khi điều trị. So sánh này sẽ cho thấy xương có tiếp tục bị tiêu hay đang được tái tạo hay không.

Trên đây là những thông tin về vấn đề điều trị răng chết tủy. Nếu có những dấu hiệu được liệt kê ở trên, bạn hãy đến ngay Nha Khoa Đăng Lưu để bác sĩ kiểm tra và kịp thời điều trị.