Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không?

Lượt xem: 3317
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Chào Bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu! Em có một răng khôn mọc lệch, nay lại bị sâu, gây đau nhức từng cơn rất khó chịu, em dự định nhổ đi. Hiện em đang mang thai được 4 tháng nên em đang lo lắng, không biết nhổ răng khôn khi mang thai có sao không Bác sĩ? Liệu có làm ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Nếu không nhổ được thì có cách nào giúp giảm đau tạm thời không Bác sĩ? Em cảm ơn.

(Thanh Hà- Tân Bình)

Trả lời

Chào bạn!

Cám ơn vì bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Về câu hỏi nhổ răng khôn khi mang thai có sao không cùng những vấn đề xoay quanh sức khỏe răng miệng của phụ nữ bầu bí, Bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu xin được tư vấn cụ thể ngay sau đây.

Tại sao phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề răng miệng?

Thực tế thì các phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn so với bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thay đổi các hóc môn trong cơ thể là Estrogen và Progestorome khiến nướu răng sẽ dễ bị sưng viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây sâu răng.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không ? 1
Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? *

Bên cạnh đó, lượng canxi trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi liên tục nhất là trong giai đoạn thai nhi từ 24 - 25 tuần tuổi. Tại thời điểm này, xương của thai nhi đang hình thành sẽ cần một lượng canxi rất lớn, khi lượng can xi trong cơ thể người mẹ không đáp ứng đủ thì lượng canxi ở mô và xương hàm của người mẹ sẽ được lấy đi.

Trong tuyến nước bọt có những chất giúp làm chắc men răng và hạn chế sự xuất hiện của sâu răng. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, tuyến nước bọt tiết ra sẽ giảm đi so với bình thường, làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không?

Theo các chuyên gia về răng miệng, phụ nữ đang mang thai có răng sâu thì những đứa trẻ khi sinh ra sẽ có hệ miễn dịch và hệ thống tiêu hoá không tốt, dễ bị sâu răng,…Tuy nhiên, nếu đang mang thai, bạn không nên nhổ bỏ vì rất dễ bị nhiễm trùng huyết làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không ? 2
Thăm khám nha khoa định kỳ khi mang thai *

Để nhổ bỏ răng khôn thì bạn cần phải tiểu phẫu, phải chụp phim X - Quang, phải uống thuốc giảm đau và kháng sinh nhiều hơn so với nhổ các răng khác. Việc này sẽ vừa làm bạn mệt mỏi và vừa ảnh hưởng đến sức khỏe em bé trong bụng.

Tốt nhất bạn nên đến gặp Bác sĩ đế khám và kê toa thuốc kháng sinh giảm đau dành cho phụ nữ mang thai để giảm đau nhức tạm thời. Và Bác sĩ sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn những cách giúp giảm đau răng hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Giải pháp giảm đau khi răng khôn tái phát

Trong thời gian chờ đợi đến thời điểm thích hợp để nhổ răng, nếu răng khôn tái phát gây đau đớn, chị em có thể áp dụng những giải pháp dưới đây:

Súc miệng bằng nước lá ổi

Bạn chỉ cần nhai 1 lá ổi non hoặc nấu nướng súc miệng theo công thức: Đun sôi 3 chén nước, rồi giảm lửa để nước sôi và cho vào 10 lá ổi non. Đun trong khoảng 10 phút, bạn lọc lấy nước và để nguội.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không ? 3
Súc miệng bằng nước lá ổi non giúp giảm đau *

Dùng nước ổi súc miệng vừa loại bỏ được hơi thở khó chịu vừa bảo vệ cho hàm răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, khi bạn bị đau cuống họng cũng có thể dùng nước lá ổi được pha chế theo cách trên để súc miệng.

Súc miệng bằng nước mùi tàu

Từ nay, bạn không còn phải lo mọc răng khôn gây hôi miệng nữa bởi chỉ cần mua hai mớ mùi tàu rồi rửa sạch, cho vào nồi cùng hai bát nước, bỏ thêm chút muối rồi đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, dùng nước này để súc miệng 2 lần mỗi ngày là bạn đã có thể khắc phục hôi miệng hiệu quả.

Bạn Hà thân mến! Để đảm bảo cho sức khỏe của mình cũng như sức khỏe của em bé sau này, bạn nên đến Nha Khoa Đăng Lưu khám răng định kỳ 3 tháng/lần hay khám ngay khi xuất hiện những cơn đau bất thường. Việc điều trị sớm không những giúp giảm được thời gian và chi phí điều trị mà  nguy cơ phải nhổ răng sẽ thấp hơn rất nhiều. Chúc bạn có một sức khỏe răng miệng tốt, chào bạn!