Nghiến răng là gì? Có điều trị dứt điểm được không?

Lượt xem: 3221
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Nghiến răng là thói quen xấu nhưng người bệnh thường không có ý thức về vấn đề này, thế nên rất khó kiểm soát. Bài viết này, chúng ta sẽ bàn chi tiết về chứng tật nghiến răng và cách điều trị nghiến răng hiệu quả nhất nhé!

Nghiến răng và cách điều trị như thế nào?

Thế nào là nghiến răng? Nghiến răng là hiện tượng siết chặt hai hàm trên và dưới với nhau và thường diễn ra khi ngủ và người bị tật nghiến răng thường không có ý thức được hiện tượng này.

Nghiến răng và cách điều trị-1
Nghiến răng khi ngủ là dấu hiệu của bệnh lý*

Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu cho những người ngủ chung và những người xung quanh. Đa số nghiến răng phát ra tiếng kêu lớn mà bình thường lúc thức hay lúc thư giãn họ không thể tạo ra được như vậy.

Một số người nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mơ và ngáy. Người ta tin rằng, những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường.

Tác động của thói nghiến răng khi ngủ đến miệng là gì ?

Nghiến răng tưởng chừng không gây nguy hại gì đến sức khỏe răng miệng, thế nhưng những tác động của chứng tật này lên răng hàm và khuôn mặt vô cùng nghiêm trọng:

Mòn men răng và có thể cả ngà răng

Nứt gãy răng, cầu răng hay Implant

Có thể bị ê buốt răng do nhạy cảm ngà

Gây đau răng, lung lay răng

Đau đầu, đau mặt do co cứng các cơ hàm

Mặt biểu hiện mệt mỏi

Đau khớp thái dương hàm (xương hàm ở 2 bên)

Nghiến răng và cách điều trị-2
Nghiến răng có nhiều nguyên nhân*

Về lâu dài, nghiến răng sẽ gây ra những di chứng nguy hiểm không chỉ làm suy giảm sức khỏe răng miệng mà còn khiến cơ thể gặp phải nhiều bệnh lý trầm trọng. Do đó, việc điều trị chứng nghiến răng cần phải được thực hiện sớm nhất có thể.

Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ như thế nào?

Theo Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến - Nha Khoa Đăng Lưu: Để ngăn ngừa tổn thương vùng răng miệng và giảm đau các cơ nhai, cơ vùng mặt do nghiến răng, chúng ta sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp:

Nếu nghiến răng do bị stress

Đối với trương hợp này thì cách điều trị chủ yếu sẽ tập trung vào các liệu pháp tâm lý và thư giãn như tập thể dục, thiền tâm,…. Có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để tạm thời giảm co thắt cơ hàm nhằm hạn chế dần chứng nghiến răng khi ngủ.

Nếu nghiến răng do vấn đề về răng

Bạn cần đến nha khoa thăm khám cụ thể để bác sĩ xác định chính xác vấn đề mà răng hàm đang gặp phải. Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chỉnh hình răng để bạn có khớp cắn cân đối, hoặc bác sĩ sẽ giúp bạn làm những khí cụ có thể bảo vệ răng tránh tổn thương trong trường hợp nghiến răng quá nặng.

Khí cụ được làm riêng cho từng người, bao phủ vừa vặn các răng hàm trên ngăn không cho chúng nghiến vào các răng hàm dưới. Mặc dù, khí cụ kiểm soát được chứng nghiến răng khi ngủ nhưng đây không phải là một phương pháp điều trị dứt điểm chứng nghiến răng.

Nếu nghiến răng do bệnh lý thần kinh cơ hay tổn thương não

Trường hợp này đặc biệt rất khó điều trị. Hầu hết bệnh nhân nghiến răng do mắc các bệnh lý thần kinh hoặc tổn thương não là phải dùng các biện pháp bảo vệ răng và khớp cắn.

Nghiến răng và cách điều trị-3
Khí cụ chống nghiến răng*

Nếu nghiến răng do dùng thuốc

Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ là nghiến răng nhiều. Khi bị nghiến răng do dùng loại thuốc này, bạn cần ngưng uống thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác để giảm nghiến răng.

Dựa vào nguyên nhân gây ra nghiến răng, chúng ta sẽ áp dụng những phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Nếu không kịp thời khắc phục hoặc ngăn chặn tật nghiến răng, hàm răng và sức khỏe cơ thể sẽ bị đe dọa một cách nghiêm trọng.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tật nghiến răng và cách điều trị cơ bản nhất. Dưới góc độ của một bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu, chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở răng hàm mặt uy tín để thăm khám và được tư vấn cách giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của chứng nghiến răng nhé! 

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2024 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status