Những băn khoăn thường gặp trong chữa tủy răng

Lượt xem: 3955
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Chữa tủy răng cần lưu ý điều gì luôn là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi tủy răng là thành phần quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Để giúp bạn tìm ra lời giải đáp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Những băn khoăn thường gặp trong chữa tủy răng

1. Chỉ định chữa tủy răng

Những tủy viêm không có khả năng hồi phục hoặc lộ tủy trong khi làm phục hình răng sứ thì nha sỹ sẽ chỉ định lấy tủy răng.

2. Lấy tủy răng có đau không?

- Nếu tủy răng bị chết toàn phần thì không còn bị đau.

- Nếu tủy răng bị viêm hoặc bị chết tủy bán phần thì cần phải gây tê.

3. Trong quá trình lấy tủy bị đau thì phải làm sao?

- Bạn gọi ngay cho nha sĩ đang điều trị cho bạn.

- Nếu phòng nha còn mở cửa bạn nên đến để nha sĩ mở trống cho hết đau rồi sau 48 giờ sau trám bít lại.

-Nếu không thể đến phòng nha thì nha sĩ sẽ kê cho bạn một toa thuốc .

4. Lấy tủy răng có thể dứt hết cơn đau không?

- Không có nha sĩ nào bảo đảm cho bạn rằng sau khi lấy tủy răng sẽ hết đau .

5. Nếu sau khi lấy tủy răng bị đau tái phát thì phải làm gì?

- Tỷ lệ đau tái phát sau chữa tủy răng về mặt lý thuyết khoảng 10% .

- Trong trường hợp bạn bị đau tái phát thì nha sĩ sẽ mở ra chửa tủy lại cho bạn.

Những băn khoăn thường gặp trong chữa tủy răng
Tủy răng có vai trò rất quan trọng*

6.Tuổi thọ răng chữa tủy được bao lâu?

- Nếu sau chữa tủy chỉ trám thông thường thì tuổi thọ được 5 - 10 năm.

- Nếu được bọc răng sứ lại cẩn thận thì được 20 - 30 năm.

7. Chữa tủy răng có bắt buộc phải chụp phim X-Quang không?

Không có qui định nào ràng buộc nha sĩ phải chụp X-Quang trước khi chữa tủy răng .

Nếu có chụp X-Quang thì thuận tiện cho việc chữa trị hơn.

8. Chụp X-Quang trong chữa răng có hại gì không?

- Chụp X-Quang có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

- Còn lại chụp X-Quang không có đủ ảnh hưởng đến sứ khỏe bệnh nhân.

- Người mà chịu nhận nhiều tia sẽ là bác sĩ của bạn chứ không phải là bạn.

9. Chụp bao nhiêu lần phim X-Quang thì ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người bình thường?

- Một năm chúng ta có thể chụp 2 tấm X-Quang tim - phổi.

- Cứ 40 lần chụp phim răng thì bằng 1 lần phim X-Quang tim phổi.

- Cứ 400 lần chụp phim kỹ thuật số thì bằng 1 lần chụp phim X-Quang tim - phổi.

Ngoại trừ thai nhi thì bạn nên yên tâm khi đến phòng nha khoa.

10. Răng lành mạnh mà đau như nhức răng vì sao?

- Có thể bị đau do nha chu viêm.

- Nếu bạn trên 40 tuổi bác sĩ sẽ khuyên bạn kiểm tra sức khỏe tim mạch, dấu hiệu đầu tiêu của nhồi máu cơ tim có thể là đau răng .

- Nhiễm virus herpes cũng có thể đau như đau răng.

Trên đây là những băn khoăn thường gặp trong chữa tủy răng mà bạn cần biết. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn và giải đáp nhé!

Bài viết liên quan: