Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có gì đáng chú ý

Lượt xem: 1768
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Mắc cài kim loại tự buộc hay còn gọi là mắc cài tự đóng - Loại khí cụ chỉnh nha được ưa chuộng nhiều hiện nay. Để biết sự khác biệt của hình thức niềng răng này so với khí cụ chỉnh nha mắc cài thông thường, các bạn hãy tham khảo những đặc điểm của mắc cài kim loại tự buộc mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Niềng răng mắc cài tự đóng giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian chỉnh nha và mang lại hàm răng đều đẹp. Việc đeo niềng răng cần tuân thủ theo quy định mà bác sĩ đưa ra, hạn chế những rủi ro về sau.

Mắc cài kim loại tự buộc là gì
Mắc cài kim loại tự buộc là gì?*

Mắc cài kim loại tự buộc là gì?

Đây là một loại khí cụ chỉnh nha được cải tiến từ niềng răng mắc cài truyền thống với tính thẩm mỹ và lực di chuyển răng ổn định giúp khách hàng nhanh chóng có hàm răng đều đẹp. Nhờ cấu tạo nắp trượt tự đóng nên mắc cài tự buộc có khả năng cố định dây cung trong rãnh, không để dây cung tạo lực ma sát lớn đối với răng.

Niềng răng bằng mắc cài tự buộc mang lại cho bạn sự thoải mái và dễ chịu. Quan trọng hơn, niềng răng bằng loại khí cụ này sẽ không gây ra cảm giác đau ê răng như một số loại mắc cài khác.

Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Ưu điểm:

Theo đánh giá của giới chuyên môn, mắc cài kim loại tự buộc nói riêng và mắc cài tự buộc nói chung hội tụ những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Nhỏ gọn thuận tiện cho người dùng: Mắc cài tự đóng không dùng đến dây thun buộc như những loại mắc cài cổ điển và được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt giúp người dùng cảm thấy thuận tiện dễ chịu hơn rất nhiều. Mặc dù có thay đổi trong cấu tạo mắc cài, thế nhưng ưu điểm của khí cụ này là giữ được lực kéo ổn định giúp răng di chuyển đúng hướng về vị trí mong muốn.
  • Thời gian chỉnh nha nhanh hơn: Niềng răng mắc cài tự đóng tạo lực tác dụng lên răng ổn định và bền bỉ. Đặc biệt, khi niềng răng bằng khí cụ tự đóng, số lần tái khám, thời gian nắn chỉnh ít hơn khi bạn sử dụng niềng răng mắc cài thông thường.Thực hiện niềng răng tự buộc hiện đại cho độ bền chắc cao. Nhờ vậy, hiệu quả chỉnh nha sẽ đạt được chỉ trong thời gian ngắn mà không khó chịu hay đau nhức.
  • Hạn chế tối đa tuột dây cung: Dựa vào các chốt tự động nên không cần đến dây thun, điều này tránh được tình trạng bung thun làm tuột dây cung ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
  • Vệ sinh răng miệng dễ hơn: Mắc cài được thiết kế khác với truyền thống, chúng bo góc trơn láng nên sẽ không làm cho niêm mạc má bị trầy xước, thức ăn không mắc lại. Việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn, tránh hôi miệng và hạn chế các bệnh lý khác.
  • Không cần tái khám nhiều lần: Lực tác động của mắc cài sẽ được kéo siết tự động bạn không cần phải đến phòng khám nhiều lần, tiết kiệm thời gian, công sức của bệnh nhân mà vẫn đạt hiệu quả chỉnh nha vượt trội.

Chính nhờ những ưu điểm kể trên mà ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn mắc cài tự đóng để chỉnh nha.

mắc cài kim loại tự buộc
Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc*

Nhược điểm:

mắc cài kim loại tự buộc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Song, chúng còn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Hệ thống mắc cài lộ rõ trên mặt ngoài của răng nên hình thức niềng răng này được đánh giá kém thẩm mỹ hơn so với các phương pháp chỉnh nha khác.
  • Chi phí thực hiện cao hơn nhiều so với niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống nên bệnh nhân cần cân nhắc.

Niềng răng mắc cài kim loại tự động sẽ mất thời gian bao lâu?

Bệnh nhân sẽ giảm bớt thời gian đeo niềng so với hình thức chỉnh nha truyền thống (rút ngắn đi 3 - 6 tháng niềng răng). Còn lại, tùy vào từng trường hợp và mức độ lệch lạc của răng mà thời gian đeo niềng của mỗi người sẽ khác nhau, trung bình một ca niềng răng kéo dài từ 1,5 đến 2 năm.

Áp dụng niềng răng mắc cài kim loại tự động có cần phải nhổ răng hay không?

Vấn đề nhổ răng khi niềng răng được nhiều bệnh nhân quan tâm, thật ra không riêng gì niềng răng mắc cài kim loại tự động mà việc nhổ răng thường chỉ định khi:

  • Hàm răng của bệnh nhân bị lệch nhiều, răng thừa đâm ra ngoài hoặc mọc sai vị trí không thể kéo chỉnh được cần phải nhổ bỏ để tạo khoảng trống giúp các răng khác dịch chuyển.
  • Hàm trên bị nhô ra phía trước quá nhiều, bác sĩ chỉ định nhổ răng rồi kéo chúng về lại phía sau, cân chỉnh hai hàm, cải thiện tình trạng răng hô.
  • Răng mọc dày, chen chúc, có các răng mọc to cần phải nhổ bỏ.
  • Nhổ răng khôn mọc lệch trước khi niềng răng để tránh tình trạng viêm nhiễm, đau nhức, khó chịu hoặc đâm vào răng bên cạnh làm xô lệch cả hàm răng.

Sự khác nhau của niềng răng mắc cài kim loại thường và niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Thật ra, niềng răng mắc cài tự buộc hay niềng răng mắc cài thường nếu thực hiện đúng kỹ thuật đều cho ra hiệu quả chỉnh nha cao. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác biệt, dưới đây là bảng so sánh hai phương pháp niềng răng này.

 
Tiêu chí đánh giáNiềng răng mắc cài thườngNiềng răng mắc cài tự buộc
Đặc điểmNhờ vào lực tác dụng của dây thun để cố định và kéo chỉnh răng về đúng vị trí. Điểm đặc biệt của dây thun niềng răng đó là chúng có màu sắc đa dạng, tô điểm cho hàm răng của bạn, phù hợp với các bạn trẻ.Sự cải tiến vượt trội về hệ thống mắc cài có nắp trượt tự động không cần phải có dây thun hỗ trợ. Dây cung tự tác động lực vừa phải lên răng, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng.
Thời gian chỉnh nhaDây thun trên răng dễ bị tuột ra nên lực tác dụng lên răng không đều, tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến thời gian điều trị lâu, ảnh hưởng tới hiệu quả sau cùng.Bệnh nhân không cần phải đến phòng khám nha khoa thường xuyên và thời gian chỉnh nha được cắt giảm từ 4 - 6 tháng. Hiệu quả niềng răng
Hiệu quả niềng răngNếu không xảy ra bất kỳ sai sót nào thì răng sẽ được đưa về đúng vị trí trên cung hàm sau 1 - 3 năm tùy vào mức độ lệch lạc của răng.Răng ít bị đau nhức và không ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai nhiều, hiệu quả chỉnh nha cao.
Tình trạng đauMắc cài dễ đâm vào má gây đau đớn, chảy máu. Cần có thời gian để khoang miệng “chấp nhận” các “vật lạ” này.Mắc cài được mài nhẵn, trơn bóng nên ít gây tổn thương lên các bộ phận khác trong khoang miệng, hạn chế đau đớn. Chi phí
Chi phí32.000.000 VNĐ/ca42.000.000 VNĐ/ca
niềng răng mắc cài kim loại thường và niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại thường và niềng răng mắc cài kim loại tự buộc*

Tiến trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

Để đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong đợi với phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại tự đóng bạn sẽ phải thực hiện theo quy trình chuẩn sau đây:

Kiểm tra, tư vấn

Bước đầu tiên, bệnh nhân cần chọn nha khoa uy tín, gặp bác sĩ có chuyên môn để kiểm tra tình hình răng miệng hiện tại. Nếu bệnh nhân đang gặp các vấn đề như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,... thì cần phải điều trị trước, khi nào răng miệng khỏe hẳn mới tiến hành niềng răng. Bác sĩ cũng yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang xem thử chỉ cần niềng răng hay phải phẫu thuật căn chỉnh xương hàm mới mang lại hàm răng đều đẹp, khuôn mặt hài hòa.

Đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp

Dựa vào các thông số đưa ra bác sĩ sẽ đề xuất phương án chỉnh nha phù hợp. Nếu bạn được phép thực hiện niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và đồng ý với giải pháp này thì bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể dành cho bạn.

Gắn khí cụ chỉnh nha

Trước khi gắn khí cụ vẫn có bước ký hợp đồng để đảm bảo quyền lợi trong trường hợp có vấn đề phát sinh xảy ra. Bác sĩ tiến hành đính mắc cài, dây cung lên răng cho bệnh nhân, quá trình này được thực hiện tỉ mỉ để tránh xảy ra sai sót và giúp cho quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao.

Tiến trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Tiến trình niềng răng mắc cài kim loại tự buộc*

Hướng dẫn chăm sóc răng niềng, hẹn lịch tái khám

Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ dặn dò bệnh nhân về chế độ chăm sóc răng niềng và hẹn lịch tái khám để kiểm tra, kéo siết hàm định kỳ đảm bảo quá trình niềng răng đạt hiệu quả như mong đợi.

Tháo niềng

Khi răng được kéo chỉnh về vị trí mong muốn, hàm răng trở nên đều đặn bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng. Sau đó cho bệnh nhân đeo hàm duy trì để các răng ổn định và không bị chạy lại. Từ đó sở hữu nụ cười đẹp, hai hàm răng khít nhau, khuôn mặt trở nên hài hòa cân đối.

Những vấn đề cần chú ý sau khi tháo niềng răng

Răng chạy về vị trí ban đầu là tình trạng không ai mong muốn cả. Để tránh xảy ra tình huống này bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của nha sĩ, gồm cả việc thay đổi thói quen xấu mỗi ngày và có chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng đúng cách, đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng để hàm răng được ổn định.

Chế độ chăm sóc răng miệng

Việc chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng cần phải được thực hiện nghiêm túc. Nhiều bệnh nhân không chú ý vấn đề này khiến cho hàm răng không đạt tính thẩm mỹ như mong muốn dù đã bỏ ra số tiền lớn để niềng răng.

  • Chọn bàn chải đánh răng: Thay vì bàn chải bình thường bạn hãy chuyển sang dùng loại có đầu nhỏ với lớp lông mềm, mảnh có thể len lỏi vào các ngóc ngách trong khoang miệng để làm sạch mảng bám, vi khuẩn.
  • Chải răng đúng cách: Tác động lực mạnh không phải là cách chải răng hiệu quả, bạn hãy đánh răng với lực vừa đủ, tránh làm tổn thương đến nướu lợi.
  • Không dùng tăm xỉa răng: Tăm xỉa răng thông thường dễ làm thưa răng của bạn, hãy dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước loại bỏ thức ăn mắc giữa các kẽ răng để hàm răng không bị ảnh hưởng.

Chế độ ăn uống sau khi tháo niềng

Chế độ ăn uống với thực đơn hằng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho bạn có hàm răng chắc khỏe và đều đẹp. Một số người hay ăn uống qua loa, không chú trọng nhiều và thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cả hàm răng. Bác sĩ khuyên bạn cần chú ý chế độ ăn uống mỗi ngày để giúp răng được bảo vệ và ổn định sau khi niềng, cụ thể là:

  • Bổ sung khoáng chất cần thiết, các vitamin,... thúc đẩy răng phát triển và hạn chế một số bệnh lý khác.
  • Vẫn nên ưu tiên ăn những thực phẩm mềm, đã được nấu chín kỹ để giảm áp lực cắn xé lên hàm răng.
  • Xin ý kiến của bác sĩ về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng sau khi tháo niềng răng.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa axit cao vì chúng có nguy cơ gây tổn hại tới men răng.

Trên đây là các vấn đề mà bạn phải hết sức chú ý về chế độ ăn uống mỗi ngày. Hãy nghiêm túc thực hiện khuyến cáo mà bác sĩ đưa ra để làm tăng tính thẩm mỹ của hàm răng, cải thiện chức năng ăn nhai cũng như giúp khuôn mặt trở nên hài hòa.

Loại bỏ thói quen xấu

Răng chạy lại vị trí cũ do bệnh nhân vẫn giữ thói quen xấu không phải trường hợp hiếm gặp trong chỉnh nha. Dưới đây là một số hành động có thể làm ảnh hưởng đến hàm răng của bạn nếu thực hiện thường xuyên:

  • Đẩy lưỡi: Hành động trực tiếp tác động lên hàm răng, khiến chúng bị lệch khỏi cung hàm, nhô ra phía trước, hai hàm không khít với nhau.
  • Nghiến răng: Hai hàm răng tác động lực mạnh dễ làm răng dịch chuyển về vị trí cũ, xô lệch và không còn ổn định.
  • Ăn uống đồ cứng, dai, răng chịu nhiều lực tác động khiến cho chúng bị ảnh hưởng.
  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt có gas, trà sữa,...
  • Hạn chế hút thuốc, uống bia rượu, cà phê hay trà đậm thường xuyên vì dễ làm cho răng ố vàng, mất thẩm mỹ.

Các thói quen không tốt được liệt kê trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hàm răng của bạn sau khi niềng. Chẳng ai muốn phải niềng răng lần thứ 2 vừa tốn tiền lại mất nhiều thời gian. Vậy nên hãy chú ý đừng vì “một phút nông nỗi” mà hối hận nhé.

Những vấn đề cần chú ý sau khi tháo niềng răng
Những vấn đề cần chú ý sau khi tháo niềng răng*

Thăm khám định kỳ

Dù đã tháo niềng bạn cũng đừng quên đến phòng khám để kiểm tra định kỳ. Bác sĩ xem xét tình hình răng miệng qua mỗi giai đoạn rồi đánh giá sự dịch chuyển của răng, nếu có gì bất thường sẽ tìm hướng giải quyết, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Sau khi tháo niềng nếu như bệnh nhân cảm thấy có sự thay đổi tiêu cực nào trên hàm răng hãy chủ động đến gặp bác sĩ. Bạn không nên tự xử lý tại nhà vì điều này tác động trực tiếp tới hàm răng của bạn.

Đeo hàm duy trì

Có nhiều người đặt ra câu hỏi “Hàm duy trì có thật sự cần thiết không?”. Chúng rất quan trọng và bắt buộc sau khi niềng răng để giúp hàm răng không bị chạy lại vị trí ban đầu. Quá trình đeo hàm duy trì diễn ra theo đúng thời gian quy định để phát huy hết công dụng của nó.

Thời gian đeo hàm duy trì đối với mỗi người là khác nhau, thường sẽ dao động từ 6 tháng - 12 tháng. Trong những tháng đầu bệnh nhân cần phải đeo niềng xuyên suốt, sau đó giảm xuống khoảng 20 - 22h/ngày. Đến khi nào hàm răng trở nên ổn định thì không cần phải đeo nữa.

Bác sĩ nha khoa hướng dẫn cho bạn cách đeo hàm duy trì. Trong quá trình sử dụng bệnh nhân phải vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ mảng bám, hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

Chung quy lại, trước - trong - sau niềng răng đều có nhiều vấn đề bạn cần chú ý để giúp hàm răng trở nên đều đẹp, cải thiện chức năng ăn nhai. Bệnh nhân phải hợp tác với bác sĩ để quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy đến làm sai lệch khớp cắn, răng dịch chuyển không như mong muốn.

Chi phí niềng răng mắc cài tự đóng bao nhiêu tiền?

Có thể bạn sẽ đắn đo không biết có nên niềng răng mắc cài tự đóng hay không bởi chi phí của loại chỉnh nha này cao hơn mắc cài kim loại. Thế nhưng, như những gì chúng tôi đã phân tích thì khí cụ tự đóng ưu việt hơn mắc cài kim loại phổ thông rất nhiều. Lựa chọn phương pháp này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian niềng răng mà hiệu quả đem đến lại vượt trội hơn so với kỹ thuật truyền thống.

Bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng của Nha Khoa Đăng Lưu để trực tiếp so sánh chi phí của mắc cài tự đóng so với các loại khí cụ niềng răng khác. Từ đó đưa ra lựa chọn có nên thực hiện niềng răng mắc cài kim loại tự buộc hay không?

mức phí niềng răng Nha Khoa Đăng Lưu
Mức phí niềng răng Nha Khoa Đăng Lưu*

Mắc cài kim loại tự buộc không phải là lựa chọn duy nhất, thế nên dù bạn niềng răng bằng khí cụ nào đi nữa, Nha Khoa Đăng Lưu tự tin giúp bạn có được hàm răng đều đẹp như mong muốn. Nếu đã hiểu rõ đặc điểm của mắc cài kim loại tự buộc và muốn sử dụng loại niềng răng này nhưng chưa đủ tài chính để thực hiện, bạn hoàn toàn có thể tham khảo chương trình niềng răng trả góp của chúng tôi.

Bài viết liên quan: