Trám răng bằng vật liệu Composite có thật tốt không?

Lượt xem: 2158
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng bằng việt liệu composite là một phương pháp trám răng thẩm mỹ nhằm làm đẹp răng và bảo vệ răng mới đang thịnh hành và trở thành xu hướng làm đẹp nha khoa gần đây. Đây là một trong những phương pháp làm đẹp răng mới và có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp làm đẹp răng thông thường. Hãy cùng Nha Khoa Đăng Lưu tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này qua bài viết sau nhé!

Trám răng bằng vật liệu Compo

Vật liệu composite là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nha khoa, và đây là một vật liệu tổng hợp được chế xuất cho phù hợp với màu sắc răng miệng và có độ tin cậy cao, đặc biệt an toàn và lành tính với cơ thể con người.

Trám răng bằng vật liệu Composite có thật tốt không?
Trám răng bằng vật liệu composite *

Những trường hợp có thể trám răng bằng vật liệu Composite

Phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu Composite không giới hạn cũng như không kén người sử dụng. Chỉ cần bệnh nhân có đủ các điều kiện sau đây thì có thể áp dụng phương pháp điều trị này để điều trị. 

Những bệnh nhân có tình trạng răng sâu hoặc có răng bị mòn cổ răng làm ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ nên cần trám răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và để đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn miệng.

Những đối tượng bệnh nhân có tính trạng răng bị sứt, mẻ, tình trạng răng thưa hoặc răng bị thiếu sản men răng cũng có thể áp dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ để khắc phục.

Trường hợp bệnh nhân đã trám răng nhưng trám răng bằng các loại vật liệu khác, trông không mấy thẩm mỹ nên có mong muốn thay thế các miếng trám răng đó bằng vật liệu trám composite.

Quy trình trám răng bằng vật liệu composite

Trám răng bằng vật liệu Composite là một quy trình điều trị hiện đại được thực hiện với 5 bước cơ bản sau đây:

Bước 1:thăm khám và xác định những vị trí cần trám

Bước 2: bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng như : sâu răng hoặc viêm tủy...trước khi hàn trám kín các vết cần trám.

Trám răng bằng vật liệu Composite có thật tốt không?
Quy trình tiến hành trám răng bằng vật liệu Composite *

Bước 3: bác sĩ sẽ tiến hành đưa vật liệu trám composite vào bề mặt răng nơi vị trí cần trám, sử dụng dụng cụ nha khoa để tạo hình miếng trám sao cho vừa khít với vị trí cần trám đảm bảo thẩm mỹ cho vết trám.

Bước 4: Sau khi cố định được miếng trám vào vị trí trám bác sĩ sẽ sử dụng bước sóng laser để làm cứng vật liệu trám composite và kết thúc quy trình điều trị. 

Nếu bạn đang có nhu cầu trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite thì có thể tới Nha Khoa Đăng Lưu chúng tôi để cảm nhận đực loại hình dịch vụ hiện đại này nhé.

Ưu và nhược điểm của trám răng Composite

Ưu điểm

Màu sắc  tự nhiên

 Vật liệu Composite có màu trắng trong khá giống với màu răng thật, có các cấp độ màu sắc phong phú phù hợp với các trường hợp màu răng khác nhau. Vì vậy, khi trám lên răng, người khác rất khó nhận ra sự khác biệt giữa vật liệu trám và men răng thật.

Thao tác trám dễ dàng

 Composite dễ dàng thao tác khi trám, giúp bác sĩ có thể tạo hình thẩm mỹ cho các trường hợp khiếm khuyết trên răng. Vật liệu này khôi phục hiệu quả thẩm mỹ tốt.

Trám răng bằng vật liệu Composite có thật tốt không?
Composite có màu sắc như răng thật *

Vật liệu bền chắc

 Độ bền của vật liệu này được đánh giá cao có khả năng chịu lực nhai lớn giúp bạn thoải mái khi ăn nhai. Sau nhiều năm sử dụng, vật liệu không bị thoái hóa nên bạn không cần phải thay  bằng phục hình mới.

Đặc biệt, so với các phương pháp phục hình răng khác, trám răng Composite có giá rất rẻ, quy trình thực hiện dễ dàng, nhanh chóng…nên rất được nhiều khách hàng chọn lựa.

Nhược điểm  

Vật liệu này có xu hướng mòn và ngả màu sau vài năm sử dụng vì xét về độ dẻo dai thì không thể sánh bằng răng thật. Do đó, trong quá trình sử dụng, để duy trì chất lượng cho miếng trám, bạn cần tránh các loại thức ăn quá cứng, quá dai hay chứa nhiều màu thực phẩm (nước ngọt có gas, thuốc lá, cà phê,…).

Trên đây là những thông tin về trám răng bằng vật liệu Composite với những ưu và nhược điểm cần lưu ý trước khi thực hiện trám răng do Nha Khoa Đăng Lưu tổng hợp và chia sẻ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn bạn hãy đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ tư vấn miễn phí nhé.

Bài viết liên quan: