Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sai khớp cắn

Lượt xem: 2388
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trong mỗi chúng ta ai cũng có khuyết thiếu, những bất thường về răng miệng chỉ khác nhau là ít hay nhiêu và ở một chừng mực nào đó mà thôi. Ví dụ đơn giản như răng bạn có thể có một chút kẽ hở hoặc hơi chen chút. Đây cũng là một dạng sai khớp cắn nhưng nhìn chung nó không ảnh hưởng gì tới chức năng ăn nhai của răng. Chỉ ảnh hưởng một chút tới vấn đề thẩm mỹ.

Phần lớn các tình trạng sai khớp cắn đều ảnh hưởng nhiều tới vấn đề thẩm mỹ và chỉ một số trường hợp sai khớp cắn nặng mới ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai bình thường của răng. Thậm chí còn ảnh hưởng tới vấn đề phát âm nữa, việc nói chuyện trở nên khó khăn hơn. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng sai khớp cắn là gì chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sai khớp cắn-1
Các tình trạng sai khớp cắn*

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sai khớp cắn-2
Thói quen mút tay của trẻ là nguyên nhân gây sai khớp cắn*

Nguyên nhân dẫn tới sai khớp cắn

Đa phần nguyên nhân dẫn tới sai khớp cắn có thể là do di truyền, bẩm sinh từ khi sinh ra đứa bé đã vướng phải tình trạng khớp cắn không được đồng đều bình thường. Nói thế nhưng không phải hầu hết các trường hợp đều do di truyền, bẩm sinh. Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị sai khớp cắn, khớp cắn bị lệch, bị xô đẩy do các nguyên nhân khách quan dưới đây:

Do tác động ngoại lực

Hay còn gọi là răng bị chấn thương. Vì một nguyên nhân nào đó mà răng bị gãy, hay bị một chấn thương nhỏ nào đó, chân răng sẽ dính liền với xương xung quanh răng. Tình trạng này được các nha sĩ nha khoa gọi là cứng khớp hay là sự sính liền giữa xương và chân răng. Nếu điều này xảy ra với người lớn thì tình trạng này sẽ cứ vậy kéo dài, còn nếu xảy ra với trẻ nhỏ đang lớn thì khi răng mọc sẽ mọc không đúng vị trí, ngược lại còn làm sai khớp cắn.

Do trẻ em ngậm núm vú quá lâu hoặc mút ngón tay trong thời gian dài

Đây là một thói quen xấu của trẻ nhỏ và thói quen này kéo dài có thể gây ra các vấn đề về khớp cắn. Việc trẻ con ngậm núm vú quá lâu hoặc mút ngón tay trong thời gian dài có thể làm cho răng hàm trên nhô ra quá nhiều so với răng hàm dưới, gây ra sự chênh lệch không đồng đều. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai khớp cắn-3
Tình trạng răng mọc chen chúc sai khớp cắn*

Trẻ con bị mất răng sữa quá sớm

Nếu răng sữa của trẻ con mất quá sớm so với khoảng cách thời gian răng cố định mọc thì khi răng cố định mọc nó có thể không nhận được sự hướng dẫn mọc và có thể đưa đến tình trạng răng cố định mọc lệch hướng hay mọc chen chúc vị trí với các răng khác. Một số trường hợp răng cố định sẽ không mọc đầy đủ. Cũng có trường hợp răng cố định của răng kế bên mọc lên và nghiêng về khoảng trống kế bên chưa có răng cố định mọc, nó ngăn cản tình trạng mọc răng cố định bên dưới.

Từ những vấn đề trên nếu không được chú ý kỹ lưỡng hàm răng sẽ bị sai khớp cắn. Bạn cần phải theo dõi và phát hiện hiện kịp thời tình trạng và để có được liệu pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp một.

Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay Nha Khoa Đăng Lưu để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn nhé!

Bài viết liên quan: