Nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ răng hiệu quả nhất

Lượt xem: 4766
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Tình trạng mòn cổ răng làm ê buốt răng khi ăn những đồ nóng lạnh hay chua,...rất phổ biến. Khi bị mòn cổ răng, lợi rất dễ bị tổn thương, thậm chí bạn còn có thể phải đối mặt với nguy cơ răng lung lay và mất răng sớm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ răng để chủ động đối phó nếu vấn đề này xảy ra đối với hàm răng của bạn nhé!

Mòn cổ răng là gì?

Mòn cổ răng hay còn gọi là tiêu thân răng hình chêm là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi và hay gặp ở các răng hàm nhỏ  số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa. Khi cổ răng bị mòn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và độ bền của răng.

Nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ răng-1
Điều trị mòn cổ răng bằng phương pháp gì*

Nguyên nhân gây mòn cổ răng bạn nên biết

Mòn cổ răng được chia thành 2 dạng là mòn răng cơ học và mòn răng hoá học. Ở mỗi dạng mòn cổ răng sẽ do những tác nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:

Mòn răng cơ học

Mòn cổ răng hay còn gọi là tiêu thân răng hình chêm là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ  ở răng số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa. Nguyên nhân là do bạn thường sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều chất mài mòn,…hoặc do nghiến răng, nhai không đúng cách.

Mòn răng hóa học 

Thường xảy ra ở mặt trong của răng do dịch vị từ dạ dày có tính acid trào lên khoang miệng, thế nên tình trạng này sẽ xảy ra ở những người có chứng bị nôn hoặc trào ngược thực quản do nghiện rượu hoặc các rối loạn về ăn, uống như: chứng biếng ăn tâm thần; hay ăn trái cây có vị chua, uống các loại thức uống có gas chứa nhiều carbohydrate ; sử dụng các loại dược phẩm (vitamin C nhai, Aspirin nhai,…); do làm việc ở môi trường phải tiếp xúc nhiều với hơi và bụi nước có tính acid ở các cơ sở sản xuất như ắc quy chì,...

Nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ răng-2
Mòn cổ răng gây tổn thương tủy răng*

Những nguyên nhân gây mòn cổ răng khác

Ngoài các tác nhân nội sinh và ngoại sinh kể trên, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây loạn sản tổ chức cứng của răng (sinh men bất toàn, sinh ngà bất toàn), loạn dưỡng tế bào tạo ngà,… làm sức kháng mài mòn của răng bị yếu đi. Ngoài ra, bệnh mòn cổ răng còn do các bệnh lý toàn thân, như: gout, thiếu canxi, thấp khớp, giảm tiết nước bọt,…gây ra.

Phương pháp điều trị mòn cổ răng hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh mòn cổ răng phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Nếu răng bị khuyết nhưng chưa tới tuỷ thì có thể dùng vật liệu trám để trám lại cho bị khuyết, còn trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân phải chữa tuỷ răng bị khuyết và bọc răng sứ lại mới giữ được răng.

Trám răng có thể khác phục hình nhanh tình trạng mòn cổ răng, tuy nhiên tuổi thọ của miếng trám không được lâu bền và tính thẩm mỹ không cao. Vậy nên, để khôi phục hàm răng chắc khỏe và đều đẹp dài lâu, bạn nên tiến hành bọc sứ cho răng bị mòn cổ.

Kiến thức phòng tránh bệnh mòn cổ răng

Để bảo vệ răng miệng, tránh hiện tượng mòn cổ răng, chúng ta cần vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng cách: 

Không đánh răng theo chiều ngang hay chải răng bằng lực quá mạnh

Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để xỉa răng

Súc miệng bằng nước súc miệng chứa Flour để tăng độ bền cho men răng 

Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống thực phẩm có chứa axit và phẩm màu

Hạn chế ăn đồ quá cay, quá chua hoặc nóng

Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần

Nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ răng-3
Trám răng điều trị mòn cổ răng*

Tình trạng mòn cổ răng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, thế nên cách phòng tránh tốt nhất là đến nha khoa thăm khám thường xuyên để nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng hàm tổng quát. Nếu răng có biểu hiện bị mòn cổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp khắc phục kịp thời, hạn chế tổn thương sâu.

Trên đây là những nguyên nhân và cách điều trị mòn cổ răng mà bạn nên biết để chủ động đối phó với hiện tượng nguy hại này. Ngay hôm nay, bạn có thể đến Nha Khoa Đăng Lưu để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan: