Chân răng có mủ là bệnh lý gì? Nhiều người không chăm sóc răng miệng tốt, một ngày đẹp trời những túi mủ xuất hiện làm người bệnh khá hoang mang. Không hiểu đây là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu mà ra? Cách khắc phục như thế nào? Có làm ảnh hưởng tới sức khoẻ hay không? Để giải đáp những thắc mắc này nha khoa xin chia sẻ các thông tin cần thiết sau.
Hàm răng khỏe mạnh giúp bạn duy trì cảm giác ăn uống ngon miệng, không những vậy đem lại sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần một thay đổi nhẹ trong khoang miệng bạn sẽ nhận thấy và khá lo lắng. Vậy cùng tìm hiểu kỹ về “ chân răng có mủ là bệnh lý gì?”, từ đó yên tâm bảo vệ răng miệng.
Nội dung bài viết
- 1 Chân răng có mủ là bệnh lý gì?
- 2 Dấu hiệu chân răng có mủ cho bạn nhận biết
- 3 Nguyên nhân dẫn đến chân răng có mủ
- 4 Cách khắc phục tình trạng chân răng có mủ
- 5 Các lưu ý để hạn chế tái phát viêm chân có mủ
- 6 Một số cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà cho bạn
- 7 Một số lưu ý khi chữa viêm chân răng tại nhà
Chân răng có mủ là bệnh lý gì?
Chân răng có mủ là bệnh lý gì? Khi xuất hiện mủ ở phần nướu thì đây là biểu hiện cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn không được tốt. Vi khuẩn đã tấn công gây nhiễm trùng nặng, tạo thành các túi mủ được xem là áp xe răng.
Bạn gặp bệnh lý răng miệng này sẽ phải đối diện với các cơn đau ở mức độ khác nhau. Có thể cảm nhận ở những vị trí: cả hai hàm, tai, cổ. Nếu bạn không áp dụng điều trị sớm thì phải đối diện với vấn đề nguy hiểm đó là nhiễm trùng máu, nặng hơn gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Một số dạng viêm chân răng có mủ bạn cần biết:
- Viêm ở quanh chóp răng: Khi vi khuẩn xâm nhập vào trong chóp răng sẽ tạo ra viêm nhiễm.
- Viêm nha chu: Tình trạng này sẽ diễn ra ở xung quanh chân răng, cụ thể là vị trí trên nướu, dây chằng hoặc xương ổ răng. Thông thường là do một số chấn thương gây nên. Khi gặp vấn đề này nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng tới các mô và xương xung quanh.
- Viêm nướu: Bạn chỉ cần quan sát bằng mắt thường ở vị trí nướu bao quanh chân răng sẽ thấy sưng to và có mủ. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề viêm nướu này, vệ sinh răng miệng không đảm bảo, do va chạm khi ăn uống, sử dụng tăm tre vô tình làm tổn thương nướu.
Dấu hiệu chân răng có mủ cho bạn nhận biết
Chân răng có mủ là bệnh lý gì? Ngoài giải đáp cụ thể về bệnh lý này, thì nha khoa giới thiệu một số dấu hiệu cụ thể giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe răng miệng, từ đó điều trị sớm. Bạn sẽ thấy xuất hiện cơn đau xung quanh hàm ở các vị trí khác nhau. Đặc biệt cảm nhận rõ hơn khi hoạt động ăn nhai, hoặc nằm nghiêng về vị trí đang viêm.
- Ngay vị trí viêm phía má ở bên ngoài sẽ sưng lên so với má còn lại.
- Phần nướu sưng to hơn bình thường, có màu đỏ tấy, khi chạm vào bạn thấy nó mềm hơn vị trí khác.
- Chân răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt khi ăn uống.
- Răng bị lung lay và có thể đổi màu.
- Khi bạn nói chuyện với người khác hoặc chỉ là thở cũng thấy mùi hôi miệng, miệng có cảm giác vị tanh.
- Hạch ở phía dưới hàm và cổ sưng to hơn bình thường.
- Bị sốt.
Ngoài ra nếu trường hợp túi mủ bị vỡ, bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi. Tuy nhiên ở trong khoang miệng xuất hiện mùi tanh do máu chảy, vị mặn của mủ lan ra.
Nguyên nhân dẫn đến chân răng có mủ
Khi xác định được “ chân răng có mủ là bệnh lý gì?” điều bạn nên quan tâm lúc này là nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Bác sĩ chuyên khoa phân tích các nguyên nhân sau dẫn đến chân răng có mủ, bạn nắm bắt để không tái phạm cho quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng sau này.
- Đó là khi bạn đang bị bệnh lý nha chu, khiến cho các túi mủ xuất hiện ở chân răng.
- Do tuỷ răng gặp tổn thương dẫn đến viêm nhiễm từ bên trong.
- Nguyên nhân khác đó là nhiều trường hợp răng mọc bị lệch, răng bị chấn thương khớp cắn, nội tiết tố thay đổi, dùng thuốc kháng sinh, một số bệnh lý khác như tiểu đường, … đều có thể dẫn đến viêm chân răng có mủ.
Đây là những trường hợp xuất hiện mủ ở chân răng. Bắt nguồn từ việc chăm sóc răng miệng không đảm bảo dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm trên răng.
Cách khắc phục tình trạng chân răng có mủ
Chân răng có mủ là bệnh lý gì? Vâng khi đã xác định rõ được tình trạng đang gặp phải, bạn đã không còn phân vân về vấn đề này nữa. Hãy tìm cách khắc phục hiệu quả cùng nha khoa, sớm đạt kết quả tốt.
- Dẫn lưu khối mủ: Sau khi thăm khám xong, bác sĩ tiến hành thực hiện dẫn lưu khối mủ ra khỏi túi mủ. Với một vết cắt nhỏ ở trên túi mũ sẽ loại bỏ sạch khu vực bị viêm nhiễm.
- Lấy tủy răng: Phần tuỷ răng bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ thật kỹ càng. Làm sạch vi khuẩn trước khi tiến hành trám lại hoặc bọc răng sứ.
- Nhổ răng: Trong trường hợp bị viêm nhiễm nặng, không thể giữ lại răng thật, bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng để xử lý tốt phần ổ viêm.
- Sử dụng kháng sinh: Khi phần viêm nhiễm ở phía chân răng cứ lan rộng, điều cần thiết lúc này là bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn.
- Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Viêm nhiễm do dị vật gây ra, bác sĩ tiến hành loại bỏ bằng cách tiểu phẫu.
Như vậy mỗi tình trạng răng miệng có mũ đều có những phương pháp điều trị, xử lý khác nhau. Vì vậy khi đã phát hiện sớm bệnh lý, bạn nên thăm khám sớm để bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp, nhanh chóng phục hồi sức khỏe răng miệng.
Các lưu ý để hạn chế tái phát viêm chân có mủ
Khi đã tiến hành điều trị xong, bạn nên lưu ý một số điểm sau giúp hạn chế tái phát viêm chân răng có mủ.
- Thay đổi lại cách chăm sóc răng miệng đúng, lựa chọn bàn chải cũng như kem đánh răng phù hợp. Sử dụng thêm các loại tăm nha khoa giúp vệ sinh răng miệng kỹ càng, thức ăn không bám chặt trong kẽ răng sẽ không gây ra các bệnh lý răng miệng.
- Hãy dùng một số loại nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để xử lý vi khuẩn bám trên bề mặt răng hiệu quả.
- Cần thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng. Nên lấy cao răng xử lý loại bỏ các mảng bám sạch sẽ. Duy trì được hàm răng khỏe mạnh.
Chỉ cần thực hiện tốt ba lưu ý này bạn sẽ giảm thiểu được những bệnh lý diễn ra trong khoang miệng của mình.
Một số cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà cho bạn
Ngoài việc chữa trị viêm chân răng có mủ tại nha khoa, dưới đây là một số cách thực hiện tại nhà khi bạn gặp tình trạng viêm này. Giúp ngăn ngừa tốt bệnh lý trước khi trở nên nặng hơn.
Dùng gừng tươi
Trong củ gừng tươi có chất kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Với gừng tươi bạn chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần để cải thiện vấn đề đang viêm nhiễm. Gừng có tính nóng nếu sử dụng thường xuyên sẽ không đảm bảo.
