Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng móm có cần phẫu thuật không?

Lượt xem: 2449
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Niềng răng móm có cần phẫu thuật không? Thưa bác sĩ, con gái tôi bị móm nặng, hàm dưới bị đưa ra ngoài rất nhiều so với hàm trên. Tôi nghe nói để khắc phục tình trạng này cho cháu phải niềng răng và kết hợp với phẫu thuật, nhưng cháu còn rất nhỏ mới 8 tuổi, sức khỏe cũng không tốt lắm. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bây giờ cháu niềng răng móm mà không phẫu thuật có được không? Hay nói cách khác là niềng răng móm có cần phẫu thuật không? Tôi xin cảm ơn!

Thu Trang (Q1 - TP HCM)

Trả lời:

Nha Khoa Đăng Lưu rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc tới nha khoa chúng tôi. Với trường hợp cháu nhà bạn rất cần thiết phải niềng răng để chỉnh sửa lại khớp cắn và đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ, giúp cháu tự tin trong cuộc sống sau này. Với thắc mắc của bạn: "Niềng răng móm có cần phẫu thuật không?". Chuyên gia niềng răng chỉnh nha của nha khoa chúng tôi có câu trả lời trong bài viết dưới đây.

niềng răng móm có cần phẫu thuật hay không
Niềng răng móm có cần phẫu thuật hay không*

Niềng răng móm có cần phẫu thuật không?

Hiện tượng móm là tình trạng răng miệng mà có răng hàm dưới hoặc khung hàm dưới bị đưa ra lệch hẳn so với hàm trên. Điều này không những gây mất thẩm mỹ khuôn miệng làm mất tự tin trong cuộc sống mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng ăn nhai của răng do khớp cắn bị lệch, không đều nhau.

Một vài năm trước đây, để khắc phục hiện trạng này bệnh nhân cần phải niềng răng kết hợp với phẫu thuật cắt xương hoặc nâng xương thì mới có hiệu quả. Nhưng ngày nay với công nghệ hiện đại việc điều trị móm trở nên dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể niềng răng chỉnh nha như các tình trạng răng miệng bình thường, móm nhẹ mà không cần phải làm phẫu thuật nữa.

trẻ bị móm cần điều trị
Trẻ bị móm cần điều trị*

Trên thực tế, việc điều trị móm bằng cách niềng răng phải bắt buộc kết hợp với phẫu thuật chữa trị xương hàm nên diễn ra rất phức tạp, gây đau đớn và tốn kém chi phí. Điều này làm nhiều bệnh nhân bị móm cũng không dám điều trị hoặc không có điều kiện khắc phục răng móm. Để có thể giúp bệnh nhân chữa trị và không lo ngại gì nữa thì phương pháp niềng răng móm không cần phẫu thuật ra đời, nó mang nhiều ưu điểm, tiện lợi hơn phương pháp điều trị cũ.

Mặc dù có nhiều ưu điểm và tiện lợi hơn nhưng đây là một phương pháp chỉnh nha phức tạp và được chỉ định là khó với các bác sĩ niềng răng. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu thực hiện điều trị móm bằng phương pháp này thì cần tìm hiểu kỹ và phải lựa chọn một nha khoa uy tín với bác sĩ niềng răng có kiến thức chuyên sâu cũng như nhiều năm kinh nghiệm. Muốn ca chỉnh nha diễn ra thuận lợi và thu được hiệu quả về sau. Bạn nên đưa con tới nha khoa để bác sĩ thăm khám trước, xác định tình trạng và đưa ra những tư vấn cho trường hợp của cháu.

Muốn giấu các mắc cài vào bên trong bạn hãy áp dụng phương pháp niềng răng mặt trong, xem thêm thông tin ở bài viết: Niềng răng mặt trong giải pháp mắc cài thẩm mỹ cho người lớn

Khi nào niềng răng móm cần phẫu thuật?

Thật ra bệnh nhân vẫn cần phải phẫu thuật xương hàm trong một số trường hợp nhất định nếu bị móm quá nặng. Nếu không tác động vào xương hàm sẽ không thể nào điều chỉnh khuôn hàm, khắc phục khuyết điểm trên gương mặt của bạn. Những trường hợp thường cần phẫu thuật hàm móm đó là:

  • Người bệnh có xương hàm gần như đã hoàn thiện, không nằm trong giai đoạn đang phát triển. Bệnh nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, như vậy bé 8 tuổi nhà bạn Thu Trang vẫn chưa đủ điều kiện để phẫu thuật xương hàm. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể nắn chỉnh răng trước chứ chưa tác động vào xương hàm của bé.
  • Người có sức khỏe tốt, chỉ mắc những khiếm khuyết trên hàm răng, khớp cắn bị sai lệch.

Việc phẫu thuật xương hàm chống chỉ định với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người đang mang thai, có sức khỏe yếu, mắc bệnh nan y, máu khó đông, huyết áp, tim mạch,...

Niềng răng khắc phục tình trạng bị móm

Bé nhà bạn Thu Trang chưa đủ điều kiện để phẫu thuật hàm móm nên bác sĩ sẽ niềng răng trước. Kế hoạch cụ thể được đưa ra sau khi bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, đối với trường hợp của con bạn Trang bác sĩ cũng tư vấn những phương pháp chỉnh nha thích hợp.

trẻ niềng răng móm
Trẻ niềng răng móm*

Tùy vào nhu cầu cũng như điều kiện tài chính mà bạn Trang có thể cho con niềng răng mắc cài hoặc niềng răng không mắc cài. Đối với niềng răng mắc cài thì có mắc cài kim loại, mắc cài sứ,... Niềng răng không mắc cài gồm niềng răng invisalign và 3D Clear. Thông thường người bị móm nặng và muốn đạt kết quả chỉnh nha cao với chi phí phải chăng sẽ sử dụng mắc cài kim loại.

Bạn Trang cứ đưa con tới phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu, tại đây có bác sĩ chuyên khoa giỏi niềng răng trẻ em đạt kết quả tốt. Chúng tôi đã thực hiện thành công nhiều ca niềng răng cho trẻ nhỏ với phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, để ca chỉnh nha được thành công cần có sự hỗ trợ của bố mẹ, vì các bé nhỏ chưa ý thức được việc phải bảo vệ răng miệng. Đó là chưa kể có nhiều em không chịu hợp tác, quấy khóc, không để bác sĩ điều trị răng miệng. Vậy nên ngay từ đầu bố mẹ cần giải thích cho con hiểu, giúp con bình tĩnh để ca chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bệnh nhân muốn niềng răng đạt tính thẩm mỹ cao có thể thực hiện niềng răng tháo lắp, tham khảo: Niềng răng tháo lắp là gì? Giá bao nhiêu?

Quy trình phẫu thuật hàm móm

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho niềng răng móm có cần phẫu thuật không rồi. Bệnh nhân vẫn sẽ trải qua phẫu thuật hàm móm trong một số trường hợp nhất định và có sức khỏe ổn định. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn quá trình phẫu thuật hàm móm một cách cụ thể để bạn hiểu hơn về phương pháp nha khoa này.

Thăm khám trước phẫu thuật

Phẫu thuật hàm móm khá phức tạp nên không thể nào nói là làm ngay được. Bác sĩ nha khoa có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn phương án điều trị cụ thể cho bạn. Lúc này bác sĩ cũng đưa ra quyết định có phẫu thuật hàm móm hay không. Tùy vào từng nguyên nhân gây nên tình trạng bị móm mà bác sĩ có kế hoạch điều trị chi tiết. Bệnh nhân được bác sĩ giải thích kỹ càng về phương pháp và quá trình thực hiện để yên tâm điều trị.

Trên thực tế, trước khi phẫu thuật cũng có trường hợp bác sĩ cho bạn niềng răng để điều chỉnh lại vị trí răng. Điều này khiến bạn phải mất một khoảng thời gian đeo niềng, tuy nhiên bạn không nên vội vàng và hấp tấp. Cứ thực hiện theo từng giai đoạn mà nha sĩ đưa ra để có kết quả như mong đợi.

Nha khoa chất lượng cao còn cho bạn thấy gương mặt sau khi phẫu thuật kết hợp với niềng răng bằng phần mềm 3D hiện đại. Bạn có cái nhìn trực quan nhất về khuôn hàm của bản thân sau khi trải qua cuộc phẫu thuật chỉnh sửa.

hàm răng móm cần khắc phục
Hàm răng móm cần khắc phục*

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Như đã nói, phẫu thuật hàm móm không hề đơn giản, đây là cuộc phẫu thuật phức tạp cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng của cả bác sĩ lẫn bệnh nhân. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện nhiều xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, nước tiểu,... đảm bảo bệnh nhân có sức khỏe ổn định, không gặp phải bất kỳ bệnh lý nào.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được chụp X-quang, dựa vào kết quả phân tích cấu trúc xương hàm. Bác sĩ đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp để không tác động xấu tới dây thần kinh hay hệ thống mạch máu. Giúp quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng chuẩn xác, đạt kết quả cao nhất.

Gây mê

Khi bệnh nhân đạt được những tiêu chí liên quan tới sức khỏe thì lúc này bác sĩ sẽ hẹn lịch phẫu thuật. Bệnh nhân tới phòng khám theo như lịch hẹn trước và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Bạn được phẫu thuật bởi bác sĩ có chuyên môn, tất cả quá trình thực hiện diễn ra trong phòng vô trùng đạt chuẩn quốc tế.

Trước khi tác động dao kéo, bác sĩ gây mê cục bộ, bạn không có cảm giác gì trong suốt quá trình phẫu thuật. Bác sĩ sử dụng thuốc mê với liều lượng vừa phải, không làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người bệnh. Đợi khi nào thuốc mê chính thức có tác dụng thì bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật xương hàm.

Thực hiện phẫu thuật

Quá trình phẫu thuật hàm móm sẽ diễn ra dưới sự thực hiện của bác sĩ chuyên khoa. Phòng mổ được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, máy móc để hỗ trợ đem đến kết quả cao. Tất cả dụng cụ đã được vô trùng, không xảy ra hiện tượng lây nhiễm chéo. Bác sĩ phẫu thuật theo sự tính toán ban đầu, tác động vào xương hàm để khắc phục tình trạng móm, thực hiện cắt xương, giúp hàm dưới được đưa vào trong, điều chỉnh khớp cắn.

phẫu thuật hàm móm
Phẫu thuật hàm móm*

Hoàn tất

Bác sĩ sẽ khâu vết thương lại, hiện nay đa phần bác sĩ sẽ khâu thẩm mỹ nên không để lại sẹo. Bệnh nhân vẫn chưa hết thuốc mê, đợi một lát sau thuốc mê hết tác dụng, bệnh nhân tỉnh dần và được bác sĩ chăm sóc đặc biệt. Trải qua phẫu thuật bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi vài ngày chứ chưa thể quay lại cuộc sống thường ngày được. Bạn cứ yên tâm, bác sĩ nha khoa sẽ theo dõi sát sao tình hình của bạn để đảm bảo sau khi vết thương lành hẳn bạn khắc phục được tình trạng bị móm.

Những lưu ý sau khi phẫu thuật hàm móm

Bệnh nhân trải qua cuộc phẫu thuật hàm móm và được về nhà thì hãy chú ý những vấn đề sau đây:

  • Vết thương đang trong quá trình hồi phục bạn không nên vận động mạnh. Đặc biệt là hạn chế đi lại và tập thể dục, cứ dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, tránh tiêu thụ các món ăn quá dai cứng, nhiều gia vị.
  • Uống thuốc theo đơn bác sĩ kê để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu, chống sưng viêm và nhiễm trùng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chưa thể đánh răng ngay được nên hãy súc miệng theo hướng dẫn của nha sĩ.

Niềng răng móm có cần phẫu thuật không? Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp và sức khỏe của người bệnh. Đối với những em bé bị móm thì bác sĩ chưa phẫu thuật vì lúc này xương hàm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển có thể nắn chỉnh răng để có hiệu quả tốt. Chung quy lại, bố mẹ cần đưa con tới phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt để khắc phục tình trạng móm răng, giúp bé có khuôn hàm đẹp đẽ và tự tin hơn trong giao tiếp.