Nhiệt miệng và cách xử trí đơn giản, hiệu quả tại nhà

Lượt xem: 3057
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Nhiệt miệng là loại loét gây ra đau nhức phát sinh từ trong thành miệng, thông thường là ở lưỡi, lợi, giữa lưỡi dưới và răng. Chúng thường phát sinh đơn lẻ nhưng đôi khi nhô ra thành các cụm nhỏ trên bề mặt, gây ra những cơn đau, nóng rát trong có thể khiến bạn vô cùng khó chịu. Sau đây là những ngyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng và cách xử trí hiệu quả. Bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Nhiệt miệng và cách xử trí hiệu quả

Trong hầu hết các trường hợp vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào cả và chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày. Một số người trải qua điều này một cách đơn giản và để cho nó tự khỏi mà không cần bất cứ tác nhân điều trị nào.

Nguyên nhân

Nhiệt miệng do gan: Chức năng gan suy giảm vì các bệnh ở gan như: gan nhiễm độc do rượu, nóng gan, viêm gan, xơ gan…làm độc tố không được đào thải ra ngoài, những chất độc được tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa và miệng, khi hàm lượng chất độc lớn lên tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết lở miệng. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lở miệng.

Nhiệt miệng và cách xử trí đơn giản, hiệu quả tại nhà-1
Nhiệt miệng và cách xử trí hiệu quả

Hệ miễn dịch suy giảm: Theo Bác Sĩ Nguyễn Quang Tiến: Bệnh nhiệt miệng có thể do vi-rút hay vi khuẩn có khả năng gây ra loét ở bề mặt lưỡi, lợi khi hệ thống miễn dịch thấp.

Stress: Thông thường những yếu tố như căng thẳng tinh thần hay thể xác, trong tình trạng kiệt sức, khó chịu thời kỳ tiền kinh nguyệt ở phụ nữ, khó chịu từ những loại thực phẩm nào đó chứa nguyên tố natri lauryl và các chất axit, các chất tạo bọt có trong các tuýp đánh răng và nước súc miệng hay chế độ ăn kiêng không hợp lý thiếu sắt hoặc vitamin B12..v..v. gây ra bệnh loét miệng.

Rối loạn nội tiết: Đây cũng là một trong những tác nhân gây nên bệnh nhiệt miệng, thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai và sinh con, giai đoạn trẻ sau dậy thì,...

Cách xử trí nhiệt miệng tại nhà

Mua các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin giúp làm sạch và bảo vệ vết thuơng. Các loại thuốc chứa tinh dầu bạc hà, dầu bạch đàn. Chúng có tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị.

Cố gắng đánh răng hoặc dùng nước súc miệng nhẹ nhàng không có chứa các chất SLS

Nhiệt miệng và cách xử trí đơn giản, hiệu quả tại nhà-2
Không sử dụng kem đánh răng có chứa SLS

Chấm nhẹ thuốc nước có chứa ôxy trực tiếp lên chỗ loét và sau đó thêm một lượng nhỏ magie cacbonat. Phương pháp điều trị này có thể làm giảm cơn đau, mau lành vết thương

Ngày khoảng 3 lần bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm. Rất đơn giản và dễ làm nhưng đây là cách chữa nhiệt miệng nhanh khỏi mà đơn giản.

Bạn có thể súc miệng bằng các loại nước thảo mộc tự nhiên như lô hội, nước mận, dầu trà, nước chiết xuất từ hạt nho,…các loại nước này đều giúp chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn)

Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.

Biện pháp phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả

Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn nên tránh làm tổn thương niêm mạc miệng trong khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress.

Nhiệt miệng và cách xử trí đơn giản, hiệu quả tại nhà-3
Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước muối sinh lý

Với trẻ em, không nên để trẻ  thức khuya, ăn uống tùy tiện không đúng giờ giấc, đồng thời hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng bạn cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ và trái cây... Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ xào nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. 

Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý hằng ngày để loại bỏ tất cả vi khuẩn trong khoang miệng.

Nếu sau một vài tuần không thấy dấu hiệu khả quan bạn nên tới bác sĩ nha khoa để kiểm tra sức khỏe tìm ra căn nguyên của bệnh. Vì lúc đó có thể bệnh nhiệt miệng là triệu chứng của những bệnh khác ẩn dấu bên trong cơ thể bạn chứ không đơn thuần chỉ là nhiệt miệng. Chúc bạn nhanh lành bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2024 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status