Bọc răng sứ có hết hô không là vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm đối với những người đang tìm hiểu về bọc răng sứ thẩm mỹ. Hiện nay, phương pháp bọc răng sứ đang trở nên phổ biến và được nhiều nha sĩ cũng như bệnh nhân lựa chọn. Bọc răng sứ có thể khắc phục được những khuyết điểm của răng miệng như răng thưa, sứt mẻ, răng bị xỉn màu, ố vàng,... Vậy phương pháp này có thể khắc phục được khuyết điểm răng hô hay không? Có thể nói rằng răng hô là khiếm khuyết răng miệng nhiều người gặp phải tùy theo các cấp độ. Do đó vấn đề này được nhiều người thắc mắc cũng là điều dễ hiểu.
Thông thường, để giải quyết tình trạng răng hô, đa phần bệnh nhân tìm đến kỹ thuật niềng răng. Với niềng răng, hàm răng của bệnh nhân sẽ được khắc phục triệt để, mang lại kết quả hàm răng đều và đẹp. Tuy nhiên quá trình niềng răng cần đến nhiều thời gian để hoàn thiện, trung bình từ 2-4 năm. Vì vậy trong một số trường hợp, bệnh nhân muốn tiết kiệm thời gian, thuận tiện hơn thì bọc răng sứ sẽ được các nha sĩ ưu tiên sử dụng để làm cho hàm răng hết hô, đều đặn hơn thay vì niềng răng.
Nội dung bài viết
Răng sứ là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc bọc răng sứ có hết hô không, chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về răng sứ. Răng sứ là một loại răng nhân tạo, được hình thành từ các chất liệu sứ, kim loại,... Nó được ví von như một “cái chụp” để lắp vào răng thật đã mài bớt của bệnh nhân. Nhằm giúp bệnh nhân có một hàm răng đều đặn, trắng sáng, gia tăng sự tự tin.
Một số phương pháp bọc răng sứ
Với sự phát triển nở rộ của phương pháp thẩm mỹ nha khoa bọc răng sứ, rất nhiều các phương pháp bọc răng sứ được nghiên cứu và đưa vào sử dụng hiện nay:
Bọc mão sứ trực tiếp lên cùi răng: Đây là phương pháp được nha sĩ chỉ định thực hiện riêng cho trường hợp răng bị sứt mẻ, sâu hay có các vấn đề nha khoa nhưng chân răng vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị ảnh hưởng. Trước khi bọc mão sứ, răng của bệnh nhân sẽ được nha sĩ mài nhỏ để phù hợp với kích thước răng sứ, hạn chế độ cộm, không gây bất tiện trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt hằng ngày.
Sử dụng miếng dán răng sứ Veneer: Miếng dán Veneer như là “miếng áp tròng” trong nha khoa. Miếng dán Veneer với độ mỏng chỉ khoảng 0.3 đến 0.5 mm sẽ được dán trực tiếp lên bề mặt răng của bệnh nhân. Thông thường khi bọc răng sứ, bệnh nhân cần mài răng tương đối nhiều để bọc mão răng vào thuận tiện hơn, không gây cộm. Tuy nhiên với phương pháp dán răng sứ Veneer, răng của bệnh nhân chỉ cần mài rất ít, không đáng kể. Với những ai có răng thưa, bị xỉn màu ở mức độ nhẹ thì răng sứ Veneer đích thị là một sự lựa chọn xứng đáng.
Làm cầu răng sứ: Là phương pháp dành riêng cho những chiếc răng bị rụng, gãy mà không thể tự khôi phục được. Bác sĩ sẽ mài hai răng nằm ở cạnh khoảng trống do răng đã bị mất đi, làm cầu răng để trồng chiếc răng sứ vào chỗ trống đó. Như vậy, để áp dụng cách làm cầu răng sứ thành công, bệnh nhân phải có các răng xung quanh răng đã mất khỏe mạnh và nguyên vẹn để đảm bảo làm cầu dễ dàng và trồng răng chắc hơn.
Bọc răng sứ Implant: Phương pháp này hoàn toàn ngược lại với phương pháp bọc mão sứ lên cùi răng. Nếu như bọc mão sứ dành cho những ai vẫn còn chân răng thì bọc răng sứ Implant là sự lựa chọn tối ưu cho người đã bị mất chân răng hoàn toàn. Trụ Implant sẽ được gắn vào để thay thế phần chân răng bị mất trước đó rồi mới bọc mão sứ lên trên.
Những lợi ích của việc bọc răng sứ
Có thể nói rằng phương pháp thẩm mỹ nha khoa bọc răng sứ có độ “phủ sóng” vô cùng rộng rãi nhờ vào những lợi ích nổi bật sau đây:
Sở hữu tính thẩm mỹ cao
Có thể nói rằng bọc răng sứ là phương pháp có giá trị thẩm mỹ cao, đặc biệt dành cho những người có khiếm khuyết nha khoa như răng bị sứt mẻ, biến dạng,... Ngoài ra, vấn đề răng miệng xỉn màu, ố vàng mà không thể cải thiện được bằng các phương pháp thông thường cũng được khắc phục một cách triệt để nhờ bọc răng sứ.
Phục hồi chức năng ăn nhai
Với những ai bị mất răng, sâu răng, răng không thể ăn nhai hiệu quả thì bọc răng sứ là lựa chọn hợp lý. Nhờ đó, người bệnh có thể thoải mái ăn các thức ăn có độ dai, cần nhai nhiều như thịt bò, thịt gà,.... Trung bình độ chịu lực của răng sứ sẽ giao động từ 360Mpa đến 900Mpa đối với lần lượt răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.
Giảm thiểu những cơn đau
Rất nhiều bệnh nhân gặp trường hợp sâu răng dẫn đến tình trạng đau nhức, không thể ăn uống, sinh hoạt thoải mái. Lâu dần, vi khuẩn từ các răng sâu sẽ lan sang vùng răng khác trong khoang miệng, dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Khi nhổ răng sâu, điều trị tủy và bọc răng sứ vào những chỗ trống đó, bạn sẽ giảm thiểu được những đau đớn do răng sâu gây ra. Đồng thời bảo vệ được những phần răng còn lại khỏi vi khuẩn sâu răng.
Giúp bệnh nhân phát âm chuẩn
Một số bệnh nhân mất đi răng cửa, các răng ở chính diện sẽ bị líu lưỡi, khó khăn trong quá trình phát âm. Việc trồng răng sứ vào các chỗ khuyết thiếu có thể khắc phục được vấn đề này và đảm bảo được khả năng phát âm, giao tiếp cho bệnh nhân.
Bọc răng sứ có hết hô không?
Với những lợi ích trên đây mà răng sứ mang lại, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc liệu bọc răng sứ hết hô không? Răng hô là vấn đề răng miệng rất nhiều người gặp phải. Nó không chỉ tác động xấu đến thẩm mỹ khuôn mặt, mà còn tạo nên những ảnh hưởng khớp cắn. Răng hô thường đem lại cảm giác tự ti cho người bệnh, họ xem đó như một chướng ngại vật lớn trên khuôn mặt và rất hạn chế cười hở răng. Vì vậy, rất nhiều người luôn mong muốn tìm kiếm những phương pháp để có thể khắc phục được khiếm khuyết này của mình. Thực tế, vấn đề răng hô có thể cải thiện được nhờ vào quá trình bọc răng sứ. Tuy nhiên mức độ hiệu quả như thế nào, có phù hợp hay không sẽ tuỳ vào hai trường hợp sau đây:
Người bị hô nhẹ
Với những hàm răng có mức độ hô nhẹ, phương pháp bọc răng sứ hoàn toàn có thể giải quyết triệt để được tình trạng này chỉ trong thời gian ngắn và tính đáp ứng thẩm mỹ cao. Thay vì phải niềng răng trong khoảng thời gian tương đối dài, từ 2 đến 3 năm, thậm chí 4 năm, bạn có thể lựa chọn bọc răng sứ nhằm giúp hàm răng của mình đẹp hơn, tự tin hơn.
>> Bọc răng sứ là sự lựa chọn phù hợp khi răng bị hô nhẹ, vậy mức phí cho một ca bọc răng sứ là bao nhiêu tiền?
Người bị hô nặng
Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp phải trường hợp răng hô quá mức, lúc này đây niềng răng có lẽ là giải pháp tối ưu hơn so với bọc răng sứ. Trường hợp những hàm răng bị hô nặng, bọc răng sứ sẽ khiến cho răng bị cộm hơn và khó có thể đồng đều, thuận tiện khi sinh hoạt, do đó bạn hãy lựa chọn niềng răng để sở hữu kết quả tốt nhất bạn nhé!
Một số mẫu răng sứ phù hợp với răng hô
Chúng ta biết rằng có vô số loại răng sứ có những đặc điểm, tính chất khác nhau. Việc lựa chọn răng như thế nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, ngân sách, sở thích và tư vấn của nha sĩ. Sau đây, Nha Khoa Đăng Lưu chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số mẫu răng sứ phổ biến, thường được các bác sĩ sử dụng cho hàm răng hô:
Răng sứ Zirconia
Sở dĩ nó có cái tên răng sứ Zirconia là bởi nguyên liệu cấu thành răng sứ này là 100% Zirconia. Đây là một chất liệu chuyên dùng trong nha khoa có tính chất cứng, chắc chắn và sở hữu màu trắng gần giống với răng thật. Ngoài ra, mức độ thân thiện với cơ thể tương đối cao và khả năng không làm đen viền nướu sẽ giúp bạn có hàm răng đẹp tự nhiên, an toàn.
Răng sứ kim loại Titan
Bên cạnh răng sứ Zirconia, răng sứ kim loại Titan cũng là loại răng thuộc top được ưa chuộng cho hàm răng hô. Với chi phí khá hợp lý chỉ từ 2.500.000 đến 4.000.000 VNĐ/răng và những đặc tính tối ưu như độ chắc, chịu lực cao, tính thẩm mỹ tốt, răng sứ Titan xứng đáng là một giải pháp hợp lý. Ngoài ra, còn một số mẫu răng khác phù hợp với răng hô bạn có thể tham khảo như răng sứ toàn sứ, răng sứ Veneer,... Hãy đến nha khoa để được tư vấn kỹ càng và chọn lựa mẫu răng phù hợp nhất bạn nhé!
Những vấn đề có thể gặp phải sau khi bọc răng sứ cho răng hô
Bọc răng sứ có tác động rất lớn không chỉ tới hàm răng mà còn với quá trình sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Sau đây là một số vấn đề người bệnh thường gặp sau khi hoàn tất quá trình bọc răng sứ.
Vướng víu khi ăn
Biểu hiện đầu tiên mà rất nhiều bệnh nhân gặp phải sau khi bọc răng sứ đó là chưa quen, bỡ ngỡ, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Đây là cảm giác thông thường và hầu như ai cũng trải qua bởi bệnh nhân cần phải thích nghi với sự thay đổi mới về hàm răng, lực nhai,... Trong quá trình ăn, với những thực phẩm dai, ban đầu bạn sẽ không được thoải mái vì chưa quen. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, bạn sẽ sinh hoạt như thông thường, thậm chí thuận tiện hơn khi chưa bọc răng sứ.
Ngứa vùng nướu răng
Ngứa vùng nướu răng hay còn được các bệnh nhân gọi chung là bị ngứa răng, xảy ra khi cùi răng bị mài sâu hơn 1mm. Nó đem lại cảm giác khó chịu, ngứa nhẹ ở vùng nướu trong thời gian khoảng 1 tuần đầu tiên. Theo ý kiến của các nha sĩ, đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường do đó bệnh nhân có thể yên tâm nếu gặp phải vấn đề này sau khi bọc răng sứ.
Răng bị ê buốt, nhức
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi hoàn tất quá trình bọc răng sứ, thường thì bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt răng miệng, có thể là đau nhức. Vấn đề này xuất phát từ việc mài răng trước khi bọc răng sứ. Những răng cần được bọc sứ thường sẽ được mài sao cho phù hợp với kích thước răng sứ và độ tự nhiên của hàm răng. Quá trình mài thường gây ra những cơn ê buốt và hơi đau nhức đối với bệnh nhân trong thời gian đầu. Sau thời gian này, các hiện tượng dần hết hẳn và không ảnh hưởng đến người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn đau buốt vẫn kéo dài mà không thuyên giảm, bạn nên liên hệ nha sĩ, kết hợp tới thăm khám nha khoa để bác sĩ kịp thời theo dõi và đưa ra lời khuyên chính xác.
Viền lợi bị thâm, tái
Ngoài ngứa vùng nướu, ê buốt răng hay vướng víu thì thâm tái viền lợi cũng là một trong những hiện tượng thường gặp sau khi bọc răng sứ. Nhiều người có xu hướng lầm tưởng rằng đây là biểu hiện của việc răng sứ bị lỗi, gây đen viền nướu, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên trên thực tế, việc viền lợi có màu tái, thâm là do máu tích tụ lại, chưa kịp lưu thông hết trong quá trình bọc răng sứ. Chúng cần thời gian để lưu thông như bình thường, vì vậy chỉ cần qua 1-2 ngày, các vùng thâm, tái sẽ dần dần biến mất. Bạn có thể khắc phục nó bằng cách lấy ngón tay mát xa các vùng răng một cách nhẹ nhàng, giúp tránh hiện tượng máu tích tụ.
>> Khi bọc răng sứ bệnh nhân có thể bị hôi miệng, tìm hiểu cách chữa hôi miệng an toàn hiệu quả
Bọc răng sứ có hết hô không và những thông tin về bọc răng sứ đã được chúng tôi bật mí qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc bọc răng sứ có hết hô không và lựa chọn được phương pháp nha khoa phù hợp cho bản thân. Từ đó cải thiện được khiếm khuyết trên hàm răng, sở hữu một nụ cười tự tin, rạng ngời.