Tạo thói quen đánh răng cho bé ngay khi còn nhỏ

Lượt xem: 2273
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Đánh răng là một trong những cách đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất nhằm có một hàm răng chắc khỏe phòng ngừa các bệnh lý răng miệng. Trẻ nhỏ từ 2 tới 4 tuổi thì cha mẹ nên tạo thói quen đánh răng cho bé, để các bé có thể tự tay làm sạch khoang miệng của chính mình.

Tạo thói quen đánh răng cho bé

Theo thống kê 40% trẻ em sâu răng trong khoảng tù 2 đến 4 tuổi. Điều này cho thấy, đối với trẻ nhỏ thì sâu răng là một vấn đề rất thường gặp hiện nay. Đó cũng là lý do vì sao các bậc cha mẹ nên cho bé tập đánh răng khi trẻ đã mọc răng Nhưng để tạo thói quen đánh răng cho bé để các bé có thể tự tay thực hiện lại không phải là một điều dễ dàng với các mẹ. Các mẹ sẽ phải mệt nhọc, vật lộn với các bé cũng như phải kiên trì dạy bảo thì các bé mới có thể dễ dàng tập luyện thói quen hàng ngày này.

Tạo thói quen đánh răng cho bé-1
Nên tạo thói quen đánh răng từ nhỏ cho trẻ

Đầu tiên các mẹ phải làm cho trẻ có ý thích với việc đánh răng. Và để làm được điều đó các mẹ nên tham khảo những hướng dẫn sau :

Kích thích sự tò mò trong bé

Vì trẻ nhỏ trong độ tuổi này, các bé đang tập học hỏi về mọi điều xung quanh, thấy tất cả đều rất mới lạ và luôn tò mò tìm hiểu về những điều mới lạ đó. Dựa vào điều này mà các mẹ nên kích thích sự tò mò của các bé với việc đánh đánh, với chiếc bàn chải tí hon, xinh xinh. Khi mẹ đã kích thích được sự tò mò của bé thì việc dạy trẻ cách cách đánh răng là một việc dễ dàng.

Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi bé

Để tăng độ yêu thích của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên đầu tư tìm kiếm cho các bé những bàn chải đánh răng có hình thù các con vật ngộ ngĩnh, màu sắc dễ thương hoặc những bàn chải có vẻ ngoài bắt mắt, xinh đẹp. Một điều quan trọng không kém là các mẹ phải lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, êm vì răng miệng bé còn rất non nớt, nếu bạn chọn bàn chải không đúng cách rất có thể bàn chải sẽ gây tổn thương cho răng miệng bé. Làm bé đau.

Tạo thói quen đánh răng cho bé-2
Cần lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp cho trẻ

Kem đánh răng cho bé cũng là loại kem đánh răng có các mùi vị trái cây, hoặc những mùi vị thơm, ngọt làm cho trẻ thích như việc ăn kẹo. Kem đánh răng của trẻ các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn loại kem có hàm lượng các thành phần nhẹ vì khi đánh răng các bé thường rất hay nuốt cả kem đánh răng. Khi các bé đã quen dần với việc đánh răng thì các mẹ có thể cho bé tập làm quen dần với kem đánh răng của người lớn.

Cha mẹ cũng có thể đưa bé tới của hàng bán dụng cụ chăm sóc răng miệng để bé tự lựa chọn bàn chải và kem đánh răng cho mình. Như vậy càng kích thích sự tò mò và niềm yêu thích của bé với việc chải răng hàng ngày.

Đánh răng cùng con

Để kích thích sự tò mò của bé, các bậc phụ huynh có thể đưa bé vào đánh răng cùng, để bé thấy được bố mẹ đánh răng hoặc cho bé xem các băng, đĩa có các anh chị lớn hoặc các bạn cùng tuổi đánh răng để kích thích bé. Đây cũng là một trong những cách đơn giản mà mang lại hiệu quả.

Tạo thói quen đánh răng cho bé-3
Đánh răng cùng con để tạo thói quen đánh răng cho bé

Khen ngợi con

Cha mẹ đừng quên cổ vũ và dành những lời khen ngợi sau mỗi lần con hoàn thành việc đánh răng. Trước khi đi ngủ, mẹ có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện ý nghĩa liên quan đến việc đánh răng để bé hiểu được tầm quan trọng của việc đánh răng hàng ngày.

Khi nào nên bắt đầu tạo thói quen đánh răng cho bé

Khi bé được 2 – 3 tuổi, mẹ đã có thể tập cho bé thói quen đánh răng hàng ngày bằng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ. Hãy hướng dẫn con các bước đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng và sức khỏe. Trẻ từ 0 đến 18 tháng tuổi: Chỉ đánh răng bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng, không dùng kem đánh răng. Trẻ từ 18 tháng tuổi đến 6 tuổi: Sử dụng kem đánh răng ít fluor dành riêng cho trẻ em (xem thành phần trên bao bì). Trẻ tử 6 tuổi trở lên: Bé đã có thể dùng kem đánh răng chứa lượng fluor đủ tiêu chuẩn. Tạo thói quen đánh răng cho bé là một việc rất cần thiết để bảo vệ hàm răng cho bé luôn chắc khỏe. Ngoài ra thì cha mẹ nên đưa trẻ đến Nha Khoa Đăng Lưu để khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng và điều trị. Bài viết liên quan: