Có nên lấy cao răng cho trẻ như người lớn?

Lượt xem: 2995
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Lấy cao răng cho trẻ em như thế nào? Chào bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu! Con tôi đã 10 tuổi và chưa bao giờ đi lấy cao răng cả. Cháu mới thay răng đầy đủ, dạo gần đây tôi thấy trên cổ răng của cháu có nhiều vết bám dính màu vàng đang có nguy cơ chuyển sang đen. Tôi rất lo lắng nhưng không biết có nên lấy cao răng cho trẻ như người lớn không. Việc lấy cao răng cho trẻ như vậy có ảnh hưởng gì tới răng miệng không bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp sớm hộ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn ạ.

(Hồng Phúc - Cần Thơ)

Trả lời:

Nha Khoa Đăng Lưu xin chào bạn Phúc, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng nha khoa chúng tôi. Chúng tôi hiểu được nỗi lo lắng của bạn và sẽ giúp bạn giải đáp có nên lấy cao răng cho trẻ em hay không trong bài viết này. Bạn Phúc hãy theo dõi để biết mình phải làm gì khi con có nhiều vết bám dính màu vàng trên răng.

có nên lấy cao răng cho trẻ em như người lớn
Có nên lấy cao răng cho trẻ em như người lớn*

Có nên lấy cao răng cho trẻ em như người lớn không?

Bạn Phúc thân mến! Cao răng hay còn gọi vôi răng, là các mảng thức ăn tồn đọng và vụn bẩn bám lâu ngày trên bề mặt răng không được làm sạch kỹ. Tình trạng cao răng tồn tại trong khoang miệng sẽ gây nên những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm nhiễm các mô mềm quanh nướu...

Những bệnh lý này đều rất nguy hiểm đến răng miệng vì thế phải loại trừ tận gốc. Đặc biệt, đối với vấn đề răng miệng ở trẻ em lại cần phải quan tâm và chú ý hơn nhiều. Nguyên nhân là do trẻ không ý thức được việc vệ sinh chăm sóc răng miệng, đánh răng không đúng cách nên các vụn thức ăn bẩn tồn tại và chuyển hóa thành mảng dính cao răng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng hơn các đối tượng khác. Muốn ngăn chặn những tác nhân gây bệnh ở trẻ cũng như loại trừ nguy cơ cao răng xâm lấn cấu trúc răng bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng sạch sẽ.

cạo vôi răng cho trẻ an toàn
Cạo vôi răng cho trẻ an toàn*

Như vậy, trẻ em vẫn có thể thực hiện thao tác lấy cao răng như người lớn. Vì lấy cao răng chỉ là một liệu pháp nhằm làm sạch răng miệng, không có sự can thiệp sâu vào cấu trúc răng, cũng không phải là một ca tiểu phẫu nên bệnh nhân không cần sử dụng thuốc tê và thuốc gây mê.

Với tình trạng răng miệng của bé nhà bạn Hồng Phúc trên cổ răng của cháu có nhiều vết bám dính màu vàng và chuyển sang đen chứng tỏ sức khỏe răng miệng của cháu đang bị đe dọa. Bạn Phúc nên đưa con đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có chuyên môn cao xác định tình trạng răng miệng, cung cấp giải pháp xử lý hiệu quả, giúp bé loại bỏ được những tác nhân gây bệnh và sở hữu hàm răng khỏe mạnh dài lâu.

Lấy cao răng cho trẻ em thực hiện như thế nào?

Lấy cao răng là kỹ thuật nha khoa bình thường không quá phức tạp, nếu bác sĩ có kinh nghiệm thì khoảng 15 - 20 phút đã xử lý cao răng xong rồi. Tuy nhiên, việc lấy cao răng ở trẻ đôi khi khó khăn hơn so với người trưởng thành. Bởi trẻ thường hay sợ sệt và không chịu hợp tác, một số trường hợp còn khóc, không chịu ngồi im để bác sĩ lấy cao răng.

Để quá trình lấy cao răng cho trẻ em diễn ra suôn sẻ phải có sự phối hợp giữa bố mẹ và bác sĩ nha khoa. Khi ở nhà bố mẹ cần khái quát cho con biết, trấn an con để con yên tâm đến phòng khám. Quá trình cạo vôi răng diễn ra nhanh chóng, bác sĩ không gây tê nên đôi khi bé cảm thấy hơi ê buốt. Thường thì bác sĩ vừa lấy cao răng, vừa nói chuyện để bé quên đi sự sợ hãi. Các bước lấy cao răng ở trẻ diễn ra như sau:

Bước 1: Kiểm tra mức độ cao răng

Trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng của các bé, nếu bố mẹ đưa trẻ đến nha khoa sớm, cao răng chỉ mới bám dính trên thân răng thì việc lấy cao răng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, không gây chảy máu. Dựa vào tình trạng răng miệng của bé mà bác sĩ đưa ra phương án cạo vôi răng thích hợp.

Bước 2: Cạo vôi răng

Không còn sử dụng kỹ thuật cạo vôi răng truyền thống nữa, bác sĩ lấy hết mảng bám cứng đầu bằng sóng siêu âm hiện đại. Điều đặc biệt của sóng siêu âm chính là cắt đứt vết bám mà không gây đau nhức hay chảy máu gì nhiều. Các bé không nghe đau đớn, chỉ hơi có cảm giác ê buốt nhẹ nếu cao răng bám quá chặt.

thực hiện lấy cao răng cho trẻ em
Thực hiện lấy cao răng cho trẻ em*

Bệnh nhân nào gặp tình trạng ê buốt răng thì có thể tham khảo thêm thông tin ở bài viết này: Răng ê buốt - Vấn đề không nên xem nhẹ

Bước 3: Đánh bóng răng

Các bé cũng được đánh bóng răng để hạn chế sự hình thành cao răng và giúp cho răng trở nên trắng sáng hơn. Bác sĩ sử dụng thuốc đánh bóng có liều lượng phù hợp, an toàn, lành tính với môi trường trong khoang miệng nên bố mẹ cứ yên tâm.

Sau khoảng 15 - 30 phút tùy vào mức độ phức tạp của cao răng bác sĩ hoàn thành xong việc lấy cao răng cho trẻ. Bác sĩ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ rồi dặn dò một số vấn đề liên quan để bé có được hàm răng như ý muốn.

Những lưu ý sau khi cạo vôi răng cho trẻ

Cạo vôi răng cho trẻ xong, bố mẹ phải hướng dẫn con về cách chăm sóc răng miệng để phòng ngừa cao răng hình thành trở lại. Dưới đây là các lưu ý mà phụ huynh cần biết và giúp con em mình có hàm răng khỏe mạnh.

  • Hướng dẫn cho con đánh răng đúng cách ngay cả khi không có sự hỗ trợ của bố mẹ. Để con đặt bàn chải nghiêng 45 độ, rồi chải răng cẩn thận từ trong ra ngoài theo phương ngang. Bố mẹ cần tập thói quen đánh răng này ngay từ khi còn nhỏ để bé không chải răng theo phương dọc dễ làm mòn men răng. Bé trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn gần như hoàn thiện thì cần chú trọng hơn để bé có hàm răng khỏe đẹp về sau.
  • Nhắc nhở con em mình không được ăn quá nhiều thực phẩm dễ gây cao răng như bánh kẹo ngọt, nước có gas, socola,... Thường thì trẻ trong độ tuổi này rất thích thú với những món ăn đó, trẻ ăn xong, bố mẹ hãy bảo con đi đánh răng để loại bỏ hết những vụn thức ăn còn dính lại trên răng, ngăn ngừa cao răng hình thành.
  • Mới lấy cao răng xong, bạn không nên để con ăn bất cứ thứ gì trong vòng 2 giờ đồng hồ. Bởi hàm răng cần có thời gian ổn định sau khi trải qua quá trình cạo vôi và đánh bóng.
  • Phụ huynh nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh, rau củ quả, canxi vào những bữa ăn hằng ngày của con để bù đắp phần mô răng bị ảnh hưởng trong quá trình cạo vôi răng.
  • Đưa con đi khám răng miệng định kỳ để bác sĩ kiểm tra, theo dõi sức khỏe răng miệng. Từ đó đề xuất giải pháp điều trị kịp thời nếu bé mắc phải một số vấn đề không mong muốn.

Trẻ đi cạo vôi răng bị chảy máu có sao không?

Cao răng có hai dạng đó là cao răng bám dính trên thân răng và cao răng dưới nướu. Chúng xuất hiện vào dạng nào cũng gây ra nhiều vấn đề về răng miệng buộc bạn phải đưa ra hướng xử lý phù hợp. Tuy nhiên, cao răng dưới nướu khó lấy hơn, bác sĩ cần phải tác động vào nướu nên đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu.

Đối với người lớn thì hiện tượng chảy máu là bình thường, còn trẻ nhỏ với tâm lý sợ nên sẽ hơi hoảng loạn. Đa phần bác sĩ điều trị răng miệng sẽ nắm bắt được điều này nên vừa cạo vôi răng vừa kể chuyện để bé quên đi cảm giác sợ hãi. Phụ huynh yên tâm, bác sĩ có chuyên môn cao sẽ xử lý cao răng nhanh chóng, dù có chảy máu cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

trẻ đi cạo vôi răng bị chảy máu không
Trẻ đi cạo vôi răng bị chảy máu không*

Khu vực quanh chân răng có dấu hiệu sưng lên mà bạn không biết vì sao lại bị như thế, đừng lo các thông tin về bệnh lý này sẽ được cung cấp tại: Nguyên nhân viêm chân răng và cách điều trị hiệu quả

Cạo vôi răng chống chỉ định với những trường hợp nào?

Cạo vôi răng là phương pháp xử lý những vết bám xuất hiện trên răng, ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng và giúp bạn có được hàm răng khỏe đẹp. Tuy nhiên kỹ thuật nha khoa này cũng chống chỉ định với các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân đang bị viêm nhiễm cấp tính cần phải xử lý ổ viêm rồi mới cạo vôi răng được.
  • Những ai mắc bệnh máu khó đông, động kinh, có vấn đề quá nghiêm trọng về tâm lý không thể hợp tác thì cũng không lấy cao răng được.
  • Lấy cao răng cũng chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, người bị bệnh nan y phải sử dụng thuốc thường xuyên.
  • Những người có cơ địa quá nhạy cảm, khoang miệng dễ bị ảnh hưởng nếu có tác động gì đó lên răng.

Nếu phụ huynh thấy con mình thuộc những trường hợp trên thì hãy cân nhắc việc có nên lấy cao răng cho con không. Bạn hỏi trực tiếp bác sĩ nha khoa để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con em mình.

có nên lấy cao răng ở trẻ em
Có nên lấy cao răng ở trẻ em*

Lấy cao răng ở trẻ em tại Nha Khoa Đăng Lưu

Nha Khoa Đăng Lưu cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng, trong đó có chăm sóc, điều trị răng miệng cho trẻ em. Phòng khám với các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hiểu được tâm lý của trẻ nhỏ, áp dụng biện pháp trấn an và giúp trẻ thoải mái khi điều trị răng miệng.

Cạo vôi răng tại Nha Khoa Đăng Lưu các bé sẽ được loại bỏ sạch sẽ mảng bám trên răng bằng phương pháp hiện đại với máy siêu âm an toàn, không gây chảy máu nhiều. Bác sĩ lấy cao răng theo các bước đạt chuẩn, tất cả đều diễn ra trong phòng vô trùng, dụng cụ y tế sát khuẩn đầy đủ. Các bé có thể cảm thấy hơi ê nhức nhưng không đáng kể. Bác sĩ không gây tê trong trường hợp chỉ lấy cao răng vì thuốc tê lạm dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Chi phí lấy cao răng tại nha khoa cũng không quá đắt đỏ, đối với trẻ em mức phí cạo vôi răng và đánh bóng khoảng 200.000 VNĐ mà thôi. Bố mẹ cứ yên tâm đưa con đến nha khoa để loại bỏ mảng bám, bảo vệ hàm răng của trẻ.

Lấy cao răng cho trẻ em để ngăn ngừa những vấn đề về răng miệng là điều nên làm. Tuy nhiên, bố mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa nếu con mình có cơ địa nhạy cảm hoặc thuộc những trường hợp đã kể ở trên. Cảm ơn bạn Hồng Phúc đã quan tâm, gửi câu hỏi đến chúng tôi, Nha Khoa Đăng Lưu rất vui và hy vọng được đồng hành cùng bạn trong thời gian sắp tới.