Trám răng xong có ăn được không?

Lượt xem: 1753
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng xong có ăn được không? Dạ em chào bác sĩ, em có một vài chiếc răng bị gãy bể do tai nạn xe máy, em đang có ý định đi trám răng nhưng không biết hàn răng xong có ăn được không? Bao lâu thì có thể ăn cơm được? Mong bác sĩ giải đáp và tư vấn giúp em ạ, em cảm ơn! - Bạn Đình Tuấn ở TPHCM chia sẻ.

Chào Đình Tuấn, Nha Khoa Đăng Lưu đã nhận được câu hỏi của bạn, với vấn đề này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Bạn Đình Tuấn hãy theo dõi để có câu trả lời chính xác nhé!

trám răng xong có được ăn không
Trám răng xong có được ăn không?*

Những điều cơ bản trong trám răng

Trước tiên, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu những điều cơ bản trong trám răng. Trám răng hay nhiều người còn gọi là hàn răng, kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa nhằm giải quyết tình trạng răng bị tổn thương, sâu răng tạo lỗ hổng lớn. Vật liệu trám đóng vai trò như một lớp bảo vệ, tránh vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm tủy. Bên cạnh đó cũng phục hình răng hư tổn, trả lại hàm răng đều đẹp, cải thiện chức năng ăn nhai.

Bệnh nhân đến gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa để thăm khám, giải quyết một số vấn đề liên quan đến khuyết điểm của hàm răng, trong đó có:

Trám răng sâu

Răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ tạo lỗ hổng ở mặt răng. Răng sâu nặng còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, thậm chí là viêm xương hàm. Lúc này, bác sĩ áp dụng kỹ thuật trám răng để vi khuẩn không lan xuống tủy gây viêm nhiễm, đau nhức nghiêm trọng.

Trám răng thưa

Khoảng trống giữa các răng gây mất thẩm mỹ, bệnh nhân không thể cười nói, đùa giỡn vì tự ti. Đối với các bé nhỏ điều này sẽ dẫn đến hội chứng sợ đám đông, trở nên rụt rè hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Đó là chưa kể đến việc thức ăn dễ mắc lại giữa các kẽ răng lâu ngày gây viêm nhiễm, sâu răng. Áp dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống, hai chiếc răng khít sát nhau, giúp bệnh nhân tìm lại nụ cười tự tin, hàm răng đều đẹp.

Trám răng mòn cổ

Dấu hiệu cho thấy răng bị mòn cổ đó là xuất hiện các vết khuyết ở trên cổ răng. Khi ăn uống đồ chua, ngọt hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột xảy ra tình trạng ê buốt. Đắp miếng trám vào cổ răng sẽ bảo vệ, ngăn chặn sự tiếp xúc giữa thức ăn và răng thật, giảm cảm giác khó chịu, bệnh nhân có thể thoải mái ăn những món mình thích.

Trám răng khi mặt nhai bị mòn

Bề mặt của răng khi bị mòn sẽ trở nên nhạy cảm, mỗi khi tiêu thụ thực phẩm nóng lạnh cảm giác ê buốt xuất hiện, có nhiều trường hợp còn gây đau nhức nhiều. Trám răng giúp cho bề mặt răng có thêm lớp bảo vệ, bệnh nhân ăn nhai hiệu quả hơn.

trám răng về ăn được không
Trám răng về ăn được không?*

Trám răng sứt mẻ do tác động ngoại lực

Các tác động ngoại lực như tai nạn, gây chấn thương, răng vỡ hoặc sứt mẻ cũng có thể phục hồi bằng phương pháp trám răng. Chỉ khi tình trạng quá nặng, thân răng không còn nữa hoặc mất răng hoàn toàn thì bác sĩ mới chỉ định bọc răng sứ hoặc trồng răng implant.

Trám răng phòng ngừa

Nếu nhận thấy trên bề mặt răng xuất hiện nhiều hố rãnh, thức ăn dễ mắc vào thì bác sĩ cũng chỉ định bạn hàn trám răng để ngăn ngừa mảng bám tích tụ lâu ngày tạo điều kiện vi khuẩn phát triển gây hại cho răng miệng.

Trám răng xong có ăn được không?

Đi vào giải đáp câu hỏi của Đình Tuấn “Trám răng xong có ăn được không?”. Các bác sĩ cho biết hàn răng xong Đình Tuấn vẫn ăn uống bình thường nhưng đây là câu chuyện của vài tiếng sau khi lớp trám đã ổn định. Vật liệu trám được chế tạo dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân và phục hồi nhanh chiếc răng sứt mẻ. Tuy nhiên, chúng cũng cần thời gian để đông cứng hoàn toàn, nên mới từ nha khoa về bạn không ăn uống liền mà hãy đợi lớp trám răng được ổn định trong khoang miệng. Thời gian đông cứng của miếng trám còn phụ thuộc vào công nghệ và chất trám răng bạn lựa chọn.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại trong lĩnh vực y khoa đã tạo ra nhiều vật liệu trám răng hiệu quả, nhanh khô và có khả năng bám chặt vào răng, chỉ sau vài giờ đồng hồ bệnh nhân đã có thể ăn uống bình thường được rồi.

Trám răng bao lâu có thể ăn uống bình thường được?

Trám răng xong có ăn được không? - Câu trả lời là vẫn có thể ăn được nhưng phải đợi lớp trám đông cứng lại. Vậy bao lâu thì lớp trám đông cứng và bạn ăn nhai bình thường? Nếu bệnh nhân không cần phải dùng thuốc tê để trám răng thì sau 30 phút bạn ăn uống lại được rồi. Còn với trường hợp gây tê lấy tủy răng, khắc phục tình trạng răng sâu rồi mới trám răng bạn cần đợi từ 1 - 2h đồng hồ.

Tuy nhiên, thời gian ổn định của vết trám còn phụ thuộc vào vật liệu sử dụng, đối với mỗi loại chất trám khác nhau thì thời gian kiêng ăn cũng sẽ có sự khác biệt, cụ thể là:

Trám răng bằng Composite

Miếng trám răng Composite hiện nay được sử dụng rộng rãi vì đem đến hiệu quả hàn răng cao, màu sắc giống màu răng thật nên không sợ bị lộ. Sau khi đắp vật liệu trám vào răng, bác sĩ tạo hình phù hợp rồi chiếu đèn để chúng đông cứng lại. Vật liệu này có khả năng đông cứng nhanh nên bạn không cần phải lo lắng về việc chúng bong tróc ra khi ăn uống. Sau 30 phút bạn có thể ăn uống bình thường, không khó chịu hay đau nhức gì nhiều.

Nhưng nếu bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu, vùng răng mới trám bị sưng lên gây khó khăn trong việc ăn nhai thì hãy đến gặp nha sĩ để khắc phục. Một số người phải đợi đến khi nào vùng sưng giảm bớt mới được ăn uống.

Trám răng bằng Amalgam

Đây là phương pháp hàn trám răng xuất hiện đầu tiên nhưng hiện nay Amalgam lại không được nhiều người lựa chọn, vì dù có độ bền chắc cao nhưng tính thẩm mỹ thấp. Trong thành phần của Amalgam có chứa thủy ngân nên được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi.

So với Composite thì Amalgam cần nhiều thời gian đông cứng hơn, nha sĩ khuyên bạn hãy tránh tác động lực nhai vào vị trí mới trám răng ít nhất 24h đồng hồ. Việc ăn uống vẫn có thể diễn ra sau 1 - 2 tiếng nhưng bạn cần chọn các loại thực phẩm dễ nuốt và chờ đợi lớp trám đông cứng hoàn toàn.

Chế độ ăn uống sau khi trám răng

Sức khỏe răng miệng liên quan trực tiếp và chịu tác động từ chế độ ăn uống hằng ngày. Sau khi trám răng, muốn lớp trám được bền đẹp, kéo dài tuổi thọ bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

mới trám răng có ăn được không
Mới trám răng có ăn được không?*

Thực phẩm nên ăn

  • Thức ăn mềm, không cần nhiều lực nhai: Sau khi hàn trám răng xong, ở bữa ăn đầu tiên bệnh nhân nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp,... để không làm ảnh hưởng tới lớp trám.
  • Rau củ quả: Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể là điều cần thiết, nếu không ăn được hãy ép nước hoặc xay sinh tố để dễ uống hơn.
  • Các chế phẩm từ sữa: Cung cấp thêm cho cơ thể những thực phẩm được làm từ sữa vì có chứa những dưỡng chất như canxi, vitamin,... giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Thực phẩm nên kiêng

Thực phẩm nên kiêng sau khi trám răng
Thực phẩm nên kiêng sau khi trám răng*
  • Đồ ăn quá cứng, quá dai: Răng của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu như chịu lực tác động quá nhiều từ việc ăn nhai đồ cứng, dai. Khi mới trám răng bạn hãy hạn chế các món như thịt gà, thịt lợn, hạt cứng,... Nếu muốn ăn hãy cắt nhỏ hoặc nấu nhừ để hạn chế dùng lực nhiều.
  • Món ăn quá ngọt: Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, thức uống giải khát,... là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng và nhiều vấn đề về răng miệng khác. Vì thế mà nha sĩ luôn khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc hấp thụ các món ăn chứa nhiều đường.
  • Đồ ăn quá nóng, lạnh: Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong khoang miệng khiến cho lớp trám răng dễ bị bong tróc ra. Vậy nên bệnh nhân tránh ăn đồ quá nóng, không uống nước đá nhiều để nâng cao tuổi thọ của vết trám.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như độ bền chắc của miếng trám răng. Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng bia rượu, thuốc lá, nước tăng lực, cà phê,... trong mấy ngày đầu mới trám răng.
  • Thực phẩm chua: Đồ ăn thức uống quá chua cũng gây ảnh hưởng xấu đến miếng trám nên bạn cần hạn chế.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám

Trám răng xong bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường, kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp sẽ giúp miếng trám trở nên bền chắc hơn.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám
Chăm sóc răng miệng sau khi trám*
  • Bạn vẫn duy trì việc đánh răng ít nhất 2 ngày/ lần vào buổi sáng và buổi tối để bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Vì răng của bạn có thêm lớp trám nên hãy lựa chọn bàn chải lông mềm hơn, kết hợp với nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng. Đánh răng đúng cách, không nên chà xát quá mạnh vào răng dễ gây ra tình trạng mòn men răng và bong tróc miếng trám.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế dùng lực tác động vào vùng răng mới trám, không dùng răng cắn xé đồ vật cứng, không sờ tay vào vết trám quá nhiều.
  • Thăm khám nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm các bệnh lý phát sinh và xử lý kịp thời.
  • Nếu bệnh nhân cảm thấy bị cộm cứng ở trong khoang miệng hay xuất hiện bất kỳ vấn đề gì bất thường hãy đến phòng khám gặp bác sĩ để xử lý.

Chung quy lại, trám răng sẽ giúp bệnh nhân khắc phục nhanh các khuyết điểm trên hàm răng và lấy lại sự tự tin vốn có. Hãy chủ động hợp tác với bác sĩ điều trị để mang đến hiệu quả cao trong quá trình hàn trám răng.

Trám răng xong có ăn được không đã giải đáp cụ thể trong bài viết này. Hy vọng bạn Đình Tuấn hài lòng với câu trả lời và biết thêm nhiều kiến thức về vấn đề hàn trám răng. Các bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu có tay nghề vững vàng sẽ giúp bạn tìm ra phương án điều trị răng miệng hiệu quả, từ đó khắc phục nhanh tình trạng răng sứt mẻ, gãy bể.