Mất 2 răng số 6 khiến bệnh nhân khó khăn trong quá trình ăn nhai, mất thẩm mỹ răng hàm, đau nhức chân răng… Đây là các biểu hiện thường gặp khi bệnh nhân bị mất một hay nhiều răng số 6 cùng lúc, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của các răng còn lại và toàn bộ cơ thể.
Việc mất răng số 6 bất kể ở vị trí hàm trên hay hàm dưới đều gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần thiết phải phục hình răng sớm, tránh các ảnh hưởng không đáng có. Vậy khi mất một hay nhiều răng số 6 phải làm sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây cùng Nha Khoa Đăng Lưu để biết thêm thông tin về răng số 6.
Nội dung bài viết

Vị trí và vai trò của răng số 6
Răng số 6 nằm trong bộ 3 chiếc răng hàm hay còn gọi là răng cối, gồm răng số 6, 7 và răng số 8 (đối với người có răng khôn). Răng nằm ở vị trí số 6 tính từ răng cửa vào trong, bên cạnh răng số 7 và chỉ mọc 1 lần trong đời khi trẻ lên 6 - 7 tuổi.
Đây là chiếc răng có diện tích bề mặt lớn nhất trong cung hàm, là nơi tiếp xúc nhiều nhất với thức ăn, đảm nhiệm vai trò nhai chính trong cung hàm. Đặc biệt, răng số 6 còn có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ xoang hàm, đảm bảo cho xương hàm vận động tốt.
Răng số 6 thường được xem là khu vực cấm xâm lấn khi không thật sự cần thiết vì nó chỉ mọc một lần và vĩnh viễn không mọc lại nếu mất đi. Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ đi răng số 6, bạn nên sớm trồng lại để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hàm và cơ thể.
Tác hại khi mất 2 răng số 6
Răng số 6 mọc khi trẻ được 6-7 tuổi, do đó thường bị nhầm lẫn với răng sữa và có khả năng mọc lại. Đây là lý do khiến nhiều phụ huynh chủ quan, không dạy trẻ cách chăm sóc, vệ sinh tốt cho răng số 6 khiến chúng gặp phải nhiều sự tổn thương. Hơn nữa, răng số 6 có bề mặt tiếp xúc rộng, đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn nên luôn có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập nếu không được chăm sóc kỹ.
Mỗi người có 4 chiếc răng số 6 mọc đối xứng với nhau trên 2 cung hàm. Việc mất đi 1 hay nhiều chiếc răng số 6 sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
Suy giảm chức năng nhai
Đây là ảnh hưởng đầu tiên và dễ dàng nhận thấy khi bệnh nhân mất đi răng số 6. Lúc này, cầu nối giữa răng số 5 và số 7 mất đi, tạo nên khoảng trống lớn khiến hoạt động nhai bị cản trở, thức ăn bị mắc lại và khó được nghiền nát. Đồng thời, răng số 7 và các răng còn lại cũng phải chịu lực nhiều hơn do mất đi răng số 6.
Tình trạng này nếu bị kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn hàm cũng như cơ thể. Vì lúc này thức ăn chưa được nhai nhuyễn kỹ mà đã đưa xuống dạ dày, khiến dạ dày bị tạo áp lực lớn. Điều này lâu dần dẫn đến các bệnh lý khác như: đau dạ dày, táo bón, đại tràng, đường ruột…
Xô lệch răng, sai khớp cắn
Khi mất đi 1 hay nhiều răng số 6 trên cùng hoặc khác cung hàm đều để lại khoảng trống lớn. Điều này khiến các răng lân cận trong quá trình hoạt động có xu hướng đổ nghiêng, ngả mình về hướng có khoảng trống, dẫn đến hiện tượng lệch khớp cắn, đau cơ hàm.
Tiêu xương hàm
Nếu răng số 6 mất quá lâu và không được thay thế kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Điều này dẫn đến các vấn đề răng miệng khác như tụt lợi, hóp má, hóp thái dương, mất thẩm mỹ và đặt biệt sẽ khó khăn hơn nếu muốn phục hình răng bằng phương pháp Implant.
Bệnh lý răng miệng
Khi răng số 6 mất trong thời gian dài, vùng nướu bị lộ ra rất dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí tác động đến phần tủy răng. Lúc này, bệnh nhân sẽ thấy đau nhức chân răng và các vùng lân cận, nhiều trường hợp bị mưng mủ, sưng đỏ…
Mất 2 răng số 6 phải làm sao?
Khi mất đi 1 chiếc răng số 6, bệnh nhân đã phải chịu rất nhiều bất tiện và hậu quả xấu như đã nêu trên. Do đó, khi mất 2 răng số 6 dù cùng hay khác cung hàm, bạn đều cần phải tìm phương pháp phục hình phù hợp càng sớm càng tốt, tránh các tác động xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.
Hiện nay, việc phục hình răng đã mất có 2 phương pháp: Làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Dưới đây, hãy cùng Nha Khoa Đăng Lưu tìm hiểu các thông tin chi tiết của hai kỹ thuật này để có sự lựa chọn đúng đắn.
Làm cầu răng sứ
Đây là phương pháp giúp bạn khắc phục được các hậu quả mà răng đã mất gây ra như: khôi phục chức năng nhai, khả năng chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao, điều chỉnh khớp cắn… Tuy nhiên, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn có thể diễn ra khi thực hiện kỹ thuật làm cầu răng sứ.
Sở dĩ không thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm là do phương pháp này chỉ có thể thay thế cho thân răng chứ không lấp đầy được ổ răng như chân răng thật. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách sử dụng 2 chiếc răng gần kề để làm cầu, do đó, đòi hỏi răng số 5 và răng số 7 phải có sức khỏe tốt và chắc chắn.
Sau khi đã xác định 2 chiếc răng này đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành mài để làm trụ, sau đó chế tạo răng sứ dựa vào mẫu dấu hàm và gắn cố định lên. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là có thời gian phục hình ngắn trong khoảng 2-3 ngày, sau đó được sử dụng và chăm sóc như răng thật, có tuổi thọ từ 10-20 năm.
Nếu bệnh nhân mất 2 răng số 6 cùng lúc thì phương pháp này mang lại hiệu quả khá thấp, vì trong quá trình sử dụng, răng sứ cần được chỉnh sửa nhiều lần, khiến các răng trong hàm dễ bị suy yếu do tác động xâm lấn quá nhiều. Hơn nữa, hiện tượng tiêu xương hàm diễn ra sẽ khiến gương mặt mất cân đối, hóp má, hóp thái dương làm cho bệnh nhân trông già hơn tuổi.
>> ĐỂ BIẾT RÕ HƠN VỀ KỸ THUẬT LÀM RĂNG SỨ HÃY ĐỌC QUA QUY TRÌNH LÀM RĂNG SỨ Ở NHA KHOA
Cấy ghép Implant
Theo đánh giá của các chuyên gia răng hàm mặt, cắm ghép Implant là phương pháp tối ưu, mang lại hiệu quả vượt trội hơn tất cả các phương pháp phục hình khác. Bởi nó mang đến cho khách hàng các ưu điểm sau:
- Khả năng phục hình tốt: Kỹ thuật cấy ghép Implant có thể áp dụng cho rất nhiều trường hợp cần trồng lại răng như: mất răng do tai nạn, răng bị sứt mẻ, hư tủy răng… đặt biệt đối với răng hàm như răng số 6.
- Ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm: Cấy ghép răng Implant được thực hiện bằng cách khoan đặt một khối trụ kim loại nhỏ vào xương hàm, nhằm thay thế cho chân răng đã mất. Sau khi trụ implant tích hợp, sẽ có mão sứ bọc lên trên thông qua khớp nối. Kỹ thuật này khắc phục hạn chế trước đó của cầu răng sứ khi ngăn ngừa tiêu xương hàm.
- Không ảnh hưởng các răng khác: Cấy ghép implant là kỹ thuật không gây xâm lấn đến các răng lân cận cũng như toàn hàm. Do đó, dù bệnh nhân mất 2 răng số 6 vẫn có thể sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả và không gây hệ lụy về sau.
- An toàn với cơ thể: Implant được cấu tạo bởi 3 phần, trong đó, khối trụ và khớp nối được làm bằng kim loại còn thân răng được làm bằng sứ. Tất cả đều đã qua kiểm định an toàn với cơ thể, giữ ổn định lâu dài.
>> CẤY GHÉP IMPLANT ĐEM LẠI CHIẾC RĂNG HOÀN CHỈNH, VẬY CHI PHÍ ĐỂ TRỒNG IMPLANT BAO NHIÊU?
Cấy ghép Implant cho răng số 6 tại Nha Khoa Đăng Lưu
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt và hơn 17 chi nhánh đã được mở, Nha Khoa Đăng Lưu tự tin mang đến các dịch vụ phục hình răng uy tín, chất lượng. Đặc biệt là điều trị phục hình cấy ghép Implant, ngay cả khi bạn mất 2 răng số 6 hay nhiều răng khác cùng lúc.
Nha Khoa Đăng lưu sở hữu một đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và đạt vô số thành tựu. Thêm vào đó, trang thiết bị và máy móc cũng được cập nhật liên tục, đầy đủ, sẵn sàng hỗ trợ để quá trình diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác.
Ngoài ra, bạn sẽ được phẫu thuật trong môi trường đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn. Quy trình cấy ghép Implant được giám sát và diễn ra đúng quy định qua 5 bước sau:
- Thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị: Bác sĩ thăm khám tổng quát răng miệng và đánh giá chỉ số cơ thể thông qua việc thực hiện một số xét nghiệm. Khi đã có đầy đủ thông tin và xác định đủ điều kiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tư vấn, lên kế hoạch điều trị chi tiết.
- Làm sạch khoang miệng và chuẩn bị tâm lý: Các bác sĩ sẽ tiến hành bước vệ sinh răng miệng, trong trường hợp bệnh nhân đang có các bệnh lý khác thì sẽ được xử lý triệt để trước khi phẫu thuật. Đồng thời, bác sĩ sẽ làm công tác tư tưởng giúp bệnh nhân thoải mái, tránh căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Gây tê và cấy trụ: Sau khi đã vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại khu vực cần trồng lại răng. Khi thuốc đã thấm, trụ Implant sẽ được khoan đặt vào ổ xương hàm bằng máy khoan chuyên dụng. Quá trình này mất khoảng 7-10 phút/1 trụ.
- Lấy mẫu dấu hàm và gắn răng tạm: Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dấu hàm và gửi về phòng labo cho kỹ thuật viên chế tác. Sau 2-3 ngày, bệnh nhân cần quay lại nha khoa tái khám và gắn răng tạm.
- Tái khám: Sau khi gắn răng tạm khoảng 7-10 ngày, bệnh nhân cần quay lại tái khám để đảm bảo trụ implant đang được ổn định.
- Gắn mão sứ: Khi trụ Implant đã được tích hợp với xương hàm, bệnh nhân sẽ được gắn mão răng sứ cố định thông qua một khớp nối bằng kim loại lên chân răng giả. Sau khi kết thúc quá trình cấy ghép Implant, răng mới được sử dụng như răng thật và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Mất 2 răng số 6 dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần lưu tâm và tìm đúng nha khoa uy tín để có thể phục hình răng sớm. Nếu bạn đang gặp trường hợp mất răng số 6 thì hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để kiểm tra và trồng lại răng. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ và gửi câu hỏi của mình về hòm thư của Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn nhé.