Bọc răng sứ Titan có bị cộm không?

Lượt xem: 1315
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Bọc răng sứ Titan có bị cộm không? phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuyên môn bác sĩ, tay nghề của kỹ thuật viên thiết kế răng sứ và công nghệ chế tạo sứ,...Do đó, chúng ta cần đến Nha Khoa Đăng Lưu uy tín để phục hình sứ đúng kỹ thuật, tránh tình trạng kênh lệch, cốm cấn.

Mục đích của việc làm răng sứ là cải thiện thẩm mỹ và củng cố chức năng ăn nhai của hàm răng. Tuy nhiên, nếu bọc sứ sai kỹ thuật dẫn đến hiện tượng cốm cấn sẽ gây ra sự khó chịu trong quá trình sinh hoạt và ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của người bọc sứ.

Bọc răng sứ Titan có bị cộm không
Bọc răng sứ Titan có bị cộm không?

Tác hại của việc bọc răng sứ bị cộm cấn?

Không chỉ làm mất thẩm mỹ khuôn miệng, bọc răng sứ bị cộm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và chức năng ăn nhai của toàn hàm:

Răng sứ bị cộm thường thô, cong và vênh ra ngoài làm mất thẩm mỹ

Răng sứ bị cộm gây vướng víu, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, làm giảm cảm giác ngon miệng

Các khe hở trên răng sứ trong quá trình ăn uống hình thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh gây sâu răng, viêm nướu, nha chu,…

Bọc răng sứ Titan có bị cộm không?

Không chỉ răng sứ Titan, lựa chọn bất kì loại sứ nào để phục hình cũng có nguy cơ bị cộm nếu Bác sĩ thực hiện bọc sứ sai kỹ thuật. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho răng sứ bị cốm cấn:

Lấy dấu hàm không chính xác

Khi mài răng xong, bác sĩ vệ sinh lại răng chưa sạch, có mảnh bám trên răng. Hoặc có thể do lấy dấu hàm chưa đúng nên mão sứ bị rộng so với cùi răng.

Kĩ thuật làm răng sứ bị lỗi

Điều này rất dễ xảy ra tại các nha khoa có cơ sở vật chất không đảm bảo, thiết bị làm răng sứ thô sơ. Mão sứ làm ra không đúng với kích thước răng thật nên khi gắn lên sẽ gây ra tình trạng kênh lệch.

Bác sĩ tay nghề kém

Bác sĩ bọc sứ chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật bọc sứ, thế nên thực hiện các thao tác phục hình sứ chưa đúng dẫn đến những sai sót đang tiếc. Bên cạnh đó, bác sĩ không kiểm tra lại khớp cắn để điều chỉnh cho khách hàng hoặc không trám bít khe trống ở răng sứ và cùi răng khiến thức ăn giắt vào.

mài răng bọc sứ quá nhiều
Mài răng bọc sứ quá nhiều

Bọc răng sứ bị cộm không chỉ gây khó khăn khi bạn ăn nhai mà còn có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm do mỏi và đau nhức. Nếu bạn rơi vào trường hợp không may khi bọc răng sứ bị cộm có thể nhờ đến bác sĩ khám và kiểm tra lại răng. Thông thường, răng bị cộm sẽ được xử lý theo những phương án sau:

Nếu răng bị cộm do thức ăn dắt vào kẽ răng, Bác sĩ làm sạch răng và trám bít lại

Nếu răng sứ hơi to gây cộm, Bác sĩ sẽ mài bớt phần bị nhô ra gây cộm

Nếu răng sứ làm sai lệch khớp cắn quá nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định phục hình lại.

Nếu cảm thấy khó chịu sau khi bọc sứ, các bạn hãy đến nha khoa kiểm tra ngay lập tức. Nếu nguyên nhân là do bọc sứ, bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục tối ưu nhất.

Quy trình bọc răng sứ chính xác và nhanh chóng

Bọc răng sứ là quá trình nắn chỉnh răng toàn diện cả về khớp cắn lẫn thẩm mỹ, thế nên các bước thực hiện phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn Y tế sau đây:

Thăm khám và tư vấn

Bước đầu tiên trong quy trình bọc răng sứ đó là bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng của bạn để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu cần thiết, bác sĩ tiến hành chụp phim X- quang để kiểm tra răng cần bọc. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn mẫu răng sứ và lựa chọn màu sắc, dáng răng sứ phù hợp với mỗi người.

Vệ sinh răng miệng

Bằng dụng cụ chuyên dụng, trợ tá sẽ tiến hành làm sạch răng và vết sâu răng nếu có nhằm ngăn ngừa các mầm mống răng sâu tái phát và gây bệnh sau khi bọc sứ.

quy trình bọc sứ tiêu chuẩn
Bọc sứ theo quy trình kỹ thuật tại Nha Khoa Đăng Lưu

Mài cùi và lấy dấu răng

Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình làm răng sứ. Bác sĩ sẽ phải mài sao cho cùi răng không quá nhỏ và hình dáng cùi phải có độ lưu giữ tốt. Đây được coi là thao tác chuẩn bị cho việc bọc răng sứ lên trên không bị kênh hay cộm cấn khó chịu.

Trong quá trình mài rang, khách hàng sẽ thấy khó chịu, tuy nhiên nha sĩ sẽ gây tê cục bộ trước khi mài, thế nên cảm giác ê nhức sẽ được giảm đi rất nhiều. Sau khi mài cùi, công đoạn tiếp theo là lấy dấu răng để chế tạo răng sứ.

Chế tạo răng sứ

Răng sứ được thiết kế và chế tạo trên công nghệ CAD/ CAM hiện đại dựa trên thông số kích thước trên mẫu hàm, đảm bảo tính chính xác và độ thẩm mỹ  cao. 

Phục hình răng sứ cố định

Khi đã có được mão răng sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ tiến hành chụp mão sứ cùi răng thật để tạo thành một chiếc răng bọc sứ hoàn chỉnh, chuẩn khớp cắn và vừa vặn với khuôn hàm.

Với quy trình bọc sứ tiêu chuẩn chất lượng, bạn sẽ không còn phải lo lắng bọc răng sứ Titan có bị cộm không? Chỉ cần tìm được một nha khoa tiêu chuẩn, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp, bền chắc và an toàn.