Cạo vôi răng khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé hay không? Bầu có lấy cao răng được không? Đây là những lo lắng của những người mẹ đang trong thai kỳ, rất thèm đồ ăn vặt và ăn nhiều lần khiến răng xuất hiện nhiều mảng bám ở phần chân nướu, làm cho răng đau nhức, chảy máu và hôi miệng.
Việc vệ sinh răng không đúng cách sẽ làm thức ăn thừa và các tạp chất bám lại ở thân răng tạo thành mảng bám cứng như vôi ngay thân răng. Những mảng bám này là nơi tìm ẩn các tác nhân gây nên bệnh lý răng miệng cho mẹ bầu do đó cần có biện pháp loại trừ và ngăn ngừa, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây, Nha Khoa Đăng Lưu sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về kỹ thuật cạo vôi răng cho mẹ bầu.
Nội dung bài viết
Cao răng là gì?
Cao răng hay còn được gọi với cái tên khác là vôi răng, có dạng mảng cứng, bám chặt ở thân răng và dưới nướu. Vôi răng có nguồn gốc từ muối vô cơ canxi cacbonat, phosphate hoặc từ thức ăn thừa còn dính lại tạo thành mảng bám, lâu ngày không được loại bỏ sẽ cứng lại và đổi màu.
Cao răng được chia thành hai loại đó là:
- Cao răng huyết thanh: Đây là loại cao răng được hình thành từ sự lắng đọng của hemoglobin, chất này xuất hiện khi có tình trạng chảy máu răng kéo dài, tạo thành mảng bám có màu nâu đen. Cao răng huyết thanh là biểu hiện chứng tỏ răng miệng của bạn đang ở mức báo động, có thể do một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm đang ngầm phát triển.
- Cao răng thông thường: Vôi răng thông thường sẽ có màu vàng đục, là nơi vi khuẩn thường tích tụ gây ra các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng chân răng, răng suy yếu và lung lay, thậm chí mất răng.
Nguyên nhân khiến bà mẹ mang thai dễ bị các bệnh răng miệng?
Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ sẽ thay đổi, đây là lúc vi khuẩn có dịp hoành hành mạnh mẽ. Thêm vào đó, những thay đổi về thói quen sinh hoạt cũng khiến người mẹ dễ mắc phải các bệnh răng miệng hơn bình thường:
- Việc ốm nghén sẽ khiến thai phụ khó làm sạch răng miệng thường xuyên đặc biệt là các răng hàm sâu bên trong, khiến thức ăn còn sót lại nhiều.
- Thai phụ thường có cảm giác thèm ăn và cần ăn nhiều bữa trong ngày nên hầu hết thời gian trong ngày đều có thức ăn trong miệng, điều này cũng dễ gây ra các bệnh lý răng miệng.
- Khi mang thai, hormone nữ tăng lên khiến phụ nữ dễ bị viêm lợi hơn bình thường, đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm nha chu ở thai phụ.
Đối với phụ nữ mang thai, việc mắc phải các bệnh lý răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chính mẹ bầu mà còn gây tác động xấu đến thai nhi. Theo thống kê cho thấy, phụ nữ mang thai mắc viêm nha chu nặng có nguy cơ sinh non và con nhẹ cân. Nguy hiểm hơn, sâu răng còn có thể di truyền từ mẹ sang con, những đứa trẻ có mẹ bị sâu răng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh răng miệng từ nhỏ.
Những ảnh hưởng của cao răng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai?
Cao răng là nơi tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ và tìm ẩn các bệnh răng miệng do đó có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của thai phụ. Khi cao răng tích tụ trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, chảy máu. Đối với phụ nữ mang thai, điều này còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như:
Cản trở sự phát triển của thai nhi
Trong giai đoạn nội tiết tố thay đổi, phụ nữ mang thai khi để cao răng lâu ngày sẽ dễ gây ra sâu răng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bản thân người mẹ. Nghiên cứu đã chứng minh, người mẹ bị sâu răng, viêm nhiễm trong khoang miệng sẽ khiến em bé sinh ra dễ mắc các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch và bộ máy tiêu hóa kém…
Nguy cơ dẫn đến sinh non
Nếu cao răng xuất hiện và tồn tại quá lâu trên răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong máu và gây ra viêm nhiễm, sưng chân răng, làm tăng lượng hormone prostaglandin. Chất lỏng sinh học này tồn tại trong cơ thể của phụ nữ mang thai, khiến mẹ bầu có nguy cơ bị kích thích chuyển dạ sớm hơn dự kiến.
Lây nhiễm cho con
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ có nguy cơ bị sâu răng sớm nguyên nhân từ người mẹ cũng có bệnh lý sâu răng. Do đó, phụ nữ mang thai nên chú ý vệ sinh răng miệng, cạo sạch vôi răng, phòng ngừa bị sâu ngay trong thai kỳ.
Bầu lấy cao răng được không?
Cao răng là một trong những nguyên nhân khởi nguồn cho các bệnh răng miệng ở mẹ bầu, đặc biệt, trong thời gian thai kỳ, tốc độ mảng bám hình thành sẽ nhanh hơn. Những bệnh lý về răng miệng này có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
“Vậy có thai có đi cạo vôi răng được không?” Theo chia sẻ của các chuyên gia răng hàm mặt, mẹ bầu hoàn toàn có thể đi vệ sinh vôi răng. Vì đây là kỹ thuật đơn giản trong nha khoa, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để tác động làm vỡ mảng bám, tách khỏi thân răng và lấy ra ngoài. Cạo vôi răng sẽ không gây ra các tác động ảnh hưởng đến cấu tạo răng cũng như sức khỏe của mẹ và bé.
>> NẾU BẠN BỊ ĐAU NHỨC Ở CHÂN RĂNG, CÓ THỂ BẠN ĐÃ BỊ VIÊM NHIỄM, TÌM HIỂU CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH CUỐNG RĂNG
Do đó, bác sĩ còn khuyến khích cạo vôi răng khi mang thai để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên cần tuân thủ các lưu ý sau:
- Không sử dụng thuốc gây tê: Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc tê ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, do đó, trước khi cạo vôi răng không được sử dụng thuốc gây tê cho bất kỳ lý do nào.
- Không chụp phim: Cạo vôi răng chỉ cần các thao tác đơn giản, xử lý phần bề mặt. Do đó, nếu không mắc phải các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, bệnh nhân không nên chụp X-quang. Trong trường hợp cần thiết phải thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai, việc gửi gắm hàm răng đúng nha khoa uy tín để cạo vôi răng là điều rất quan trọng. Tại các nha khoa có chất lượng tốt, bạn sẽ được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, máy móc hiện đại và môi trường đúng chuẩn nha khoa.
Phụ nữ mang thai nên khám răng khi nào tốt nhất?
Rất nhiều mẹ bầu có chung thắc mắc: “Bầu có nên lấy cao răng không?” hay “Bầu 8 tháng lấy cao răng được không?”. Phụ nữ mang thai được chia làm 3 giai đoạn tam cá nguyệt, mỗi giai đoạn sẽ có sự thay đổi về sức khỏe cơ thể, do đó cần biết chính xác giai đoạn nào phù hợp để cạo vôi răng an toàn.
- Tam cá nguyệt đầu tiên: Đây là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ thường khuyên thai phụ không nên cạo vôi răng hay bất kỳ kỹ thuật nha khoa nào. Vì đây là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi còn rất yếu, người mẹ nên tránh gây ra các tác động đến cơ thể.
- Tam cá nguyệt thứ 2: Thời điểm của 3 tháng giữa thai kỳ, tức từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Lúc này thai nhi đã bắt đầu ổn định, các cơ quan đã xuất hiện đầy đủ, mẹ bầu cũng có thể di chuyển dễ dàng hơn. Do đó, việc vệ sinh vôi răng, tác động đến cơ thể ở thời điểm này sẽ an toàn cho cả mẹ và bé.
- Tam cá nguyệt thứ 3: Bao gồm 3 tháng cuối thai kỳ (7-8-9). Ở giai đoạn này, các bác sĩ cũng khuyên thai phụ không nên cạo vôi răng hay tác động kỹ thuật răng miệng nào. Vì lúc này, thai nhi đã lớn hơn rất nhiều và đang trong thời kỳ phát triển mạnh, người mẹ nên tránh những thay đổi bất thường của cơ thể. Điều này có thể gây gia tăng các biến chứng như sinh non, tiền sản giật…
Như vậy, cạo vôi răng khi mang thai tốt nhất vào giai đoạn 3 tháng giữa. Và khi đến thăm khám cần nêu rõ tình trạng sức khỏe để bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, an toàn.
>> BỆNH NHÂN BỊ VIÊM TỦY RĂNG KHÔNG NÊN CHỦ QUAN, TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP CHỮA BỆNH VIÊM TỦY RĂNG
Cách chăm sóc răng miệng cho mẹ khi mang thai?
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, nội tiết tố thay đổi cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, nên cần chú ý đến cách chăm sóc răng miệng tại nhà để không gặp phải các bệnh lý răng miệng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết:
Thay đổi chế độ ăn uống
Răng miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nên chế độ ăn uống trở thành yếu tố quyết định răng có khỏe hay không. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, khi nội tiết tố thay đổi, rất dễ bị sâu răng, viêm nướu… Do đó, cần điều chỉnh chế độ ăn, hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có ga, rượu bia. Đặc biệt chú ý, cần ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và uống nhiều nước để răng được chắc khỏe.
Làm sạch răng đúng cách
Nên đánh răng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày sau bữa ăn chính 30 phút, lưu ý nên sử dụng bàn chải có lông mềm mỏng, tránh tác động mạnh đến răng và nướu. Chú ý làm sạch các răng hàm bên trong, sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng. Ngoài ra, cạo vôi răng khi mang thai theo chu kỳ cũng là một cách làm sạch răng miệng tốt.
Sử dụng sản phẩm an toàn cho thai nhi
Trong thai kỳ, người mẹ bên sử dụng các dòng sản phẩm được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Không nên sử dụng các chất có chất tẩy trắng và có cồn, hương liệu dễ kích ứng.
Thăm khám định kỳ
Phụ nữ mang thai nên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần tại cơ sở y tế hoặc nha khoa uy tín để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt cho răng miệng. Khi phát hiện răng bị chảy máu lợi hay đau răng, cần đến ngay các trung tâm nha khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Cạo vôi răng khi mang thai là kỹ thuật cần thiết và an toàn cho mẹ bầu, giúp hạn chế các tác nhân gây hại cho sức khỏe răng miệng của mẹ và bé. Tuy nhiên, cơ thể của mẹ bầu rất nhạy cảm nên cần lưu ý nhiều hơn về thời gian và cách thức thực hiện. Nếu bạn đang lo lắng và không biết bầu cạo vôi răng được không và địa điểm nha khoa nào uy tín thì hãy liên hệ ngay đến Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn cụ thể hơn nhé.