Trám răng có bền không? Bao lâu thì trám lại?

Lượt xem: 1731
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng bao lâu thì trám lại? Kỹ thuật trám răng được áp dụng rộng rãi để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sâu răng, răng sứt mẻ do tai nạn,... Tuy nhiên, lớp trám không tồn tại vĩnh viễn mà có trường hợp bị bong tróc ra, buộc bạn phải đi trám răng nhiều lần. Cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu thời gian miếng trám bám trên răng và một số thông tin liên quan.

Độ bền của miếng trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để đưa ra kết luận chính xác trám răng duy trì được bao lâu bạn hãy theo dõi bài viết này. Từ đó đưa ra nhận định đúng đắn về quá trình hàn trám răng, nhanh chóng sở hữu nụ cười tự tin, hàm răng đều đẹp, chắc khỏe dài lâu.

trám răng sâu bao lâu thì trám lại
Trám răng sâu bao lâu thì trám lại*

Trám răng thường được chỉ định khi nào?

Không phải khuyết điểm nào trên răng cũng sử dụng hình thức trám răng để khắc phục. Hàn trám răng được chỉ định khi:

  • Răng bị sâu, tạo lỗ hổng: Các bác sĩ sẽ thực hiện phục hình lại phần mô răng bị mất, loại bỏ hết ổ sâu, tránh tình trạng sâu răng lây lan sang vùng lân cận.
  • Bị mòn chân răng: Chân răng bị mòn do đánh răng sai cách hoặc nguyên nhân nào khác cũng khiến cho bạn bị khó chịu, răng ê buốt. Trám răng sẽ giúp bệnh nhân tránh được cảm giác đau nhức vì tạo ra lớp bảo vệ ngăn cách giữa răng và các tác nhân bên ngoài.
  • Trám răng lần 2: Bạn đã thực hiện trám răng lần 1 rồi, nhưng vì một số lý do khiến cho miếng trám bị bung ra. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bạn trám răng lần 2, tùy vào tình hình thực tế và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sử dụng lại chất trám cũ hoặc thay đổi chất trám khác bền chắc hơn.
  • Trám răng phòng ngừa: Việc trám răng phòng ngừa cho các bé cũng rất cần thiết, khắc phục nhanh những răng cối có trũng sâu, thức ăn mắc vào, khó vệ sinh sạch dễ gây ra bệnh sâu răng và nhiều bệnh lý khác.
trám răng xài được bao lâu
Trám răng xài được bao lâu*

Ưu, nhược điểm của phương pháp trám răng bạn cần biết

Ưu điểm:

Bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hàn trám răng để cải thiện tình trạng răng sứt mẻ, hư tổn bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm phải kể đến như:

  • Thực hiện nhanh chóng: Lựa chọn hình thức hàn trám răng sẽ giúp bạn cải thiện nhanh tình trạng răng miệng hiện tại, quá trình trám răng diễn ra khoảng 15 - 20 phút, nếu không cần lấy tủy thì sau 1 lần khám bạn đã hoàn tất việc trám răng rồi.
  • An toàn: Trám răng là phương pháp bồi đắp thêm vật liệu trám vào vùng răng bị hư tổn, hoàn toàn không xâm lấn đến răng thật của bạn. Sau khi kết thúc quá trình hàn trám răng, chiếc răng của bạn không bị suy yếu như khi áp dụng kỹ thuật nha khoa khác.
  • Không gây đau đớn, khó chịu quá nhiều: Vì không làm ảnh hưởng tới răng thật của bạn nên quá trình hàn trám răng diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn quá nhiều. Nếu phải lấy tủy răng, bác sĩ gây tê để giảm bớt cảm giác khó chịu cho bạn.
  • Chi phí thấp: So với các hình thức phục hồi răng hư tổn khác thì trám răng vẫn được xếp là phương pháp phục hình răng có chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều bệnh nhân.
  • Tính thẩm mỹ cao: Lựa chọn vật liệu trám răng có màu giống răng thật, giúp bạn có hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin, không bị lộ vết trám.