Sử dụng lá kinh giới
Lá kinh giới giúp bạn kháng viêm, điều trị sưng tấy và mưng mủ hiệu quả. Chỉ cần dùng 200g lá kinh giới nấu với muối, dùng hỗn hợp nước sau khi để nguội súc miệng.
Dùng lá lốt
Lá lốt giúp kháng viêm cũng như kháng khuẩn hiệu quả. Chỉ cần dùng 3 đến 4 lá lốt bạn giã nát trộn với muối thành hỗn hợp sệt. Dùng để đánh răng, sau khi vệ sinh xong cần súc miệng thật sạch với nước.
Dùng lá lô hội
Nha đam ( lô hội) chứa nhiều thành phần có tác dụng chữa giảm đau, sát khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt ức chế được sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Chỉ cần cắt lá lô hội ra, dùng nhựa thoa lên vị trí đang bị viêm, để khoảng 3 đến 5 phút thì súc lại với nước sạch. Không chỉ điều trị viêm nướu, bạn có thể dùng để xử lý bệnh dạ dày đấy.
Dùng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu sử dụng chế biến nhiều món ăn khá ngon, ngoài ra còn có nhiều công dụng chữa trị một số bệnh lý khác. Trong mật ong có chứa tính kháng viêm và sát khuẩn cao. Giúp loại bỏ được vi khuẩn gây hại khoang miệng. Bạn chỉ cần dùng một ít mật ong thoa lên vị trí bị sưng viêm, hãy giữ trong khoảng 3 đến 5 phút giúp mật ong ngấm vào, lúc đầu sẽ có cảm giác hơi rát nhẹ nhưng làm nhiều lần bạn sẽ thấy quen. Có thể áp dụng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả chữa trị.
Dùng túi trà xanh
Đây không phải là cách điều trị mới, nhiều người đã áp dụng và đạt được kết quả như mong muốn. Lá trà xanh chứa chất chống oxy hóa cao, có lượng kháng sinh tự nhiên hỗ trợ xử lý tốt các vị trí bị viêm nhiễm. Bạn dùng túi lọc trà xanh nấu với nước sôi để uống hàng ngày, giúp giảm thiểu tình trạng viêm lợi cực kỳ hiệu quả.
Dùng quả chanh
Với chanh tươi bạn chỉ cần sử dụng nước cốt chanh và thoa lên vị trí nướu bị viêm. Chắc chắn bạn sẽ thấy rất rát và khó chịu, nhưng hãy giữ yên trong khoảng 3 đến 5 phút. Nên áp dụng 3 đến 4 lần trong một tuần.
Như vậy với các cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà đem lại cho bạn những mẹo hữu ích. Hãy tham khảo và thực hiện để ngăn ngừa vấn đề viêm nhiễm trên răng của mình nhé.
Một số lưu ý khi chữa viêm chân răng tại nhà
Sau khi đã nắm bắt được nhiều cách chữa viêm chân răng tại nhà với những nguyên liệu từ thiên nhiên. Bạn cần có một số lưu ý để không làm cho tình trạng bệnh lý diễn ra nặng hơn nhé.
- Khi bị viêm nướu ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng với các mẹo từ thiên nhiên mới đem lại hiệu quả.
- Sau khi đã có hướng điều trị, cần tìm hiểu lại cách chăm sóc răng miệng đúng. Kết hợp với việc chữa trị tại nhà giúp quá trình viêm nhiễm được xử lý tốt hơn.
- Trong quá trình thực hiện, hạn chế sử dụng thực phẩm có gia vị đậm như quá cay, nóng, lạnh, phần nướu lúc này khá nhạy cảm.
- Trường hợp đang mang thai và cho bú cần thăm khám để bác sĩ tư vấn.
- Sau một thời gian áp dụng, không thấy bệnh lý thuyên giảm bạn nên đi thăm khám.
Tóm lại “ chân răng có mủ là bệnh lý gì?” đây không phải là một vấn đề khó giải đáp. Bạn chỉ cần tìm hiểu qua các thông tin mà Nha Khoa Đăng Lưu tư vấn, sẽ đem lại câu trả lời hiệu quả cũng như tìm ra được giải pháp phù hợp cho mình. Khi đã xác định bệnh lý có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, nên thăm khám để được điều trị đúng bệnh, sớm sở hữu hàm răng khỏe mạnh.
An Nhiên.