Nhổ răng cho trẻ em và những điều ba mẹ cần biết

Lượt xem: 1591
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Răng sữa bắt đầu mọc những chiếc đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi và tồn tại trên cung hàm trẻ nhỏ cho tới khi trẻ bước vào độ tuổi thứ 9 - 10. Sau đó, răng sữa sẽ dần được thay thế bởi hệ thống răng trưởng thành, các răng trưởng thành sẽ đồng hành với trẻ cho tới cuối đời. 

Nhổ răng cho trẻ em
Nhổ răng cho trẻ em đúng cách vô cùng quan trọng

Răng sữa rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của mỗi chúng ta, góp phần nuôi dưỡng và phát triển cơ thể trong những năm tháng ở giai đoạn đầu đời. Vì thế, việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng mạnh đến chức năng này của răng.

Vai trò của răng sữa

Sự hiện diện của răng sữa có tác dụng kích thích xương hàm phát triển một cách đều đặn. Răng sữa đóng vai trò như một vật giữ chỗ cho răng trưởng thành, giữ đủ chiều rộng để răng trưởng thành sau này mọc. Răng sữa cò có tác dụng giúp trẻ nhỏ nghiền thức ăn ở giai đoạn đầu. Việc nhổ răng sữa quá sớm vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương hàm, xương hàm thiếu hoặc không phát triển được.

Các răng còn lại bị xô lệch dẫn đến răng trưởng thành sẽ bị mọc lệch, mọc không đúng vị trí vì thiếu chỗ. Dẫn đến những nguy cơ về răng miệng sau này khi trưởng thành đó là tình trạng khuôn miệng bị lệch lạc khớp cắn, vừa ảnh hưởng tới chức năng răng lại tổn thương tới yếu tố thẩm mỹ của khuôn miệng.

Nhổ răng cho trẻ em
Nhổ răng cho trẻ tại nha khoa uy tín

Nhổ răng cho trẻ em khi nào?

Đối với răng sữa

  • Đối với răng sữa, không nên nhổ khi chúng còn vững chắc mà đợi khi răng lung lay, đến tuổi thay răng dù răng lung lay nhiều hoặc lung lay ít thì vẫn có thể nhổ vì lúc này mồm răng trưởng thành đã mọc.
  • Những chiếc răng sữa bị bệnh, bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng...đều nên nhổ, vì nếu để tồn tại có thể gay ra tình trạng thiếu sản men răng ở trẻ.
  • Răng sữa gây ra những cơn đau khó chịu cho trẻ cũng nên nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng cho cơ thể trẻ.
  • Những răng sữa cản trở cho việc mọc lên của răng trưởng thành cũng được khuyên nên nhổ bỏ.
Nhổ răng cho trẻ em
Nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám

Đối với răng trưởng thành

Răng trưởng thành là răng mọc lên để thay thế răng sữa. Răng trưởng thành sẽ tồn tại tới cuối đời và nếu không may bị gãy vỡ thì sẽ bị tổn thương luôn hoặc mất luôn răng. Chúng ta chỉ có cách khắc phục là sử dụng các kỹ thuật hoặc các biện pháp trồng răng giải để níu kéo chứ răng trưởng thành không có cơ chế phục hổi cũng như không  thể mọc lên lần nữa. Vì thế, nếu không phải là lý do nguy hiểm hoặc không phải là vấn đề cần thiết thì nên bảo toàn răng trưởng thành thật tốt.

  • Đối với những răng trưởng thành mọc thừa, gây trở ngại cho chức năng răng toàn hàm và ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ thì nê loại bỏ.
  • Đối với chiếc răng số 6 thì có thể phải nhổ sớm nguyên nhân do răng này thường bị sâu rất sớm khi có chỉ định nhổ răng này, có thể có hai hướng sau :
Nhổ răng cho trẻ em
Không tự ý nhổ răng sữa của trẻ tại nhà
  • Nếu nhổ răng số 6 trước khi răng số 7 mọc thì có nhiều hy vọng là răng này sẽ di chuyển về phía trước và thay thế chỗ cho răng số 6.
  • Nếu khi răng số 7 chưa mọc mà cả 3 răng cối số 6 đều có chỉ định nhổ thì nên nhổ luôn chiếc răng thứ 4 (dù còn tốt) như vậy hàm răng sẽ cân đối hơn.
  • Nếu nhổ răng số 6 sau khi răng số 7 mọc thì chiếc răng này sẽ nghiêng gần gây trở ngại sự ăn khớp của hai hàm răng.

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về việc nhổ răng cho trẻ cũng như chăm sóc răng miệng đúng cách. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đăng Lưu để được giải đáp. Bài viết liên quan: