Những điều cần biết về vật liệu trám răng GIC

Lượt xem: 2343
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Vật liệu trám răng GIC là gì? Nó có bền hay không? Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn của các bệnh nhân. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hàn trám răng khác nhau nhưng GIC gây ấn tượng bởi chi phí rẻ và tính thẩm mỹ cao. Để hiểu rõ hơn về loại vật liệu này bạn hãy cùng Nha Khoa Đăng Lưu theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khi thực hiện trám răng, ngoài chi phí điều trị thì độ bền chắc và tính thẩm mỹ là các yếu tố được bệnh nhân quan tâm nhiều nhất. Liệu rằng trám răng GIC có đảm bảo các vấn đề trên không? Trám răng bằng vật liệu GIC có an toàn, bền chắc qua nhiều năm?

vật liệu trám răng GIC là gì
Vật liệu trám răng GIC là gì?*

Vật liệu trám răng GIC là gì?

GIC (Glass Ionomer Cement) - Một loại vật liệu trám răng được hình thành bởi axit acrylic và bột thủy tinh mịn. Nhờ vào sự kết hợp này nó giúp bệnh nhân khắc phục các hố răng bị sâu, răng sứt mẻ, trả lại hàm răng đẹp, nụ cười tự tin. Vật liệu trám răng GIC ra đời sau Amalgam nhưng chứa đựng nhiều điểm nổi bật như mang lại tính thẩm mỹ cao vì màu sắc giống với răng thật, dĩ nhiên nó sẽ không đẹp bằng composite nhưng so với chi phí mà bạn bỏ ra thì quá hợp lý rồi.

Tìm hiểu ưu, nhược điểm của vật liệu trám răng GIC

Để hiểu rõ hơn về vật liệu trám răng GIC bạn hãy tìm hiểu ưu, nhược điểm của nó ở phần dưới đây:

Ưu điểm:

  • Trám răng trực tiếp mà không cần phải dùng thêm chất kết dính nào khác.
  • GIC không phản ứng với nhiệt độ, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác khi tiếp xúc với môi trường trong khoang miệng.
  • Vật liệu này có điểm khác biệt đó là giải phóng Flour ngăn ngừa sâu răng phát triển, bảo vệ hàm răng khỏe đẹp.
  • Chi phí trám răng rẻ hơn nhiều so với các vật liệu khác.
tìm hiểu ưu, nhược điểm của vật liệu trám răng GIC
Tìm hiểu ưu, nhược điểm của vật liệu trám răng GIC*

Nhược điểm:

  • Độ bền của vật liệu trám GIC không quá tốt, nó dễ bị mài mòn khi sử dụng.
  • Vì chịu lực kém và không quá bền chắc nên GIC cũng không phù hợp trong việc phục hình răng hàm.

Quy trình hàn trám răng bằng vật liệu GIC

Nhìn chung thì GIC là giải pháp tốt cho những người muốn trám răng với chi phí thấp mà có tính thẩm mỹ cao. Quy trình hàn răng bằng GIC diễn ra như thế nào? Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về các bước trám răng với vật liệu GIC tại các nha khoa uy tín.

Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Đầu tiên bác sĩ xem xét, kiểm tra tình hình răng miệng của bệnh nhân, xác định răng cần trám, kích thước vết trám, rồi đưa ra đề xuất, phác đồ điều trị riêng cho mỗi người. Nếu bạn đồng ý với ý kiến của bác sĩ sẽ tiến hành trám răng.

Bước 2: Gây tê - Vệ sinh khoang miệng và khu vực cần trám

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ gây tê hoặc không. Thông thường, những hố răng bị sâu nặng bệnh nhân được gây tê để giảm cảm giác đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. Khi thuốc tê đã ngấm, bác sĩ sẽ cạo đi mảng sâu, vệ sinh sạch chỗ cần trám.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Khi thực hiện xong việc vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ cho vật liệu GIC vào vị trí cần trám, nhẹ nhàng lấp đầy lỗ hổng và tạo hình lớp trám.

quy trình hàn trám răng bằng vật liệu GIC
Quy trình hàn trám răng bằng vật liệu GIC*

Bước 4: Chỉnh sửa - Hoàn tất

Bác sĩ sẽ điều chỉnh vết trám, loại bỏ đi phần dư thừa để lớp trám được đẹp hơn, có độ thẩm mỹ cao nhất. Làm nhẵn, loại bỏ cảm giác gồ ghề khó chịu trong khoang miệng, giúp bệnh nhân ăn nhai dễ dàng, không bị cộm.

Bước 5: Tái khám

Khi trám răng xong bác sĩ có đưa lịch tái khám, bạn cần đến thăm khám đúng lịch để bác sĩ kiểm tra vết trám, nếu có sự cố gì tiến hành khắc phục nhanh chóng, tránh những rủi ro không đáng có khiến bạn phải trám răng lần 2.

Sau khi trám răng GIC bạn cần lưu ý điều gì?

Để duy trì tuổi thọ của lớp trám bằng vật liệu GIC bạn phải chú ý một số vấn đề sau đây:

sau khi trám răng GIC bạn cần lưu ý điều gì
Sau khi trám răng GIC bạn cần lưu ý điều gì?*
  • Mới trám răng xong, mảng bám cần có thời gian để đông cứng hoàn toàn nên bạn không ăn uống ngay.
  • Loại bỏ các thực phẩm quá cứng, dai hoặc thức uống nóng, lạnh vì chỗ trám chưa thích nghi kịp với thói quen ăn uống bình thường của bạn. Nếu cắn nhai với lực quá lớn sẽ làm hỏng mảng trám, gây nứt, bể. Chẳng ai muốn vì một vết trám nhỏ trên răng mà gặp bác sĩ nhiều lần phải không nào, nên bạn hãy cẩn thận đừng tác động mạnh đến nó.
  • Hạn chế các loại thức ăn, đồ uống dễ bám màu và ảnh hưởng đến men răng như trà đậm, bánh kẹo, cà phê, socola, bia rượu,... Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng bàn chải mềm, thực hiện chải răng từ từ, cẩn thận ngày 2 lần sáng - tối.
  • Không đưa tay lên sờ vết trám nhiều lần, nếu phát hiện có điều gì bất thường ở mảng trám như gồ ghề, khó chịu hay đau nhức hãy đến gặp bác sĩ để xử lý.

Vật liệu trám răng GIC giải quyết được những hạn chế trước đó của Amalgam. Tuy nhiên, xét về tất cả phương diện thì GIC vẫn chưa phải là giải pháp trám răng tối ưu dành cho bệnh nhân. Bởi nó có độ bền thấp, mảng bám không chắc chắn, dễ bị bong tróc. Nếu bạn đang phân vân lựa chọn giữa các phương pháp trám răng hãy đến gặp bác sĩ có chuyên môn tư vấn và đưa ra phương án phù hợp.