Vật liệu sử dụng để ghép xương trong Implant là gì?

Lượt xem: 2412
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trước khi cấy ghép implant bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám tình hình sức khỏe răng miệng một cách kỹ lưỡng. Kiểm tra tình trạng mất xương và đặc biệt là khâu chụp CT để xác định tình trạng của xương hàm bệnh nhân có chắc khỏe hay không, có đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép implant hay không là một khâu quan trọng và không thể thiếu. 

Nếu xương hàm của bệnh nhân không đạt chuẩn và cần phải ghép thêm xương bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn và chuẩn bị sẵn tâm lý trước khi ca phẫu thuật diễn ra. Nhiều bệnh nhân luôn hoang mang và lo lắng cho vấn đề sức khỏe cũng như tính mạng của mình nên thường lo lắng không biết vật liệu sử dụng để ghép xương trong implant là gì ?. Vật liệu sử dụng để ghép xương đó có an toàn không ?. Có hợp với cơ địa của mình hay không?. Và có gây ra kích ứng nào làm ảnh hưởng tới cơ thể hay không ?.

vật liệu sử dụng để ghép xương trong implant
Có gây ra kích ứng nào làm ảnh hưởng tới cơ thể hay không?

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Để giúp bệnh nhân xua tan những hoang mang này, chuẩn bị tốt tâm lý cho ca phẫu thuật ghép xương bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu có câu trả lời rõ ràng như sau.

Vật liệu sử dụng để ghép xương trong Implant là gì?

Vật liệu ghép xương trong implant đó đó là một phần xương nhỏ được bác sĩ sử dụng để ghép vào đoạn xương hàm của bệnh nhân. Nhằm kéo dài xương hàm của bệnh nhân sao cho đạt tỷ lệ và tiêu chuẩn để cấy ghép implant.

Vật liệu sử dụng để ghép xương trong implant là gì ?
BS. Tiến nhận bằng cấy ghép IMPLANT

Vật liệu dùng để ghép xương trong Implant thường được bác sĩ sử dụng bằng 2 chất liệu: Xương tự thân của bệnh nhân và xương nhân tạo.

Xương tự thân

Xương tự thân là xương của chính bệnh nhân, được bác sĩ lấy ra từ xương ở một bộ phận nào đó trên cơ thể của bệnh nhân. Đó có thể là xương ở hông, xương hàm, xương cằm hoặc xương sọ. Sau khi phẫu thuật lấy xương bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép xương vào phần xương thiếu nơi xương hàm ngay sau đó. Để bảo đảm được độ an toàn cho bệnh nhân. Kiểu ghép xương này tuyệt đối an toàn với bệnh nhân và ta có thể nhìn thấy được trước kết quả. 

vật liệu sử dụng để ghép xương trong implant
Cấy ghép xương tự thân

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Xương nhân tạo

Vật liệu sử dụng để ghép xương trong implant là gì ?
Tiểu luận tốt nghiệp của BS. Tiến

Xương nhân tạo là một loại xương được chế tạo dựa trên những thích ứng với cơ thể con người. Xương nhân tạo thường được chế tạo bằng chất liệu Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate. Hai thành phần này có cơ chế tự tiêu. Xương nhân tạo được ghép vào khoảng xương thiếu và tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Sau khi xương tự thân có  dấu hiệu phát triển thì xương nhân tạo này bắt đầu tiêu tan. 

Thông thường theo cơ chế hoạt động thì cứ tầm 1 tháng thì xương tự thân phát triển thêm được 1 mm và cần tới 6 tháng liên tiếp để xương tự thân phát triển thì mới đạt được tỷ lệ tiêu chuẩn xương cấy ghép implant. Sau khi xương tự thân phát triển đạt tỷ lệ chuẩn thì bệnh nhân phải chờ một khoảng thời gian từ 3 tới 6 tháng để xương vững chắc, có thể tự nâng đỡ các implant sau cấy ghép.

vật liệu sử dụng để ghép xương trong implant
Kết quả của cấy ghép răng Implant

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Xương tự thân là một loại xương sinh học được thiết kế và chế tạo để ghép vào phần xương thiếu. Loại xương này được thiết kế hợp với các tiêu chuẩn của cơ thể con người cho nên tuyệt đối an toàn. Lại mang được hiệu quả cao sau quá trình thực hiện.

Vật liệu sử dụng để ghép xương trong implant là gì ?
GS. Ulrick và BS. Nguyễn Quang Tiến

Nha Khoa Đăng Lưu là một trong những nha khoa tại TP HCM (Sài Gòn) được Sở y tế cấp giấy phép cấy ghép Implant số 04573/ SYT-GPHĐ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vật liệu sử dụng để ghép xương và đặc điểm của mỗi loại. Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn.

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2024 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status