Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp

Lượt xem: 1733
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Giai đoạn chuyển tiếp từ bộ răng sữa sang bộ răng trưởng thành được gọi là giai đoạn bộ răng hỗn hợp. Khi đó trong miệng trẻ sẽ tồn tại cả răng sữa và răng trưởng thành. Thông thường bộ răng hỗn hợp bắt đầu từ khi trẻ 6 - 7 tuổi, lúc đó trẻ bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên. Cho tới khi trẻ được 12 – 13 tuổi, khi chiếc răng sữa cuối cùng đã được thay bằng răng trưởng thành. Đây là giai đoạn rất quan trọng, và có nhiều thay đổi lớn ở bộ răng của trẻ. Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp.

Nếu bố mẹ thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng nhằm phát hiện các bất thường để điều trị sớm thì trẻ sẽ có hàm răng đều, đẹp sau này. Tuy nhiên, nếu các bất thường không được phát hiện và điều trị sớm thì trẻ sẽ mất đi cơ hội để có được hàm răng đẹp về sau. Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp.

Một số vấn đề bất thường ở bộ răng hỗn hợp
Răng sữa của trẻ*

Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp

Giai đoạn bộ răng hỗn hợp xuất hiện rất nhiều bất thường mà bố mẹ có thể dễ dàng nhìn ra và đưa trẻ đi khám nha sĩ sớm. Nếu các bất thường không được điều trị sớm thì sẽ càng ngày càng nặng hơn, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chức năng nhai của trẻ. Trẻ sẽ mất tự tin do thẩm mỹ răng không đẹp, việc ăn nhai không tốt cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ. Dưới đây là một số vấn đề bất thường ở bộ răng hỗn hợp:

Khe thưa giữa các răng cửa giữa hàm trên

Một số vấn đề bất thường ở bộ răng hỗn hợp
Răng bị thưa*

a.  Nguyên nhân:

  • Do quá trình phát triển bình thường của cung răng
  • Bất cân xứng kích thước giữa răng – cung hàm
  • Một hoặc nhiều răng thừa giữa các răng cửa giữa
  • Phanh môi bám thấp
  • Bệnh lý
  • Hô các răng cửa giữa.

b.  Điều trị Điều trị theo nguyên nhân gây ra khe thưa. Nếu khe thưa do quá trình phát triển bình thường, thì sẽ tự đóng khi các răng cửa bên trưởng thành và răng nanh mọc. Bác sĩ chỉnh nha sau khi khám lâm sàng, chụp phim xquang và đánh giá cẩn thận tình trạng bộ răng của trẻ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị tốt cho trẻ.

Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp 3
Nên điều trị càng sớm càng tốt*

Răng trưởng thành đầu tiên ở hàm trên mọc nghiêng ra phía gần làm mất sớm răng 5 sữa

a.   Nguyên nhân

  • Tại chỗ: Răng trưởng thành đầu tiên ở hàm trên có kích thước quá lớn và nghiêng ra phía gần.
  • Di truyền: Kiểu di truyền của gia đình, hoặc do xương hàm trên có kích thước nhỏ.

b.   Điều trị: Làm giữ khoảng cho răng hàm sữa nếu răng bị mất

Răng cửa giữa hàm trên chậm mọc

a.  Nguyên nhân do thiếu răng

  • Thiếu răng bẩm sinh
  • Răng đã bị nhổ từ trước
  • Bị chấn thương bật ra ngoài
Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp 4
Răng mọc lộn xộn*

b.  Nguyên nhân do có mầm răng nhưng không thể mọc được

  • Mầm răng nằm ở vị trí lệch lạc
  • Mầm răng mọc sai hướng hoặc lạc chỗ do chấn thương
  • Mô mềm bị xơ hóa
  • Thừa răng: đây là nguyên thường gặp.
  • Chen chúc răng
  • Bệnh lý như nang hoặc u răng.

c.   Điều trị: Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ tiền sử chấn thương răng cửa sữa, chụp xquang...để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp 5
Răng sữa của trẻ mọc chậm*

Thiếu răng cửa bên hàm trên

a.   Nguyên nhân Răng cửa bên hàm trên thường bị thiếu bẩm sinh, có thể thiếu đơn độc hoặc kết hợp với các triệu chứng khác trong hội chứng. Thiếu răng cửa bên trên thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.

b. Điều trị Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tương quan xương, kiểu sai khớp cắn, mức độ chen chúc…Sẽ có 2 lựa chọn: 1.   Tạo chỗ để phục hình răng cửa bên. 2.   Đóng khoảng và chuyển răng nanh thành răng cửa bên.

Răng nanh trên mọc lệch ngoài

a. Nguyên nhân:

Một số vấn đề bất thường ở bộ răng hỗn hợp
Răng nanh mọc lệch ra ngoài*
  • Răng nanh mọc lệch lạc thường gặp ở cung răng chen chúc vốn có. Yếu tố thuận lợi là do răng nanh là răng trưởng thành mọc muộn nằm ở trước răng trưởng thành đầu tiên.
  • Ranh nanh sữa còn lại cũng dẫn đến răng nanh trưởng thành mọc lạc chỗ ra mặt ngoài.

b. Điều trị Lập kế hoạch điều trị toàn diện dựa trên tương quan xương, kiểu sai khớp cắn, mức độ chen chúc của cung răng, các yếu tố mô mềm…

Răng nanh trên mọc ngầm trong vòm miệng

a. Nguyên nhân: Các nguyên nhân có thể gây ra là:

Một số vấn đề bất thường ở bộ răng hỗn hợp
Răng mọc ngầm*
  • Di truyền: di truyền đa gen kết hợp với các bất thường khác như: thiếu răng cối nhỏ, thiếu răng cửa hay răng cửa. Khớp cắn hạng II tiểu loại 2 cũng hay gặp răng nanh trên ngầm trong vòm miệng
  • Mầm răng lạc chỗ
  • Răng nanh có đường mọc dài hơn so với các răng trưởng thành khác
  • Bất cân xứng chiều dài cung răng: Răng nanh ngầm trong vòm miệng thường gặp ở cung răng có khoảng hoặc không chen chúc.
  • Chấn thương vùng răng trước hàm trên ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình phát triển.
  • Răng cửa bên hình chêm, chân răng ngắn hoặc thiếu răng cửa bên đều ảnh hưởng đến hướng dẫn mọc của răng nanh, khiến răng nanh bị ngầm trong vòm miệng.

b.  Điều trị: khi lập kế hoạch điều trị cho răng nanh trên ngầm trong vòm miệng, cần đánh giá các yếu tố sau trên xquang:

  • Chiều dài chân răng nanh sữa
  • Vị trí theo chiều đứng và chiều gần xa của răng nanh trưởng thành so với chân răng cửa.
  • Độ nghiêng của trục răng
  • Vị trí chóp răng.
Một số vấn đề bất thường ở bộ răng hỗn hợp
Có thể nhổ bỏ răng mọc ngầm*

Cắn ngược 1 -2 răng cửa

a.  Nguyên nhân: Do mầm răng cửa trên bị lạc chỗ trong vòm miệng. b.Các điểm cần chú ý khi khám bệnh nhân có cắn chéo răng cửa:

  • Tình trạng quanh răng của các răng cửa dưới
  • Có thể đưa các răng cửa về vị trí đầu chạm đầu hay không
  • Hàm dưới có bị quá phát không
  • Độ cắn phủ
  •  Độ nghiêng của các răng cửa
  •  Lượng khoảng trên cung hàm

c.  Điều trị: Nên điều trị sớm cắn chéo răng cửa nếu kết hợp với quá phát xương hàm dưới và/hoặc chấn thương quanh răng.

Một số vấn đề bất thường ở bộ răng hỗn hợp
Điều trị khớp cắn ngược*
Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

Cắn ngược toàn bộ các răng trước

a.  Nguyên nhân -      Do xương: hàm dưới dài, hàm trên lùi hoặc ngắn; nền sọ trước ngắn… -      Hàm dưới trượt ra trước ở vị trí lồng múi tối đa -      Hàm dưới tăng trưởng quá phát

b. Các yếu tố cần được đánh giá để đưa ra kế hoạch điều trị

  • Mức độ bất cân xứng xương theo chiều đứng và chiều trước – sau: là yếu tố quan trọng hàng đầu.
  • Hướng tăng trưởng của mặt: đánh giá qua tiền sử của gia đình, tuổi, giới của bệnh nhân và sự cân xứng của mặt theo chiều đứng.
  • Độ nghiêng của các răng cửa: Đánh giá sự bù trừ của phức hợp răng – xương ổ răng.
  • Độ cắn phủ
  •  Khả năng đạt được tiếp xúc đối đầu của các răng cửa
  • Mức độ chen chúc của cung răng hàm trên và dưới
  • Sai khớp cắn hạng III ở bộ răng hỗn hợp sẽ nặng hơn cùng với sự tăng trưởng của hàm dưới, đặc biệt là nam giới.
Một số vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp 10
Răng đau nhức cần thăm khám*

Cắn hở các răng trước

a.   Nguyên nhân

  • Do xương: Tăng chiều cao tầng mặt dưới, càng nặng hơn khi kiểu tăng trưởng của mặt là hướng xuống dưới và ra sau.
  • Thói quen của mô mềm: mút ngón tay, đẩy lưỡi…
  • Sự phát triển của xương ổ răng: gặp ở những bệnh nhân khe hở môi – vòm miệng, có những trường hợp không rõ nguyên nhân.

b.   Điều trị: theo nguyên nhân. Nếu cắn hở phía trước không phải do thói quen xấu thì điều trị rất phức tạp.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một vài vấn đề thường gặp ở bộ răng hỗn hợp. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng tốt hơn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn chi tiết. Bài viết liên quan: