Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng mắc cài kim loại

Lượt xem: 10515
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Với những người không tự tin với hàm răng của bản thân và đang tìm kiếm một phương pháp chỉnh nha hiệu quả với giá thành hợp lý thì niềng răng mắc cài kim loại là sự lựa chọn hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu đó.

Niềng răng mắc cài kim loại là một phương pháp niềng răng truyền thống giúp bạn cải thiện được những khuyết điểm của hàm răng như: răng lệch lạc, hô, móm,…Với chi phí rẻ hơn các loại mắc cài khác, quá trình điều trị đơn giản nên phương pháp niềng răng này đang là sự lựa chọn của cả người lớn lẫn trẻ em.

Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí hợp lý
Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí hợp lý*

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Là phương pháp chỉnh nha quen thuộc, niềng răng bằng mắc cài kim loại đã đồng hành cùng nhiều bệnh nhân trên khắp thế giới, mang lại nụ cười rạng ngời và hàm răng chắc khỏe cho mọi người. Quá trình điều trị niềng răng mắc cài kim loại sẽ kéo dài từ 18 đến 24 tháng, tùy theo tình trạng răng của bạn như thế nào. Đối với trẻ em thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn so với người lớn, vì xương hàm của trẻ mềm, răng di chuyển một cách nhanh chóng. Quá trình điều trị phải được tiến hành bởi bác sĩ chỉnh nha có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, để có thể lập kế hoạch di chuyển và sắp xếp răng đạt hiệu quả tốt.

Niềng răng mắc cài sứ nâng cao thẩm mỹ cho cho người niềng
Niềng răng mắc cài sứ nâng cao thẩm mỹ cho cho người niềng*

Thực hiện phương pháp này, bạn sẽ có một hàm răng đều và đẹp. Bên cạnh đó, niềng răng cải thiện được chức năng ăn nhai, khớp cắn không bị xáo trộn, giúp khuôn mặt trở nên hài hòa hơn,... Đó là những điều tốt đẹp mà niềng răng mắc cài kim loại mang lại cho chúng ta

Các loại niềng răng mắc cài kim loại

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, niềng răng mắc cài kim loại đã có những cải tiến mới về hình thức, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ của mình, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 loại niềng răng mắc cài kim loại sau:

Niềng răng mắc cài Inox thường

Mắc cài Inox thường là loại mắc cài cơ bản đã quá quen thuộc với phần lớn khách hàng. Khung kim loại với kết cấu rất mạnh, có thể chịu hầu hết các loại lực tương tác hàng ngày, được định hình và giữ cố định bằng một dây cao su.

Có thể bạn quan tâm : niềng răng giá bao nhiêu ?

Lúc đầu, khi mới mang mắc cài bạn cảm thấy khó chịu ở má và môi, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ quen với sự tồn tại của mắc cài trong khoang miệng, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong trường hợp mắc cài cấn vào má, gây chảy máu thì bạn nên sử dụng sáp chỉnh nha để vào vị trí bị đau sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng 2D mặt trong thẩm mỹ hoàn hảo*

Niềng răng mắc cài Inox tự đóng

Loại mắc cài này được cải tiến từ mắc cài inox truyền thống. Mắc cài Inox tự đóng là một kỹ thuật niềng răng mới cấu tạo bởi hệ thống nắp trượt giúp đậy và giữ dây cung cố định ở trong mắc cài. Dây cung sẽ nằm trong rãnh của mắc cài, điều này giúp bác sĩ có thể kiểm soát, điều chỉnh lực cố định hàm tốt hơn.

Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại mà bạn cần biết

Bạn cần biết về ưu, nhược điểm của kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại để đưa ra quyết định có nên thực hiện phương pháp này hay không.

Ưu điểm:

Không phải tự nhiên mà phương pháp niềng răng mắc cài kim loại được nhiều người lựa chọn, nó sở hữu nhiều ưu điểm sau đây:

  • Mang đến hiệu quả cao: Khi niềng răng, hệ thống khí cụ được đính cẩn thận, bác sĩ tạo lực siết ổn định nên đem đến hiệu quả chỉnh nha cao. Sau khi đeo niềng một thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt, răng dịch chuyển từ từ về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
  • Thời gian đeo niềng không quá lâu: So với các phương pháp khác thì thời gian đeo niềng răng bằng mắc cài kim loại ngắn hơn (từ 1 - 2 năm). Giúp bệnh nhân nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin.
  • Chi phí hợp lý: Đây là cách niềng răng được áp dụng từ rất sớm và vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu nên chi phí thực hiện cũng thấp hơn so với các phương pháp hiện đại khác, bệnh nhân có thể chủ động về tài chính.

Nhược điểm:

Ngoài những điểm nổi bật mà kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài kim loại mang đến thì phương pháp này còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Chưa đạt tính thẩm mỹ: Dù hiệu quả đem đến khá cao nhưng nó còn hạn chế vì làm cho người đeo niềng mất tự tin khi giao tiếp, cười nói hay việc ăn uống cũng cần cẩn thận hơn, phải loại bỏ một số thói quen không tốt.
  • Dễ mắc một số vấn đề về răng miệng: Hệ thống mắc cài được đính trên răng làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, thức ăn vướng kẹt lại lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân mắc một số vấn đề về răng miệng như sâu răng, mòn men răng, hơi thở có mùi,...
  • Khí cụ bung ra: Dù bác sĩ thực hiện có tay nghề tốt đến mấy mà bệnh nhân không biết cách tự bảo vệ hàm răng đang chỉnh nha của mình thì khí cụ cũng dễ bị bung ra. Ví dụ người đeo niềng có thói quen ăn đồ cứng, cắn móc tay, dùng răng mở nắp chai,... sẽ làm rơi mắc cài, hỏng dây cung, gián đoạn quá trình niềng răng.
  • Có cảm giác khó chịu: Thời gian đầu mới gắn mắc cài bạn sẽ chưa thể quen với “vật lạ” có trong khoang miệng, đôi khi còn gây chảy máu, thế nên hãy ăn những món mềm, dễ nuốt như cháo súp khi vừa mới niềng răng xong. Sau khoảng 2 tuần bạn sẽ dần quen với việc đeo khí cụ, tuy nhiên vẫn phải cẩn thận để chúng không rơi ra. Chẳng ai muốn ghé đến phòng khám nha khoa nhiều lần chỉ vì một chiếc mắc cài phải không nào.

Như vậy, lựa chọn niềng răng bằng phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình hình răng miệng cũng như điều kiện kinh tế của mỗi bệnh nhân. Nhìn chung thì niềng răng bằng mắc cài kim loại là giải pháp tốt giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, nụ cười tự tin.

Niềng răng với mắc cài kim loại có đau hay không?

Mỗi người sẽ có giới hạn chịu đựng khác nhau nên người thì nói niềng răng không đau, nhưng cũng có người tỏ vẻ khó chịu và đau đớn nhiều khi niềng răng. Trên thực tế, răng bị ảnh hưởng bởi dây cung, mắc cài nên chắc chắn sẽ gây đau. Khi bạn cảm nhận sự thay đổi trên hàm răng của mình thì đây là dấu hiệu đáng mừng nhận biết răng đang di chuyển dựa trên lực tác động của khí cụ chỉnh nha.

Niềng răng với mắc cài kim loại có đau hay không
Niềng răng với mắc cài kim loại có đau hay không?*

Giai đoạn đau nhất khi niềng răng

Thật ra, cơn đau do ảnh hưởng của mắc cài và dây cung không kéo dài thường xuyên, sẽ có 2 giai đoạn mà bệnh nhân cảm thấy bị đau nhiều nhất là:

  • Lúc vừa gắn khí cụ chỉnh nha: Khi vừa mới đeo khí cụ niềng răng thì bạn vẫn chưa quen với việc xuất hiện những “vật thể lạ” trong khoang miệng. Lúc khép mở miệng mắc cài hay cọ xát vào bộ phận khác làm đau đớn. Cảm giác vướng víu này sẽ tồn tại trong khoảng 1 - 2 tuần đầu, khoang miệng của bạn sẽ thích nghi dần nên không cần phải lo lắng.
  • Siết hàm định kỳ: Thời điểm siết hàm trở thành nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân, bác sĩ đưa lịch tái khám mỗi tháng để tác động lực nhằm nắn chỉnh răng về đúng vị trí, thay dây lớn hơn, đặt dây thun liên hàm,... Cảm giác ê nhức kéo dài vài ngày và rồi bạn cũng sẽ quen dần mà thôi.

Ngoài ra, niềng răng có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ - người trực tiếp điều trị kéo siết hàm định kỳ cho bạn. Khi bạn chọn phòng khám nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ giỏi, chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực chỉnh nha bạn sẽ được theo dõi kỹ càng trong suốt quá trình điều trị. Các răng được tác dụng lực vừa đủ và di chuyển theo kế hoạch đề ra từ trước nên không gây đau đớn nhiều, hạn chế sự cố có thể xảy đến. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về nha khoa mà mình sắp điều trị để tránh “tiền mất tật mang”.

Đến với Nha Khoa Đăng Lưu bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như kinh nghiệm của y bác sĩ. Toàn bộ đội ngũ bác sĩ của nha khoa đều tốt nghiệp trường Y hàng đầu trong và ngoài nước sẽ tìm ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả dành cho từng bệnh nhân.

Cách giảm đau đớn khi niềng răng

Bạn cảm thấy đau đớn khi niềng răng thì có thể áp dụng những cách giảm đau sau đây:

Chườm đá

Bạn cho đá vào cái túi sạch hoặc tấm vải mềm đặt vào vị trí ê buốt bên ngoài má. Hơi lạnh tỏa ra làm dịu cơn đau khó chịu, giúp bạn thoải mái hơn sau mỗi lần kéo siết hàm.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Các mắc cài, dây cung nằm trong khoang miệng ở thời gian đầu dễ đâm vào má, hoặc ảnh hưởng đến nướu gây chảy máu, nhiệt miệng, viêm lợi. Vậy nên bạn cần súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn, tránh nhiễm trùng và giảm đau nhức.

Có thực đơn ăn uống phù hợp

Bạn hãy ăn những món mềm, dễ nuốt, không cần phải tác dụng nhiều lực để cắn xé. Mấy ngày đầu chúng tôi khuyên bạn nên uống nhiều nước, ăn cháo, uống sữa,... Sau khi đã quen với “vật lạ” trong miệng và không cảm thấy vướng víu thì ăn uống bình thường lại được rồi. Những thức uống chứa nhiều đường, axit, nước có gas, thực phẩm dễ bám màu cũng gây hại cho răng nên bạn cần chú ý.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để tránh xảy ra tình trạng bung tuột mắc cài chỉnh nha bạn phải biết cách vệ sinh răng miệng khi đang đeo niềng răng. Hãy dùng bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm để dễ dàng len lỏi vào bên trong làm sạch các mảng bám mà không gây ảnh hưởng đến mắc cài, dây cung. Kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ vi khuẩn, thức ăn tồn đọng trong kẽ răng.

Thực hiện niềng răng mắc cài kim loại diễn ra như thế nào?

Có bao giờ bạn thắc mắc khi niềng răng bằng mắc cài kim loại quy trình thực hiện ra sao hay không? Trên thực tế, để có hàm răng đều đẹp, chắc khỏe bệnh nhân cần phải tuân theo kế hoạch điều trị cũng như các bước cụ thể sau đây:

Gặp bác sĩ kiểm tra, thăm khám

Đầu tiên, bệnh nhân cần chủ động hẹn lịch gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình răng miệng hiện tại. Không phải ai cũng được chỉ định niềng răng mắc cài kim loại vì tình trạng răng miệng của mỗi người là khác nhau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang và dựa vào các thông số nhận được đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Nếu bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác như sâu răng, viêm nha chu, răng khôn có dấu hiệu sắp mọc sẽ phải điều trị dứt điểm mới niềng răng được. Chi phí niềng răng chưa bao gồm những vấn đề phát sinh này nên bệnh nhân cần biết trước để khỏi bỡ ngỡ.

Lên phác đồ điều trị

Nếu bệnh nhân đồng ý với phương thức niềng răng mắc cài kim loại thì bác sĩ lên kế hoạch điều trị cụ thể. Lúc này bạn cũng biết được chi phí mình cần phải bỏ ra là bao nhiêu để chủ động về tài chính. Tại Nha Khoa Đăng Lưu có cho phép trả góp mỗi tháng nên bệnh nhân đỡ áp lực về vấn đề tiền bạc khi thanh toán một lần. Trong trường hợp bạn có vấn đề gì muốn trao đổi hãy trực tiếp nói chuyện với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Đính mắc cài, dây cung

Bác sĩ gắn mắc cài, dây cung nhẹ nhàng lên răng của bạn, quá trình này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ để không xảy ra bất kỳ sự cố nào ảnh hưởng đến răng lợi và bộ phận khác trong khoang miệng.

Thực hiện niềng răng mắc cài kim loại diễn ra như thế nào
Thực hiện niềng răng mắc cài kim loại diễn ra như thế nào?*

Hoàn thành và hẹn lịch tái khám

Khi đã đính xong hệ thống khí cụ chỉnh nha lên răng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa lịch tái khám để kéo siết hàm định kỳ, giúp quá trình kéo chỉnh răng đạt hiệu quả tối đa và dặn dò hướng dẫn vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống khi đeo niềng răng. Bệnh nhân cần nhớ và hợp tác điều trị để nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ.

Xử lý tình trạng bung tuột mắc cài

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là một trong các hình thức chỉnh nha dễ xảy ra tình trạng bung tuột khí cụ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mắc cài, dây cung bị tuột ra khỏi răng như: ăn đồ quá cứng, quá dai, do răng dịch chuyển nhanh hơn so với tính toán ban đầu, tác động của ngoại lực,... Nhưng dù là lý do gì đi nữa bạn cũng cần phải biết cách khắc phục để hạn chế tác động xấu đến quá trình niềng răng.

  • Mắc cài chưa tuột hết: Trong trường hợp mắc cài chưa bị tuột ra hoàn toàn hãy nhẹ nhàng đưa chúng về vị trí ban đầu rồi phủ lên trên lớp sáp nha khoa để nó không ma sát với nướu gây tổn thương. Sau đó đến phòng khám gặp bác sĩ để khắc phục kịp thời.
  • Mắc cài bị bung tuột hẳn ra ngoài: Trong trường hợp này bệnh nhân hãy bỏ chúng vào một tờ giấy hoặc chiếc hộp nhỏ rồi đến gặp bác sĩ ngay. Mắc cài bị tuột hết ra không nên tự gắn lại ở nhà, nếu chần chừ không đến phòng khám nha khoa để khắc phục sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới quá trình dịch chuyển răng, gây chảy máu,...

Điều cần chú ý khi niềng răng mắc cài kim loại

Khi bạn quyết định niềng răng bằng mắc cài kim loại thì phải có sự chuẩn bị về tiền bạc cũng như lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Mắc cài kim loại hơi “kén chọn” người niềng, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm, vậy nên bệnh nhân cần xác định xem bản thân có bị dị ứng với kim loại hay không trước khi quyết định niềng răng. Về điều này hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ nha khoa để được tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp khác như niềng răng mắc cài sứ hay niềng răng không mắc cài.
  • Muốn đạt hiệu quả chỉnh nha cao thì việc tái khám cần phải thực hiện như lịch hẹn đã đưa ra từ trước. Bác sĩ kiểm tra, khắc phục sự cố (nếu có) và kéo siết hàm để đưa răng về đúng vị trí mong muốn.
  • Việc vệ sinh răng miệng dù có khó khăn hơn do các khí cụ được gắn trên răng nhưng bạn vẫn phải chải răng ngày 2 lần cẩn thận bằng bàn chải lông mềm. Điều này ngăn ngừa các bệnh lý khác và loại bỏ mảng bám gây hôi miệng, viêm chân răng,...
  • Bệnh nhân cần hạn chế các món ăn cứng, dai, dẻo, loại bỏ thực phẩm dễ bám màu ra khỏi thực đơn hằng ngày.
  • Nếu gặp tình trạng bị rơi tuột mắc cài bạn hãy đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha sau cùng.

Niềng răng mắc cài kim loại đem đến hiệu quả chỉnh nha cao. Với chia sẻ ở trên, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn có thêm những thông tin về phương pháp niềng răng này. Nha Khoa Đăng Lưu có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đã từng tu nghiệp ở nước ngoài, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân, kết hợp với trang thiết bị hiện đại, mang tới dịch vụ tốt làm bạn hài lòng. Mọi thắc mắc về vấn đề răng miệng bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một cách chi tiết.

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2023 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status