Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng móm khắc phục nhanh tình trạng móm do răng

Lượt xem: 15537
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Niềng răng móm có thật sự cần thiết không? Răng móm, hàm dưới chìa ra phía trước nhiều, điều này không những làm cho việc khép miệng của bạn gặp khó khăn, khả năng ăn uống hạn chế mà xét về phương diện thẩm mỹ, răng móm còn khiến khuôn mặt bạn trở nên thiếu cân đối. Vì vậy, cần phải thực hiện niềng răng nếu bạn phát hiện răng hàm dưới mọc không đúng chỗ, chìa ra ngoài.

Người bị móm thường không có gương mặt hài hòa bởi hàm dưới bị chìa ra phía trước khiến cho tổng thể khuôn mặt mất cân đối. Khắc phục tình trạng bị móm nhờ vào niềng răng là cách mà nhiều người lựa chọn với mong muốn tìm lại vẻ đẹp vốn có của mình.

Niềng răng móm đem lại hiệu quả cao
Niềng răng móm đem lại hiệu quả cao*

Răng móm là gì?

Răng móm (hàm dưới bị đưa ra ngoài nhiều) chính là một dạng sai khớp cắn phổ biến hiện nay. Răng phát triển bình thường khi khép miệng lại hàm trên và hàm dưới khít nhau. Còn người bị móm hàm dưới đưa ra trước nhiều hơn, bao phủ cả hàm trên, môi dưới, cằm nhô ra nên khi nhìn nghiêng mặt bị lõm mất cân đối, không còn hài hòa.

Nguyên nhân gây nên tình trạng móm răng

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bị móm răng, gồm:

  • Di truyền: Trong gia đình có người bị móm thì nguy cơ cao đời con cháu cũng mắc phải tình trạng này.
  • Mất răng sớm: Nhiều bệnh nhân thiếu răng cửa hàm trên, hoặc mất một số răng trên cung hàm làm giảm chiều dài cung răng, khiến hàm dưới trượt ra bên ngoài nhiều hơn.
  • Hành động xấu hằng ngày: Một số người có thói quen không tốt đó là hay đẩy lưỡi, đưa hàm dưới ra trước nên gây móm.
  • Vấn đề do khớp: Dây chằng khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng do các tác động khác nhau khiến nó lỏng lẻo dễ làm cho hàm dưới trượt ra phía trước.
  • Vấn đề về nội tiết, cơ địa bên trong của mỗi người: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng rối loạn tuyến yên cũng là nguyên nhân dẫn đến xương hàm dưới phát triển không ổn định, gây móm.
Nguyên nhân gây nên tình trạng móm răng
Nguyên nhân gây nên tình trạng móm răng*

Các tác hại của răng móm đến bệnh nhân

  • Khiến khuôn mặt mất cân đối: Bị móm làm 2 hàm lệch nhau nên nhìn tổng thể gương mặt không còn hài hòa, gây mất thẩm mỹ.
  • Chức năng ăn nhai hạn chế: Vì khớp cắn ngược, hai hàm không khít với nhau nên khi ăn nhai cũng gặp nhiều khó khăn. Người bệnh hay bị mỏi hàm, không nhai nhuyễn thức ăn làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, thậm chí bị rối loạn tiêu hóa, các cơn đau xuất hiện nhiều.
  • Phát âm không chuẩn: Bị móm còn khiến cho nhiều người không nói chuyện rõ ràng được, phát âm không chuẩn, tự ti khi giao tiếp với người khác.
  • Dễ mắc một số bệnh lý về răng miệng: Cơ hàm hoạt động nhiều, dễ dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm, co thắt cơ, người bệnh hay bị đau khớp gây ra cảm giác khó chịu.

Niềng răng móm có cần nhổ răng hay không?

Vấn đề nhổ răng khi thực hiện niềng răng là điều mà nhiều người quan tâm. Trong một vài trường hợp cụ thể bệnh nhân phải nhổ răng số 4 hoặc số 5, nhưng cũng có người không cần nhổ đi răng thật.

Các trường hợp cần nhổ răng đó là người có răng khôn mọc lệch, răng mọc chen chúc nhiều phải nhổ đi để tạo khoảng trống giúp cho răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Những người có cấu trúc hàm răng phức tạp, đặc biệt là người lớn khi xương hàm phát triển gần như hoàn thiện thì nguy cơ nhổ răng cao hơn so với trẻ em. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên nên đi niềng răng càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

Dù có nhổ răng bạn cũng không cần lo lắng nhiều vì hiện nay phòng khám nha khoa đã được trang bị các công nghệ tiên tiến giúp quá trình nhổ răng thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng, không gây đau nhức nhiều. Sau khi nhổ răng, hoạt động ăn nhai trên cung hàm vẫn diễn ra bình thường, không ảnh hưởng đến việc phát âm của bạn.

Quá trình niềng răng móm diễn ra như thế nào?

Để đạt được kết quả chỉnh nha cao nhất thì việc niềng răng móm phải diễn ra theo đúng quy trình, cụ thể là:

Gặp bác sĩ kiểm tra

Đầu tiên bạn cần tìm nha khoa uy tín, gặp bác sĩ có chuyên môn vững vàng để được kiểm tra tình hình răng miệng hiện tại. Lúc này, bác sĩ khám lần lượt răng miệng của bạn, nếu phát hiện ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi,... sẽ tiến hành điều trị trước rồi mới niềng răng sau.

Chụp X-quang

Muốn có nhận định chính xác về tình hình răng miệng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang. Dựa vào kết quả nhận được đánh giá tình trạng răng, phát hiện những khuyết điểm cụ thể, xác định cấu trúc xương hàm và lên kế hoạch điều trị chuẩn xác. Một vài trường hợp bác sĩ còn yêu cầu bạn có thêm phim chụp mặt thẳng hoặc phim 3D CT để đánh giá cấu trúc răng ngầm.
Từ các kết quả trên, bác sĩ đề xuất phương pháp niềng răng móm phù hợp với từng người cũng như chi phí điều trị cụ thể. Nếu bệnh nhân đồng ý sẽ tiến hành lấy dấu hàm răng.

Lấy dấu hàm răng

Thao tác này giúp đánh giá được tình trạng răng, đo đạc kích thước răng, tạo một mẫu hàm cá nhân bằng thạch cao. Ngoài ra, còn chụp ảnh dữ liệu tại thời điểm trước niềng răng, lưu lại để đánh giá tình trạng của bệnh nhân ở nhiều góc độ khác nhau, phục vụ quá trình điều trị răng miệng.

Lên kế hoạch điều trị cụ thể

Bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị cho từng người, nếu bệnh nhân có ý kiến gì hãy trực tiếp thảo luận để được giải thích kỹ càng, giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ.

Quá trình niềng răng móm diễn ra như thế nào
Quá trình niềng răng móm diễn ra như thế nào*

Gắn khí cụ niềng răng

Nếu niềng răng bằng hệ thống mắc cài, dây cung bác sĩ lấy cao răng, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng rồi dùng keo dán nha khoa chuyên dụng đính hết mắc cài vào răng, tác động lực vừa phải để răng được kéo chỉnh về đúng vị trí.
Còn đối với niềng răng trong suốt bác sĩ sẽ bàn giao khay niềng, hướng dẫn bệnh nhân đeo khay đúng cách để đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

Chăm sóc răng miệng - Khám định kỳ

Khi đã đính khí cụ niềng răng (hoặc bàn giao khay niềng trong suốt) xong, bác sĩ đưa lịch tái khám cho mỗi bệnh nhân cũng như dặn dò việc vệ sinh răng miệng sao cho phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và đến thăm khám để kéo siết hàm định kỳ, hoặc điều chỉnh sai lệch (nếu có).

Hoàn tất niềng răng

Khi răng đã được nắn chỉnh về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, trả lại cho bệnh nhân hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng ngời thì bác sĩ sẽ tháo niềng răng và cho bạn đeo hàm duy trì.

Niềng răng móm mất bao lâu?

Thời gian niềng răng móm tùy vào từng trường hợp của mỗi người, nhưng thường kéo dài từ 18 đến 36 tháng. Dưới đây là những yếu tố quyết định tới niềng răng móm trong bao lâu:

Tuổi tác của người niềng răng

Những bệnh nhân có độ tuổi từ 6 - 12 giai đoạn này hàm răng chưa phát triển hoàn thiện, chân răng còn đang hình thành, xương mềm, nhờ vào lực tác động của các khí cụ răng dịch chuyển nhanh hơn. Thời gian niềng răng ở trẻ dao động từ 1, 5 - 3 năm.

Những người từ 12 - 25 tuổi răng vĩnh viễn đã mọc nhưng xương vẫn chưa cứng, răng cũng dịch chuyển dễ dàng, thời gian đeo niềng là 1 đến 1,5 năm.

Sau 25 tuổi xương cứng nên quá trình điều chỉnh răng diễn ra phức tạp hơn, thời gian niềng răng cũng vì thế mà tăng lên từ 2 - 2,5 năm.

Thói quen hằng ngày ảnh hưởng đến thời gian niềng răng

Niềng răng móm mất thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào sức khỏe mô lợi cũng như thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày của bạn. Nếu bạn không mắc các bệnh lý về mô nha chu thì quá trình niềng răng không bị gián đoạn, thời gian niềng răng cũng vì thế mà được rút ngắn.
Bệnh nhân vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ, làm sạch khoang miệng đúng cách, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên răng giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.

Tuân thủ điều trị

Thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào sự tuân thủ điều trị của mỗi bệnh nhân. Khi chỉnh nha, răng của bạn bị tác động bởi hệ thống khí cụ nên chúng sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường. Lúc đầu, bạn chưa quen với các “vật lạ” ở trong khoang miệng nên hãy ăn thực phẩm mềm. Bên cạnh đó, cần loại bỏ thói quen dùng răng xé cắn đồ vật, cắn móng tay hay uống nước đá để bảo vệ răng miệng của bạn.

Như vậy, chỉ cần bạn làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì việc niềng răng diễn ra nhanh chóng. Còn nếu gặp bất kỳ vấn đề gì phát sinh hãy tới nha khoa để được xử lý kịp thời, không nên tự giải quyết ở nhà tránh tác động xấu đến răng niềng.

Niềng răng móm có khó không?

Nhìn chung, các phương pháp niềng răng móm cũng khá giống với những trường hợp niềng răng lệch lạc khác. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân bệnh nhân bị móm do đâu, do răng hàm dưới chìa ra ngoài quá nhiều hay vấn đề xuất phát từ cả 2 hàm (hàm trên và hàm dưới) để có hướng điều trị thích hợp.
Sau khi xác định nguyên nhân gây móm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cân chỉnh hướng răng, nên tác động lực ở đâu để đưa răng về vị trí tốt nhất và cân chỉnh khớp cắn ở cả 2 hàm răng.

Niềng răng móm có khó không
Niềng răng có khó không?*

Các phương pháp niềng răng móm

Hiện nay, xét về tính thẩm mỹ, có thể chia niềng răng móm thành 2 loại, đó là niềng răng thẩm mỹ và niềng thường để khắc phục hiện tượng răng móm.

Niềng răng móm thẩm mỹ

Sử dụng hệ thống các mắc cài trong suốt có cấu tạo bằng nhựa trong và niềng răng mặt lưỡi là 2 phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay nhằm khắc phục về mặt thẩm mỹ khi niềng răng.
Với cách niềng răng thẩm mỹ này, người dùng sẽ không phải lo lắng việc mắc cài “án ngữ” trên khuôn mặt mình nữa. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể tự tin giao tiếp trong khoảng thời gian nắn chỉnh răng mà không ngại “ánh nhìn” của người khác.

Niềng răng móm thẩm mỹ
Niềng răng  thẩm mỹ*

Niềng răng với mắc cài truyền thống

Sử dụng mắc cài truyền thống như mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ để niềng cố định mặt ngoài răng và điều chỉnh dây cung để răng dịch chuyển đến các vị trí như mong muốn. Với hệ thống dây cung chắc chắn, niềng răng móm mắc cài có lực kéo ổn định, giúp răng dịch chuyển nhanh, khắc phục tình trạng móm do răng. Thế nhưng việc đeo mắc cài từ 1 - 2 năm khiến cho một số người ái ngại về vấn đề thẩm mỹ.

Niềng răng với mắc cài truyền thống
Niềng răng với mắc cài truyền thống*

Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi niềng răng móm

Với các vấn đề về hô móm, nhiều người nghĩ chỉ cần niềng răng là xong nên thường hấp tấp lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thích hợp. Trên thực tế, để xác định nguyên nhân khiến bạn bị móm cần kiểm tra nhiều yếu tố, trong đó có chụp hình X-Quang và phân tích xương hàm. Nếu móm do răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài, có thể khắc phục bằng biện pháp niềng răng. Còn móm do xương hàm dưới phải kết hợp phẫu thuật mới điều trị được. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để xác định nguyên nhân và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị móm thích hợp.

Một số lưu ý để tránh bị móm trở lại sau khi niềng răng

Niềng răng xong bị móm lại là trường hợp không hề hiếm gặp, để tránh tình trạng này xảy ra bạn hãy lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có cơ sở vật chất đảm bảo, thiết bị máy móc tiên tiến, áp dụng kỹ thuật niềng răng hiện đại. Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, tốt nghiệp Đại học Y khoa, chuyên môn vững vàng, tay nghề cao.
  • Chỉ nên thực hiện niềng răng khi bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng, tư vấn dễ hiểu, nhắc lịch siết hàm đều đặn.
  • Khi niềng răng bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng, nếu gặp điều gì bất thường hãy chủ động tới phòng khám để bác sĩ kiểm tra và khắc phục.
Một số lưu ý để tránh bị móm trở lại sau khi niềng răng
Một số lưu ý để tránh bị móm trở lại sau khi niềng răng*

Tại sao bạn nên niềng răng tại Nha Khoa Đăng Lưu?

Được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ niềng răng NQT - Những người có gần 20 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và lên kế hoạch điều trị. Đặc biệt, quy trình niềng răng được xem xét bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, Thạc sĩ chuyên ngành niềng răng tại Đại học Munter (Đức) sẽ mang đến cho bạn hiệu quả chỉnh nha cao.

Xem thêm: Bảng Giá Niềng Răng

Khi đến với Nha Khoa Đăng Lưu bạn còn được trả góp chi phí niềng răng, miễn phí chụp hình phim răng, scan răng 3D mô phỏng nụ cười trong tương lai. Niềng răng móm an toàn, trả lại cho bạn hàm răng đẹp, nụ cười tự tin. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để rút ngắn quá trình niềng răng nhờ sử dụng khí cụ tăng tốc niềng răng hợp lý.

Chi phí niềng răng móm tại Nha Khoa Đăng Lưu

Là một địa chỉ niềng răng uy tín được nhiều người lựa chọn, vậy chi phí niềng răng móm tại Nha Khoa Đăng Lưu bao nhiêu tiền? Thật ra, tùy vào từng trường hợp mà mức phí niềng răng móm ở mỗi người sẽ khác nhau. Chi phí niềng răng phụ thuộc vào:

  • Phương pháp mà bạn lựa chọn: Dĩ nhiên bạn chọn niềng răng trong suốt sẽ nhiều tiền hơn niềng răng bằng mắc cài kim loại. Khi đến nha khoa uy tín bác sĩ tư vấn cho bạn kỹ thuật niềng răng phù hợp với tình hình răng miệng cũng như điều kiện tài chính.
  • Mức độ móm nặng hay nhẹ: Bệnh nhân bị móm nặng phải tốn nhiều thời gian niềng răng, kết hợp với một vài kỹ thuật chỉnh nha khác nên chi phí cũng cao hơn.
  • Tình hình răng miệng hiện tại: Chi phí niềng răng được bác sĩ đưa ra là riêng biệt, tuy nhiên bệnh nhân mắc các bệnh lý như viêm tủy, viêm lợi, sâu răng, răng khôn mọc lệch,... phải điều trị dứt điểm mới niềng răng được. Vậy nên tính luôn các chi phí này vào thì số tiền mà bạn phải bỏ ra để sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ nhiều hơn so với những người khác.
Bảng giá niềng răng móm tại Nha Khoa Đăng Lưu
Bảng giá niềng răng móm tại Nha Khoa Đăng Lưu*

Niềng răng móm là giải pháp phù hợp dành cho nhiều bệnh nhân đang loay hoay tìm kiếm phương pháp chỉnh nha hiệu quả. Tại Nha Khoa Đăng Lưu có sử dụng phần mềm mô phỏng niềng răng, hỗ trợ bác sĩ đưa ra kết luận và phương án điều trị phù hợp, giúp bạn nhanh chóng khắc phục tình trạng bị móm.

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2023 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status