Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng sai khớp cắn giúp răng đều đẹp và cân đối

Lượt xem: 1606
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Niềng răng sai khớp cắn là sự sắp xếp và dịch chuyển các răng không đồng đều trở về đúng vị trí trên khuôn hàm giúp cho hàm răng cân đối, hài hòa, chuẩn khớp cắn 2 hàm. Cùng chúng tôi tìm hiểu những tác hại do răng sai khớp cắn gây ra và các trường hợp sai khớp cắn cần niềng chỉnh răng nhé!

Răng sai khớp cắn không chỉ làm giảm thẩm mỹ khuôn hàm mà còn là nguồn gốc sinh ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Do vậy, khi răng sai lệch khớp cắn, chúng ta cần phải tiến hành niềng răng chỉnh nha càng sớm càng tốt.

Niềng răng sai khớp cắn giúp răng đều đẹp
Niềng răng sai khớp cắn giúp răng đều đẹp*

Tác hại của răng khớp cắn gây ra là gì?

Hàm răng không đều đẹp khiến chúng ta cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và gặp nhiều rào cản trong sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là những tác hại khi răng bị sai lệch khớp cắn gây ra:

  • Răng không đều đẹp và sát khít sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Răng lệch lạc, khấp khểnh khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Hàm trên và hàm dưới không đều làm cho việc phát âm không chuẩn, không rõ ràng.

Đặc biệt, răng sai khớp cắn sẽ gây biến dạng khuôn hàm và các đường nét trên khuôn mặt cũng vì thế mà không được rõ nét. Do đó, niềng răng sai khớp cắn không chỉ trả lại cho bạn hàm răng chuẩn chỉnh để ăn nhai tốt hơn, phát âm rõ hơn mà còn giúp bạn có gương mặt hài hòa, duyên dáng hơn.

Những trường hợp sai khớp cắn cần niềng chỉnh

Kế hoạch niềng răng sai khớp cắn sẽ được xây dựng dựa trên mức độ sai lệch cụ thể của mỗi khách hàng. Dưới đây là những trường hợp bị sai khớp cắn và phương pháp khắc phục phù hợp:

Răng mọc chen chúc

Khuôn hàm hẹp khiến răng không đủ chỗ nên mọc chen chúc với nhau trên cung hàm. Đối với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng, niềng răng kết hợp ốc nong rộng để mở rộng khung xương hàm.

Răng mọc lệch lạc

Đây là trường hợp sai khớp cắn phổ biến nhất, thường xảy ra ở vị trí răng cửa. Răng cửa hàm trên và hàm dưới mọc lệch vị trí của nhau, mọc chếch ra ngoài hoặc đè lên nhau,…Để khắc phục tình trạng sai khớp cắn do răng mọc lệch, bác sĩ sẽ tiến hành niềng 4 răng cửa hoặc niềng răng toàn hàm tùy thuộc vào cấu trúc răng hàm của mỗi khách hàng.

Niềng răng lệch lạc cải thiện tính thẩm mỹ
Niềng răng lệch lạc cải thiện tính thẩm mỹ*

Răng mọc thưa

Khoảng trống giữa các răng cũng khiến cho tỉ lệ hàm trên và hàm dưới mất cân đối dẫn đến sai khớp cắn. Đối với trường hợp này, niềng răng toàn hàm là giải pháp nắn chỉnh khớp cắn lý tưởng nhất giúp khách hàng có được hàm răng sát khít, đều đẹp như ý.

Niềng chỉnh răng thưa bằng mắc cài kim loại
Niềng chỉnh răng thưa bằng mắc cài kim loại*

Răng bị hô

Răng hô hay còn gọi răng vẩu là trường hợp các răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều bao phủ các răng hàm dưới. Nguyên nhân gây ra vấn đề sai lệch khớp có thể do răng hoặc do cả răng và cấu trúc xương hàm.

Vì vậy, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây hô vẩu để chỉ định giải pháp khắc phục tối ưu nhất: Nếu vẩu chỉ do răng thì niềng là đủ, còn vẩu do cả răng và xương hàm thì phải kết hợp phẫu thuật cắt chỉnh xương hàm với niềng răng.

Niềng chỉnh răng hô
Niềng chỉnh răng hô*

Răng bị móm

Ngược lại với răng hô, răng bị móm là trường hợp răng hàm dưới bị đẩy ra ngoài quá nhiều, ôm trọn cả răng hàm trên. Cũng như răng bị vẩu, để điều chỉnh răng móm, bác sĩ có thể chỉ định niềng răng hoặc niềng răng kết hợp phẫu thuật chỉnh xương hàm dựa vào nguyên nhân gây móm.

Răng bị hở khớp cắn

Khớp cắn hở là trường hợp vô cùng đặc biệt bởi các răng cửa ở cả hai hàm không khít lại với nhau, tạo ra một khoảng hở khi đóng răng lại. Muốn nắn chỉnh khớp cắn hở, bác sĩ cũng phải xác định tình trạng xương hàm và cấu trúc răng toàn hàm, từ đó đưa ra quyết định niềng răng hoặc niềng răng kết hợp cắt chỉnh xương hàm.

Phương pháp niềng răng sai khớp cắn hiện nay

Niềng răng sai khớp cắn là phương pháp chỉnh nha giúp kéo răng mọc lệch về vị trí đúng của nó, từ đó khớp cắn được cải thiện, hàm răng trở nên đều đẹp, cân đối hơn. Có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, mỗi kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của từng người và phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại.

Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại được áp dụng rộng rãi, phổ biến vì chi phí điều trị thấp mà cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn tốt. Hệ thống mắc cài có độ bền cao, lực kéo ổn định nắn chỉnh răng về đúng vị trí, không làm gãy vỡ răng. Nhiều người lo lắng vấn đề dị ứng khi đeo mắc cài kim loại, tuy nhiên không phải ai cũng gặp tình huống này, bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng, cụ thể giúp bạn thực hiện niềng răng suôn sẻ.

Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài kim loại đó là chi phí rẻ, thời gian điều chỉnh răng nhanh. Nhưng tính thẩm mỹ của phương pháp này thấp bởi các mắc cài lộ rõ trên răng, khiến nhiều người tự ti, không dám nói chuyện như bình thường.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ - Một giải pháp mới trong chỉnh nha mang lại tính thẩm mỹ cao. Mắc cài sứ được đính trên mặt trước của răng nhưng chúng có màu giống răng thật nên khó nhận ra hơn. Với nhiều điểm nổi bật nó đang dần thay thế niềng răng mắc cài kim loại. Để thực hiện niềng răng mắc cài sứ bạn phải bỏ ra số tiền cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại. Bên cạnh đó thời gian đeo niềng có thể dài hơn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ chân đế xung quanh dễ bị xỉn màu, ố vàng.

Niềng răng mắc cài cài tự đóng

Phương pháp này có hệ thống nắp trượt với chức năng thay thế dây thun buộc. Vì dây cung, mắc cài được thiết kế tự động nên chúng có khả năng bám dính cực kỳ tốt, giữ chặt dây cung ở rãnh trượt và đem lại hiệu quả chỉnh nha cao. Khi áp dụng phương pháp này bệnh nhân rút ngắn thời gian đeo niềng và không cần phải đến gặp nha sĩ để chỉnh dây thường xuyên. Nhưng nhược điểm là mắc cài có độ dày lớn, gây cảm giác khó chịu, mức phí cao hơn so với niềng răng bằng mắc cài truyền thống.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong hoặc mắc cài mặt lưỡi tức là hệ thống khí cụ được gắn bên trong của răng, nên người đối diện không nhận ra bệnh nhân đang niềng răng. Mắc cài mặt lưỡi có giá trị thẩm mỹ cao nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật tốt, đính mắc cài cẩn thận. Thời gian đầu mới đeo mắc cài sẽ gây khó chịu, lưỡi hay va chạm với “vật lạ” nên người bệnh cần cẩn thận hơn.

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là kỹ thuật tiên tiến nhất được áp dụng hiện nay. Phương pháp này không dùng hệ thống mắc cài dây cung rườm rà như truyền thống, thay vào đó chỉ cần sử dụng khay niềng được thiết kế riêng cho từng người. Các khay niềng dễ dàng tháo ra - lắp vào nên bệnh nhân có thể ăn uống, vệ sinh răng miệng thoải mái. Tuy nhiên, người bệnh cần bỏ ra chi phí khá cao nếu muốn áp dụng niềng răng trong suốt và đảm bảo đeo khay niềng ít nhất 20 giờ/ngày để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

Niềng răng sai khớp cắn bao lâu là đạt hiệu quả tốt?

Hiện nay, các phòng khám nha khoa đã áp dụng công nghệ chỉnh nha tiên tiến để mang đến cho bệnh nhân sai khớp cắn hàm răng đều đẹp. Với một ca niềng răng lệch khớp cắn mức độ trung bình sẽ phải đeo niềng từ 1 - 1,5 năm mới cho ra kết quả như mong muốn.

Còn những trường hợp sai lệch nhiều như bị hô vẩu nghiêm trọng, răng mọc lệch lạc trên cung hàm,... thời gian kéo chỉnh răng có thể kéo dài từ 2 - 3 năm. Muốn sở hữu hàm răng đẹp trong thời gian sớm nhất bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ, thăm khám định kỳ theo lịch hẹn đã đưa ra để kéo siết hàm, kiểm tra kỹ càng, loại bỏ rủi ro không đáng có.

Niềng răng sai khớp cắn diễn ra như thế nào?

Muốn đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất khi niềng răng sai khớp cắn thì phải thực hiện theo đúng quy trình. Các nha khoa uy tín sẽ hướng dẫn bệnh nhân cụ thể về vấn đề này nên bạn hãy yên tâm. Dưới đây là tiến trình niềng răng đạt chuẩn giúp bạn cải thiện tình trạng răng mọc lệch lạc, hô, móm,...

Kiểm tra răng miệng

Bước đầu tiên khi niềng răng đó là bạn cần đến gặp nha sĩ để kiểm tra tình hình răng miệng hiện tại. Nếu chỉ ngồi ở nhà mà nhờ tư vấn trực tuyến bác sĩ không thể nào nắm bắt hết được tình trạng răng miệng của bạn. Khi đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, tư vấn kỹ càng. Ngoài ra còn chỉ định một số công việc như: Chụp X-quang, chụp CT, chụp hình chính diện trong - ngoài, lấy dấu mẫu hàm răng. Toàn bộ dữ liệu thu thập được giúp bác sĩ hiểu rõ cấu trúc xương hàm của mỗi bệnh nhân, từ đó phát hiện các bệnh lý răng miệng, xử lý chúng một cách kịp thời. Ngoài ra, kết hợp với quá trình kiểm tra răng, bác sĩ cũng xác định nguyên nhân sai khớp cắn do đâu và điều trị hiệu quả.

Đưa ra kế hoạch niềng răng phù hợp

Khi đã có đầy đủ thông tin cần thiết bác sĩ lập ra kế hoạch điều trị chi tiết cho từng bệnh nhân. Bác sĩ đề xuất những phương án niềng răng theo nhu cầu và tình hình thực tế gồm: Loại mắc cài sử dụng, quy trình niềng răng, dự đoán kết quả trong tương lai nhờ phần mềm mô phỏng 3D, thời gian điều trị, chi phí cụ thể. Bệnh nhân có yêu cầu nào khác hãy trao đổi với bác sĩ để được đáp ứng hoặc giải đáp tận tình. Trong một vài trường hợp bác sĩ phải nhổ răng, kết hợp nhiều phương pháp với nhau mới cho ra hiệu quả cao.

Tiến hành niềng răng

Khi bác sĩ và bệnh nhân đã thống nhất phương thức điều trị sẽ đi đến bước ký hợp đồng. Về chi phí niềng răng bạn có thể thanh toán hết một lần hoặc trả góp mỗi tháng. Bác sĩ gắn mắc cài lên răng của bệnh nhân một cách tỉ mỉ, đảm bảo không xảy ra sai sót. Còn đối với niềng răng trong suốt sau 2 - 3 tuần gửi dữ liệu về hãng bạn sẽ nhận được khay niềng. Bác sĩ hướng dẫn bạn đeo khay sao cho đúng cũng như cách vệ sinh và thời gian đeo niềng răng trong một ngày. Muốn đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất đòi hỏi người bệnh phải có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp. Hãy thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu muốn rút ngắn thời gian chỉnh nha.

Tái khám

Dù áp dụng phương pháp chỉnh nha nào đi nữa bệnh nhân cũng cần phải tái khám theo lịch hẹn mà bác sĩ đưa ra để được siết hàm, điều chỉnh lực kéo hoặc giải quyết một số vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng.

Tháo niềng và hoàn thành

Khi tình trạng sai khớp cắn đã được điều trị hiệu quả, răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng và đeo hàm duy trì trong khoảng 1 - 1,5 năm. Nhiều người thường bỏ qua bước đeo hàm duy trì khiến các răng bị chạy lại sau khi niềng. Vậy nên, bạn cần tuân thủ đeo hàm duy trì để răng, khớp cắn được ổn định khi mới dịch chuyển sang vị trí mới.

Những lưu ý khi thực hiện niềng răng sai khớp cắn

Để quá trình chỉnh nha được diễn ra suôn sẻ, ngoài việc điều trị đúng quy trình thì bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Hiệu quả chỉnh nha sau cùng phụ thuộc rất lớn vào tay nghề, trình độ chuyên môn của bác sĩ. Nếu bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn, thì kỹ thuật thực hiện chuyên nghiệp hơn, hạn chế cảm giác đau đớn cũng như sai sót trong quá trình điều trị, giúp bệnh nhân yên tâm và nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp.

Chăm sóc răng miệng

Khi đeo mắc cài trên răng việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Thức ăn cũng dễ bám vào khí cụ gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng. Đó là lý do bạn cần phải có biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp với răng niềng như đánh răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ thức ăn dư thừa còn đọng lại và giảm hôi miệng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp, tránh gây tổn thương đến răng nướu, giúp bệnh nhân thoải mái khi điều trị.

Ăn uống khoa học

Khi đeo niềng răng bạn cần kiêng khem một số thực phẩm trong thời gian đầu, mới niềng răng về chỉ nên ăn súp, cháo,... Khi cảm giác khó chịu đã vơi đi bớt bạn hãy ăn uống bình thường (chỉ nên tránh đồ ăn quá cứng, dai hoặc nóng, lạnh), bổ sung khoáng chất, vitamin, canxi giúp răng chắc khỏe. Các thức ăn chứa nhiều đường như nước ngọt, hay thực phẩm dễ bám màu như cafe, bia, rượu cần hạn chế.

Hợp tác với bác sĩ

Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả như mong muốn hoặc rút ngắn thời gian đeo niềng bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ, tuân thủ lịch hẹn tái khám cũng như các chỉ dẫn khác. Việc tái khám cực kỳ quan trọng, giúp bác sĩ theo dõi tiến độ, rồi kéo siết hàm một lực vừa phải, ổn định.

Niềng răng sai khớp cắn giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng sai khớp cắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Tình trạng răng miệng hiện tại: Bác sĩ kiểm tra tình hình răng miệng của bệnh nhân nếu phát hiện một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,... sẽ phải điều trị trước, khi răng ổn định mới niềng được. Khiến cho tổng chi phí niềng răng cao hơn so với dự định bạn đầu.
  • Phương pháp áp dụng: Mỗi kỹ thuật chỉnh nha sẽ có chi phí khác nhau, ví dụ niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt có giá thành cao hơn nhiều so với niềng răng bằng mắc cài kim loại thông thường. Tùy vào từng nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ đề xuất phương án hợp lý.
  • Chênh lệch giữa các phòng khám: Nếu so sánh giá niềng răng giữa các nha khoa bạn sẽ thấy có sự khác nhau. Bởi vì mỗi phòng khám áp dụng công nghệ chỉnh nha riêng, đó là chưa kể nha khoa nào sử dụng máy móc hiện đại, tiên tiến cho ra hiệu quả niềng răng vượt trội thì chi phí sẽ cao hơn. Thay vì tìm địa chỉ niềng răng giá rẻ bạn hãy lựa chọn nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ tay nghề cao, đem đến cho bạn sự an tâm khi điều trị.

Nha Khoa Đăng Lưu với 16 chi nhánh rải khắp miền Nam, tại đây sở hữu đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình niềng răng. Ngoài ra, phòng khám còn hỗ trợ trả góp mỗi tháng để bệnh nhân giảm bớt gánh nặng về tiền bạc. Dưới đây là bảng giá niềng răng sai khớp cắn được cập nhật mới nhất tại Nha Khoa Đăng Lưu.

bảng giá niềng răng sai khớp cắn
Bảng giá niềng răng sai khớp cắn*

Niềng răng sai khớp cắn giúp bạn sở hữu hàm răng cân đối, đều đẹp như mong muốn. Hãy liên hệ tới Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn chính xác tình trạng sai khớp cắn và giải pháp khắc phục phù hợp nhé!

Bài viết liên quan: