Bọc răng sứ có đau không? Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình răng được ưa chuộng hiện nay, bác sĩ sẽ thực hiện mài dũa răng gốc thành cùi để tăng độ bám cho mão sứ. Do đó, ít nhiều thao tác này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và đau nhẹ. Tuy nhiên, mức độ và thời gian diễn ra tình trạng này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Về bản chất, phương pháp bọc răng sứ chỉ tác động đến phần thân răng phía trên, không xâm lấn hay ảnh hưởng lớn đến chân răng bên dưới. Hơn nữa, trước khi tiến hành mài, bệnh nhân sẽ được gây tê ngay tại vùng nướu của răng cần bọc sứ để giảm đau. Do đó, bạn không cần quá lo lắng, điều bạn cần làm là tìm hiểu kỹ thông tin và lựa chọn nha khoa uy tín.
Nội dung bài viết

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ có đau không là một trong những nỗi lo của nhiều bệnh nhân. Để dễ dàng hình dung và có thể chuẩn bị tốt tâm lý, dưới đây, Nha Khoa Đăng Lưu sẽ phân tích cụ thể ở hai giai đoạn như sau:
Mài răng đau không?
Theo các chuyên gia răng hàm mặt đã thực hiện nhiều ca bọc sứ cho hay, nói bọc răng sứ không đau là không đúng với thực tế. Bởi đây là kỹ thuật gây tác động xâm lấn trực tiếp trên răng thật trước khi bọc lớp sứ vào răng, một lớp men răng thật sẽ bị mài đi để tăng độ bám dính cho mão sứ. Do đó, một phần trong quá trình thao tác sẽ làm răng có cảm giác đau nhức và khó chịu.
Tuy nhiên, để thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ ngay vị trí răng cần bọc sứ giúp giảm bớt cảm giác ê buốt cho bệnh nhân. Nhờ vậy mà bạn không cần phải quá lo lắng việc mài răng bọc sứ có đau không.
Trên thực tế, bọc răng sứ về cơ bản không gây cảm giác quá đau nhức như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, quá trình phục hình có thể xảy ra một số biến chứng gây đau do những nguyên nhân sau: bác sĩ thiếu kinh nghiệm, lắp răng sứ sai kỹ thuật hay máy móc quá cũ kỹ.
Sau khi bọc răng sứ có đau không?
Sau khoảng 1-2 ngày khi hoàn thành quá trình bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức và ê buốt nhẹ. Nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn, mức độ ngày càng tăng thì đây có thể là biến chứng từ các nguyên nhân sau:
Nướu chưa thích nghi với mão sứ: Khi thực hiện bọc răng sứ, nướu có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt với bệnh nhân có cơ địa nướu mỏng, lúc này sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức. Hiện tượng này sẽ mất một khoảng thời gian để nướu thích nghi với mão sứ, sau đó bệnh nhân sẽ không còn đau hay ê buốt nữa.
Các bệnh lý răng miệng chưa được điều trị: Các bệnh lý răng miệng như viêm tuỷ, sâu răng, viêm nha chu… nếu không được điều trị triệt để sẽ là nguyên nhân gây nên cảm giác đau đớn sau khi bọc sứ. Tình trạng đau nhức chân răng kéo dài do nguyên nhân này cũng khiến bệnh nhân mất ngủ, ăn không ngon, suy nhược cơ thể.
Lệch khớp cắn: Kỹ thuật nắn chỉnh, lắp cố định khớp cắn không chuẩn xác có thể khiến răng bị lệch khớp cắn, răng sứ bị nhô ra hoặc quặp vào hơn so với bình thường. Lúc này bệnh nhân sẽ không thể ăn nhai đúng, cấn, cộm, khó chịu. Tình trạng lệch khớp cắn kéo dài sẽ khiến răng bị đau nhức và không thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai.
Thói quen xấu: Những thói xấu như nghiến răng, cắn đầu bút, cắn móng tay… có thể khiến răng bọc sứ bị tác động mạnh, liên tục, chịu áp lực lớn dẫn đến đau nhức. Do đó, sau khi làm răng sứ, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm bảo vệ răng và sử dụng lâu dài, tránh các biến chứng có hại cho răng.
Mão sứ kém chất lượng: Răng sứ nếu được làm từ vật liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ gây kích ứng nướu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cùi răng. Ngoài ra, những loại mão sứ này không đảm bảo tính dẫn nhiệt, khiến chân răng bị ê buốt, đau nhức khi tiếp xúc với thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Bị rò rỉ keo nha khoa: Hiện tượng này thường xảy ra nếu bạn thực hiện bọc răng sứ tại các nha khoa không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc và bác sĩ thiếu kinh nghiệm. Lúc này, bệnh nhân sẽ có hiện tượng ê buốt, viêm sưng chân răng, thậm chí là mất răng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân gây nên cảm giác đau khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn phòng tránh được một phần rủi ro, cũng như chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi thực hiện. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nên cảm giác đau khi bọc răng sứ:
Tình trạng răng miệng
Những bệnh nhân đang gặp bệnh lý như sâu răng, hư tuỷ, viêm nướu… sẽ có cảm giác đau nhức nhiều hơn người bình thường trong quá trình bọc sứ. Do đó, một trong những bước đầu tiên của quá trình thực hiện bọc răng sứ đó là điều trị triệt để các vấn đề răng miệng. Điều này cũng đảm bảo mọi thao tác được diễn ra trong môi trường hoàn toàn sạch sẽ, không chứa vi khuẩn, tránh nhiễm trùng và gây nên các biến chứng không đáng có.
Hơn nữa, trong khi thực hiện mài răng, những động tác của bác sĩ sẽ khiến răng đang gặp bệnh lý bị tác động theo, cảm giác đau nhức có thể lây lan ra toàn hàm. Do đó, bệnh nhân cần khai báo với bác sĩ tình trạng răng cũng như tiền sử bệnh án để được chữa trị trước khi tiến hành bọc răng sứ.
Tay nghề bác sĩ
Bọc răng sứ chỉ là phương pháp phục hình răng bình thường nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm. Điều này đảm bảo răng được mài theo đúng tỷ lệ, không cần điều chỉnh nhiều lần giúp bệnh nhân giảm cảm giác ê buốt, khó chịu.
Ngoài ra, việc bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật không chỉ gây cảm giác đau mà còn ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình. Mão răng sứ sau khi sản xuất có thể sẽ không vừa khít với cùi răng tạo cảm giác cộm, lệch, khó nhai gây đau nhức khi ăn nhai…
Máy móc, trang thiết bị
Xuyên suốt quá trình bọc răng sứ, máy móc và trang thiết bị chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các y bác sĩ. Do đó, nếu máy móc cũ kỹ, lạc hậu sẽ khiến bác sĩ có những phán đoán sai, thiếu sự chính xác trong đo đạc, ước lượng. Điều này sẽ khiến kết quả thực hiện không như mong muốn, phải điều chỉnh nhiều lần gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu cho răng.
>> CÙNG CHÚNG TÔI TÌM HIỂU KỸ HƠN VỀ CÁC BƯỚC BỌC RĂNG SỨ HIỆU QUẢ
Phương pháp giảm đau sau khi bọc răng sứ
Tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ là điều bình thường nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 1-2 ngày. Và bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp an toàn tại nhà để giảm cảm giác đau như:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau được kê theo đơn hoặc mua bên ngoài theo sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ chuyên khoa để làm thuyên giảm cơn đau, dễ dàng ăn uống hơn.
- Chườm lạnh: Sử dụng đá hoặc khăn lạnh, gạc mát để chườm bên ngoài vùng chân răng đang bị viêm sưng. Nên chườm mỗi lần 15-20 phút và cách nhau ít nhất 1 giờ để giảm đau hiệu quả.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Natri clorid có trong nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm, làm sạch rất tốt. Do đó, bệnh nhân có thể pha muối cùng nước ấm, tạo thành dung dịch loãng để súc miệng thường xuyên trong ngày giúp giảm đau kháng viêm sau khi bọc răng sứ.
- Tránh thực phẩm cứng và nóng: Tránh ăn thực phẩm cứng, nóng hoặc quá lạnh trong vài ngày đầu sau khi bọc răng sứ. Hãy ăn những món mềm, ấm và dễ nhai.
- Chăm sóc tốt răng miệng: Bệnh nhân sau khi bọc răng sứ nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng. Việc làm sạch giúp răng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm sưng, đau nhức.
- Theo dõi và liên hệ bác sĩ: Nếu cơn đau kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và tư vấn thêm.
Bọc răng sứ có gây chảy máu chân răng không?
Bên cạnh việc lo lắng bọc răng sứ có đau không thì hiện tượng chảy máu chân răng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc bọc răng sứ sẽ không làm chảy máu chân răng vì thao tác mài răng và gắn mão sứ chỉ tác động lên phần thân răng phía trên, không gây ảnh hưởng đến phần mô mềm bên dưới.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân bị chảy máu chân răng trong quá trình bọc sứ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do nha sĩ sử dụng sai kỹ thuật mài răng và lắp mão sứ khiến phần mô mềm dưới chân răng bị tác động mạnh dẫn đến chảy máu.
Ngoài ra, cơ địa và tình trạng răng trước khi thực hiện bọc sứ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu. Người có cơ địa nướu nhạy cảm hay đang gặp bệnh lý viêm nhiễm sẽ có phần mô mềm khá mỏng, dễ bị tổn thương gây chảy máu.
>> Bạn có thể tham khảo thêm về kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ qua bài sau: Bọc răng sứ có tốt không?
Bọc răng sứ hết bao nhiêu tiền?
Chi phí bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ không có một con số chính xác, cũng giống như các phương pháp khác, tổng số tiền cần bỏ ra sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: tình trạng răng, nha khoa thực hiện, loại mão sứ… Nếu răng của bạn đang gặp phải bệnh lý cần điều trị, chi phí cho quá trình này cũng được cộng vào tổng số tiền bạn cần bỏ ra để bọc răng sứ.
Hiện tại, giá bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha Khoa Đăng Lưu dao động từ 1.000.000-12.000.000 đồng/răng. Tuy nhiên, để biết chính xác tổng chi phí cần bỏ ra, bạn nên đến trực tiếp nha khoa thăm khám, xác định tình trạng răng và lựa chọn đúng loại răng sứ phù hợp. Lúc này, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn từng khoản chi phí một cách rõ ràng. Bệnh nhân cũng nên lưu ý về việc yêu cầu nha khoa minh bạch, công khai giá trước khi thực hiện, tránh các khoản phát sinh không đáng có.
Bọc răng sứ có đau không? Câu trả lời là “không”. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo quá trình này được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm; mão sứ chất lượng, rõ nguồn gốc; hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại… Hãy tìm hiểu và lựa chọn đúng địa điểm nha khoa uy tín để có hàm răng đẹp và một sức khỏe tốt nhé.
Bài viết liên quan:
- Cách chăm sóc và giữ gìn răng sứ Veneer
- Bọc răng sứ Cercon HT được thực hiện ra sao
- Có nên bọc sứ cho răng cửa không
- Trồng răng sứ Titan như thế nào
- Bọc răng sứ sinh học - Răng đẹp trong ngày