Bệnh tụt nướu - Triệu chứng và cách điều trị

Lượt xem: 3079
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Việc vệ sinh răng miệng có tác dụng phòng chống các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, trong số đó có bệnh tụt nướu. Để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả, chúng ta cần phải biết được những triệu chứng của căn bệnh này.

Bệnh thường xuất hiện đối với người ở độ tuổi từ 40 trở lên, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân bị mắc chứng tụt nướu ngay khi còn trẻ. Nguyên nhân là do việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách  và thiếu kiến thức về chữa trị bệnh ngay khi mới phát hiện.

Triệu chứng của bệnh tụt nướu là gì?

Bệnh tụt nướu làm cho các mô bảo vệ răng bị tổn thương như lợi, chân răng, tủy răng,... Bệnh xuất hiện chủ yếu do mảng bám ở chân răng lâu ngày không được loại bỏ sạch sẽ.

bệnh tụt nướu
Bệnh tụt nướu làm giảm thẩm mỹ và chức năng ăn nhai

Cáu bẩn và bựa răng là nơi ở của vi khuẩn và chúng dần dần phá hoại các tổ chức của răng. Triệu chứng ban đầu của bệnh là viêm lợi, sưng đỏ, khi chải răng hoặc cắn vật cứng dễ bị chảy máu chân răng.

Nếu không được chữa trị lâu ngày sẽ chuyển thành bệnh tụt nướu, làm cho chân răng chảy máu, tủy răng co lại, nhiều nước miếng, miệng hôi, răng lung lay và thậm chí là rụng sớm.

Cách điều trị bệnh tụt nướu hiệu quả 

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bạn phải đến nha khoa để khám chữa ngay. Bạn có thể dùng một số loại kem đánh răng có tính chất chống viêm lợi, vi khuẩn xâm nhập vào răng.

Lúc chải răng, bạn cần lựa chọn bàn chải mềm, chải răng ở góc 45 độ. Phải chải kỹ chân răng, khe răng, đầu răng, cả mặt ngoài và mặt trong răng.

Tuy nhiên, để khắc phục và loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất. Kết hợp liệu trình chữa trị chuẩn Y tế với chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, các triệu chứng của bệnh tụt nướu sẽ dần biến mất.

Đối với tụt nướu nhẹ

Nếu tụt ở mức độ nhẹ và không gây ê buốt răng, bạn chỉ cần chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm. Nếu tình trạng ê buốt răng xảy ra thường xuyên, bạn nên chải răng bằng các loại kem chải răng có thành phần chống ê buốt.

chữa bệnh tụt nướu
Đánh răng bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng chứa Flour

Bên cạnh đó, bạn có thể thoa Gel Fluor lên răng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Và nếu cổ răng bị mòn, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành hàn trám bằng việu hàn răng thẩm mỹ giúp bạn ăn uống thoải mái hơn.

Đối với tụt nướu nặng

Khi bệnh tụt lợi đã biến chứng nặng, gây ra những cơn ê buốt kéo dài thì biện pháp điều trị phù hợp nhất lúc này là phẫu thuật phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng đã bị tụt.

Bác sĩ sẽ sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận cùng vật liệu ghép (nếu cần thiết) để che phủ vùng chân răng bị hở. Đây chỉ là một tiểu phẫu nhẹ nhàng, thế nên bạn không cần phải quá lo lắng

Chăm sóc răng miệng khi nướu bị tụt 

Nếu như chỉ quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng khi nướu bị tụt thì chẳng phải là quá muộn rồi hay sao? Thế nhưng, muộn còn hơn không, chỉ cần bạn dành thời quan tâm đến sức khỏe của răng, nướu nhiều hơn thì vẫn có thể thay đổi tình hình.

Đối với người mắc bệnh tụt nướu răng, việc vệ sinh cá nhân và ăn uống càng phải thận trọng hơn. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý để phần nướu bị tổn thương nhanh chóng phục hồi:

Chải răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Flour

Không dùng tăm để xỉa răng mà nên dùng chỉ nha khoa

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng nha khoa

Không ăn đồ cay nóng, dai cứng và chứa chất kích thích

Thăm khám nha khoa khi bị chảy máu chân răng bất thường

điều trị bệnh tụt nướu
Thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm

Nếu giữ gìn được vòm miệng sạch sẽ, nguy cơ tái phát viêm lợi và chảy máu sẽ bị giảm dần. Vì thế, giữ vệ sinh bằng ăn uống và chải răng đều đặn, chăm chỉ thì có khả năng đẩy lùi nguy cơ mắc phải bệnh tụt nướu và các bệnh răng miệng khác. Nếu không may mắc phải chứng bệnh này, các bạn cần đến gặp bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu càng sớm càng tốt để được chỉ định giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2023 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status