Trồng răng hàm số 7 bao nhiêu tiền? Phương pháp nào hiệu quả?

Lượt xem: 1227
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trồng răng hàm số 7 sau khi mất đi là việc cần thiết, bởi răng số 7 là răng hàm chiếm diện tích lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn của mỗi con người. Một số hậu quả khi mất đi răng số 7 như: Hiện tượng má bị hóp, ảnh hưởng chức năng nghiền nát thức ăn hay tiêu xương hàm…

Do đó, cần trồng răng hàm số 7 khi buộc phải nhổ bỏ vì nhiều lý do khác nhau để tránh trường hợp khiến các răng khác bị xô lệch, nguy cơ mất thêm răng và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể... Vậy trồng răng số 7 giá bao nhiêu và phương pháp nào hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

phương pháp trồng răng số 7
Phương pháp trồng răng số 7*

Răng số 7 nằm ở vị trí nào? Có vai trò ra sao?

Răng số 7 hay còn gọi là chiếc răng cối thứ 2 nằm ở vị trí thứ 7 khi đếm từ răng cửa, cạnh trước răng khôn (đối với người đã mọc răng khôn). Điểm đặt biệt ở răng hàm số 7 đó là chỉ có 2 chân nếu ở hàm dưới, có tận 3 chân nếu ở hàm trên và mỗi người khi trưởng thành sẽ có 4 chiếc mọc đối xứng trên 2 cung hàm.

Thông thường, chiếc răng số 7 chỉ mọc một lần khi chúng ta 12-13 tuổi, sau giai đoạn thay răng sữa. Đặc điểm chung của chúng là có thân răng khá to và chiếm nhiều diện tích hơn so với các chiếc răng khác trong hàm.

Chính vì những đặc điểm đó mà răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp với răng số 6 để nhai nghiền thức ăn trước khi chúng được đưa xuống dạ dày. Chiếc răng hàm số 7 này được đánh giá cao nhất về khả năng nhai nát thức ăn so với các răng trong khung hàm. Vì vậy, nếu răng hàm số 7 gặp các vấn đề như bị sâu, viêm tủy khiến mất khả năng nhai sẽ ảnh hưởng đến các răng còn lại và hệ tiêu hóa của chúng ta.

răng số 7 nằm ở vị trí nào
Răng số 7 nằm ở vị trí nào*

Mất răng số 7 có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, răng số 7 thuộc nhóm răng cối lớn, nhiệm vụ chính của chiếc răng này là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Theo đó, khi mất răng số 7 có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng, cụ thể:

Các bệnh về tiêu hóa

Khi bị mất răng số 7, khả năng nhai thức ăn của cả 2 cung hàm sẽ bị giảm một cách đáng kể, điều này dẫn đến thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi được đưa xuống dạ dày, khiến hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động nhiều hơn, lâu dần sẽ dẫn đến táo bón, đau dạ dày, viêm đại tràng

Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh

Những chiếc răng xung quanh cũng như răng ở cung hàm đối diện lúc này sẽ không có sự nâng đỡ từ chiếc răng số 7 đã mất, dẫn đến dễ bị xô lệch vị trí, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống hàm nhai.

Hóp má, lão hóa sớm

Xương hàm ở vị trí răng số 7 bị mất về lâu dài sẽ bị tiêu dần đi, 2 má sẽ bị hóp vào, đồng thời vùng da quanh miệng cũng sẽ bị chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn khiến gương mặt của bệnh nhân già hơn tuổi.

trồng răng hàm số 7 sau khi mất
Trồng răng hàm số 7 sau khi mất*

Các bệnh răng miệng

Khi răng số 7 mất đi sẽ để lại các khoảng trống khó vệ sinh, bệnh nhân có thể tăng nguy cơ bị viêm chân răng, viêm nha chu, hôi miệng,... dẫn đến mất thêm răng thật.

Cơ hàm bị đau nhức

Khi các răng còn lại không nhận được sự nâng đỡ điều này khiến cơ hàm chịu áp lực lớn, gây đau nhức cơ hàm, đau đầu, mỏi vai gáy…

Khi nào cần nhổ bỏ răng số 7?

Nhiều bệnh nhân có quan điểm rằng răng hàm số 7 là răng vĩnh viễn nên không mấy quan tâm khiến chúng dễ dàng gặp phải các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi…

Khi gặp phải các trường hợp này, tùy vào mức độ nặng nhẹ, nha sĩ sẽ đưa ra những phương pháp xử lý khác nhau. Trong đó, có phương án loại bỏ răng số 7 khi gặp phải các tình huống sau đây:

răng số 7 bị sâu cần nhổ bỏ
Răng số 7 bị sâu cần nhổ bỏ*
  • Răng bị bể sát chân, viêm tủy nghiêm trọng.
  • Răng bị viêm nha chu, viêm ở chóp, nghiêm trọng hơn là viêm xương.
  • Răng bị viêm buồng tủy, dẫn đến tét chân răng, viêm xương hàm.

Có cần trồng lại khi mất răng số 7?

Với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nêu trên, trồng răng hàm số 7 sau khi mất đi là việc cần thiết. Điều này giúp khôi phục chức năng nhai của răng hàm được hoạt động bình thường trở lại, tránh các ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Theo đó, khi trồng răng số 7 cũng giúp bạn lấy lại tính thẩm mỹ cho răng hàm, dễ dàng trong việc vệ sinh, phòng ngừa các bệnh răng miệng khác.

Trồng răng hàm số 7 bằng phương pháp Implant

Hiện nay, cầu răng sứ và trồng răng Implant là 2 cách trồng răng số 7 mang lại độ bền tối ưu và khả năng ăn nhai thoải mái được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Tuy nhiên, khi bị mất răng số 7 trong trường hợp chưa xuất hiện hoặc không mọc răng số 8 (răng khôn) thì phương pháp làm cầu răng sứ không thể áp dụng. Vì thực hiện làm cầu răng sứ nhất thiết phải có đủ 2 răng bên cạnh để mài làm trụ bám. Điều này không đảm bảo được lực nhai cho răng, sau 1 thời gian ngắn cầu răng sẽ dễ bị hư và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cầu răng trước đó.

Do đó, trồng răng Implant được đánh giá là phương pháp hiệu quả để điều trị mất răng số 7. Răng Implant với cấu trúc như răng thật, được cắm trực tiếp vào trong xương hàm sẽ đảm bảo sự bền chắc và lực ăn nhai ổn định hơn.

trồng răng hàm số 7 bằng phương pháp implant
Trồng răng hàm số 7 bằng phương pháp implant*

Quy trình trồng răng hàm số 7 bằng phương pháp cấy ghép implant bao gồm 5 bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra răng miệng tổng quát và chụp phim

Trước khi có kế hoạch điều trị cấy ghép răng Implant, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám tổng quan sức khỏe răng miệng. Sau đó thực hiện chụp phim để bác sĩ nắm được cấu trúc, vị trí của răng mất cũng như chất lượng của xương hàm. Quá trình này sẽ giúp các nha sĩ biết được số liệu về chiều dài, độ sâu và rộng của mô xương tại vị trí răng số 7 bị mất. Từ đó tiến hành các xét nghiệm xem xét tình trạng sức khỏe có phù hợp hay không và lên kế hoạch điều trị chi tiết.

  • Bước 2: Tiến hành cấy ghép trụ

Trước khi tiến hành cấy ghép trụ Implant, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn các loại trụ Implant phù hợp với răng hàm và giá trồng răng số 7. Sau khi hiểu rõ và lựa chọn được loại trụ Implant phù hợp với nhu cầu và tình trạng của mình, bạn sẽ được gây tê tại vùng cần đặt trụ. Thời gian diễn ra quá trình đặt trụ khoảng từ 7 đến 10 phút.

  • Bước 3: Lấy dấu và gắn răng tạm thời

Bạn cần quay lại nha khoa sau 2-3 ngày được đặt trụ để nha sĩ gắn răng tạm thời, giúp thuận tiện hơn trong việc ăn uống. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ tiến hành lấy mẫu dấu hàm để tạo mão răng sứ cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả bình phục cao.

  • Bước 4: Tái khám tại nha khoa

Sau khoảng 7 đến 10 ngày tiếp theo, bạn cần quay lại tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra độ lành của nướu.

  • Bước 5: Hoàn thiện trồng răng hàm số 7

Bước cuối cùng trong quá trình trồng răng hàm số 7, bạn sẽ được gắn mão răng sứ lên trụ và cố định nó lại. Khi trụ Implant và xương hàm của bạn đã gắn chặt với nhau, mão răng sứ sẽ được tiến hành gắn và cố định chúng lại bằng các khớp nối. Sau khi kiểm tra lại độ chịu lực, nha sĩ sẽ dặn dò các lưu ý cũng như tư vấn những sản phẩm giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chăm sóc răng miệng tại nhà.

Bệnh nhân đang sống ở TP HCM mong muốn tìm nha khoa cấy ghép implant tốt hãy tham khảo bài viết: Trồng răng implant ở đâu tốt an toàn tại TP.HCM?

Trồng răng hàm số 7 giá bao nhiêu?

Cũng tương tự như những chiếc răng khác, trồng răng số 7 hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Loại trụ implant, chất liệu mão sứ, hay các dịch vụ mà bạn nhận được từ nha khoa, dưới đây là bảng giá cấy ghép Implant của Nha Khoa Đăng Lưu mà bạn có thể tham khảo:

BẢNG GIÁ CẤY GHÉP IMPLANT NĂM 2022
DỊCH VỤGIÁ
I. IMPLANT 
1. Implant C1 – Đức15.200.000 / trụ
2. Implant California – Mỹ11.700.000 / trụ
3. Implant Neodent – Thụy Sĩ 11.700.000 / trụ
4. Implant Straumann - Thụy Sĩ21.500.000 / trụ
5. Implant Nobel - Mỹ21.500.000 / trụ
6. Implant Hiossen - Mỹ11.700.000 / trụ
7. Implant Paltop - Mỹ12.000.000 / trụ
8. Implant Kisplant - Hàn Quốc9.500.000 / trụ
9. Máng hướng dẫn Digital 2 triệu VNĐ/1 Implant (1 triệu VNĐ/1 Implant từ Implant  thứ 2 trở đi)
10. Scan Digital500.000/ 1 lượt
II. ABUTMENT 
1. Abutment C1 – Đức7.000.000/ răng
2. Abutment California – Mỹ13.000.000/ răng
3. Abutment Neodent – Thụy Sĩ9.500.000/ răng
4. Abutment Straumann – Thụy Sĩ11.700.000/ răng
5. Abutment Nobel – Mỹ11.700.000/ răng
6. Abutment Hiossen – Mỹ9.500.000/ răng
7. Abutment Paltop – Mỹ9.500.000/ răng
8. Abutment Kisplant - Hàn Quốc8.500.000/ răng
III. RĂNG SỨ TRÊN IMPLANT 
1.Implant - Răng sứ Titanium3.000.000/ răng
2.Implant -  Răng sứ Zirconia5.500.000/ răng
3.Implant -Răng sứ Cercon6.000.000/ răng
GHÉP XƯƠNG - NÂNG XOANG  
1. Ghép xương nhân tạo (không màng) cấp I7.000.000/ răng
2.Ghép xương nhân tạo (không màng) cấp II9.500.000/ răng
3. Ghép xương nhân tạo màng colagen cấp I11.500.000/ răng
4. Ghép xương nhân tạo màng colagen cấp II14.000.000/ răng
5. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp I16.500.000/ răng
6. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp II18.500.000/ răng
7. Ghép xương khối nhân tạo25.000.000/ vùng
8. Nâng xoang kín - cấp I18.500.000/ vùng
9. Nâng xoang kín - cấp II23.500.000/ vùng
10. Nâng xoang hở - cấp I23.500.000/ vùng
11. Nâng xoang hở - cấp II35.000.000/ vùng

Như đã nói ở trên, răng số 7 chỉ mọc 1 lần và không tự mọc lại khi mất đi, nên bạn cần phải chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng để bảo tồn chiếc răng quan trọng này luôn được khỏe mạnh. Tuy vậy, trong trường hợp răng đã bị sâu, viêm lợi, viêm tủy… khiến bạn bắt buộc phải nhổ bỏ, bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp, hiệu quả để phục hình răng.

Người bệnh bị đau nhức răng nghiêm trọng có thể vi khuẩn đã tấn công vào trong tủy răng. Lúc này bạn cần phải tới nha khoa để kiểm tra, trước khi đến phòng khám hãy đọc thêm thông tin: Bệnh viêm tủy răng là gì?

Trồng răng hàm số 7 là việc cần thiết mà các chuyên gia răng hàm mặt khuyên làm khi bị mất đi. Nếu bạn đang có nhu cầu trồng lại chiếc răng số 7, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và lựa chọn địa chỉ nào uy tín, chất lượng thì hãy đến với Nha Khoa Đăng Lưu. Nơi bạn có thể đặt niềm tin, bởi sự chuyên nghiệp của đội ngũ y bác sĩ và kỹ thuật viên tại đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp, bạn cũng có thể gửi về hòm thư của Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn trực tiếp. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Cảm ơn đã theo dõi bài viết, mong rằng những điều trên sẽ giúp ích cho bạn!