Răng hư tổn, viêm tủy cần phải xử lý để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn, tham khảo thêm ở bài viết: Điều trị răng chết tủy

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm mà phương pháp trám răng sở hữu, thì kỹ thuật này cũng tồn tại một số nhược điểm sau đây:

  • Miếng trám răng có độ bền cao, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức tương đối. Vẫn có trường hợp lớp trám bị bong ra khi ăn nhai, vì thế mà bạn sẽ phải đi trám lại nhiều lần trong đời.
  • Nếu bạn lựa chọn bác sĩ có tay nghề kém thì nguy cơ cao sẽ xảy ra tình trạng đau nhức ngay tại vị trí trám răng vì không làm sạch ổ sâu. Hoặc bác sĩ không điều trị tủy trước khi trám răng, khiến vi khuẩn xâm nhập gây ra cơn đau dai dẳng.
trám răng thẩm mỹ được bao lâu
Trám răng thẩm mỹ được bao lâu*

Trám răng có bền không?

Trước khi trả lời câu hỏi trám răng bao lâu thì trám lại chúng ta cùng tìm hiểu vật liệu trám răng có bền không? Trên thực tế, trám răng sử dụng vật liệu trám cho vào vùng răng bị tổn thương, sau đó tạo hình thẩm mỹ, trả lại hàm răng đều đẹp như ý. Việc trám răng bền hay không sẽ được xem xét thông qua các yếu tố sau đây:

Vật liệu trám răng

Vật liệu trám răng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trám răng vì mỗi vật liệu sẽ có độ bền chắc khác nhau. Tùy vào tình hình thực tế, nhu cầu răng miệng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ đề xuất chất trám phù hợp, từ đó mang đến cho bạn hàm răng đẹp, không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay nhiều người sử dụng vật liệu trám răng Composite, cùng tìm hiểu thêm: Trám răng Composite là gì?

Tay nghề của bác sĩ

Lớp trám răng có đẹp và bền chắc hay không còn bị tác động bởi tay nghề của bác sĩ cũng như công nghệ hàn răng nha khoa thực hiện. Bởi lẽ, dù bạn có sử dụng vật liệu trám tốt, độ bền chắc cao mà bác sĩ không có tay nghề vững vàng, thực hiện phục hình răng không đúng kỹ thuật cũng khó lòng trả lại cho bạn kết quả như ý.

Vậy nên, ngay từ đầu hãy lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín để gửi gắm niềm tin tìm lại hàm răng chắc khỏe dài lâu. Nha Khoa Đăng Lưu với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật trám răng tiên tiến trên thế giới sẽ cải thiện nhanh chóng khuyết điểm của hàm răng, từ đó giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, tự tin giao tiếp, nói chuyện với người khác.

Chế độ chăm sóc răng miệng

Độ bền của lớp trám răng còn phụ thuộc vào thói quen vệ sinh răng miệng và thực đơn ăn uống hằng ngày của bạn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm đậm màu dễ làm lớp trám bị ố vàng, mất thẩm mỹ, hàm răng không còn đều đẹp như trước. Ngoài ra, bệnh nhân có thói quen cắn móng tay, ăn đồ cứng, dai, tác động lực mạnh vào vị trí răng bị tổn thương cũng sẽ làm cho miếng trám rơi ra, vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm. Cách xử lý nhanh nhất đó là đến phòng khám kiểm tra, bỏ miếng trám cũ và trám răng lần 2.

trám răng sâu có bền không
Trám răng sâu có bền không?*

Trám răng bao lâu thì trám lại?

Muốn có câu trả lời chính xác cho “Trám răng bao lâu thì trám lại?” bạn cần phải dựa vào những yếu tố mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Lớp trám răng thông thường sẽ tồn tại khoảng 3 - 4 năm, nhưng cũng có miếng trám nằm ổn định trên răng của bạn lâu hơn, từ 7 - 10 năm.

Hiện nay, đa số bệnh nhân sẽ lựa chọn vật liệu trám Composite vì có tính thẩm mỹ cao, không để lộ lớp trám. Dĩ nhiên, độ bền chắc của Composite không thể sánh bằng Amalgam và kim loại. Nhưng Composite an toàn, phù hợp với nhiều người, kể cả những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm.

Như vậy, sau 3 - 4 năm, vết trám có dấu hiệu sắp bong tróc bạn hãy đi trám răng lại. Quá trình phục hồi lại miếng trám giúp cho việc ăn nhai diễn ra suôn sẻ, bạn tự tin hơn khi giao tiếp với người khác.

Các vấn đề sau khi hàn trám răng và cách xử lý

Dù trám răng không phải là kỹ thuật nha khoa phức tạp nhưng đôi khi nó cũng gây ra một vài trường hợp không mong muốn. Tham khảo các vấn đề nha khoa thường thấy sau khi trám răng và hướng xử lý dưới đây:

Răng nhạy cảm

Khi hoàn tất quá trình hàn trám răng, bệnh nhân sẽ có chiếc răng như ý muốn, tuy nhiên thì vùng răng mới trám trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Một vài trường hợp bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau cho bạn, sau vài tuần miếng trám ổn định bạn không còn cảm giác đau nhức nữa.

Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhiều ở vị trí trám răng dù đã qua 3,4 ngày kể từ lúc đắp chất trám vào thì hãy đến gặp bác sĩ nha khoa ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình và xử lý nhanh, đảm bảo không để lại biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn chạm tay vào miếng trám thấy gồ ghề, cộm cấn, hãy đến phòng khám gặp bác sĩ chỉnh sửa lại. Cũng có trường hợp bạn bị đau ở các răng xung quanh, điều này là bình thường, cơn đau sẽ tự hết sau vài ngày.

Cơ thể phản ứng với chất trám

Các chất trám đều đã được kiểm định là an toàn trước khi sử dụng để lấp đầy chiếc răng bị hư tổn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với vật liệu trám, xảy ra tình trạng đau nhức, ngứa, phát sốt,...

Đa phần, cơ thể của người bệnh sẽ đáp trả lại khi sử dụng vật liệu trám bằng kim loại hoặc Amalgam. Vì thế bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của nha sĩ, trao đổi về tình hình sức khỏe để lựa chọn chất trám phù hợp, hạn chế các triệu chứng dị ứng không mong muốn có thể xảy đến.

Nếu bạn trám răng xong, nhận thấy cơ thể của mình xuất hiện các cảm giác khác lạ hãy tới phòng khám gặp bác sĩ để tìm hướng khắc phục nhanh chóng, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân. Thông thường, bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ, xử lý viêm nhiễm (nếu có), kê thuốc và thực hiện phương pháp nha khoa phù hợp để phục hồi răng hư tổn.

hàn răng có bền không
Hàn răng có bền không*

Vết trám bị tróc ra

Người bệnh thường xuyên gây áp lực ăn nhai lên vùng răng mới trám sẽ khiến cho lớp trám dễ bị bong tróc ra. Nếu bệnh nhân không để ý đến sự thay đổi của vết trám thì nguy cơ cao chúng sẽ bị tróc ra khi ăn uống, tạo khoảng trống làm vi khuẩn xâm nhập vào dễ gây ra nhiễm trùng.

Cách xử lý hiệu quả cho trường hợp này đó là bệnh nhân cần đến phòng khám gặp bác sĩ. Dựa vào tình hình răng miệng của bạn mà bác sĩ đưa ra hướng xử lý phù hợp. Nếu bác sĩ chỉ định trám răng lần 2 thì bạn cũng không nên hoang mang vì miếng trám cũ được loại bỏ sạch sẽ rồi mới cho chất trám mới vào.

Trám răng bao lâu thì trám lại? Chủ đề này đã được giải đáp cụ thể ở bài viết trên. Quá trình hàn trám răng diễn ra nhanh chóng, mang lại hiệu quả phục hình răng hư tổn rất tốt. Vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu trám răng hãy đến phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu gặp bác sĩ để được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trám răng phù hợp.