Chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Lượt xem: 5306
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Thưa bác sĩ! Bé nhà tôi năm nay đã hơn 5 tuổi và hàng ngày tôi có hướng dẫn con cách đánh răng. Nhưng mấy ngày gần đây tôi để ý thì thấy cháu có xuất hiện tình trạng chảy máu nơi chân răng và phần lợi có màu đỏ bất thường. Hiện tượng này có ảnh hưởng tới sức khỏe con tôi không ạ? Liệu chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không?Tôi xin cám ơn!

Ngọc Lan ( Bình Thạnh - TP HCM )

Trả lời 

Xin chào chị Ngọc Lan !.Cám ơn chị vì đã tin tưởng và chia sẻ nỗi băn khoăn tới Nha Khoa Đăng Lưu. Vấn đề chị thắc mắc là liệu chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không? Bác sĩ chuyên khoa Răng hàm Mặt của Nha Khoa Đăng Lưu sẽ giải đáp chi tiết cho chị ngay sau đây.

Chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo như miêu tả của chị thì bé bị chảy máu chân răng trong khi đánh răng và có hiện tượng nướu bị sưng, màu nướu có phần biến đổi chuyển qua màu đỏ thì chúng tôi chắc chắn một điều răng đây không phải là dấu hiệu bé sắp thay răng mà rất có thể bé đang gặp phải tình trạng viêm nướu chị Lan nhé!

Chảy máu chân răng ở trẻ em-1
Chảy máu chân răng ở trẻ em*
 

Viêm nướu là một trong những căn bệnh răng miệng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những chịu chứng không tốt cho tình trạng răng miệng chút nào. Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi: Chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không ? là " Có " nhé!

Nguyên nhân khiến nướu của trẻ em bị chảy máu?

Nướu răng có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, tránh xa các bệnh lý hay những tổn thương nguy hiểm. Nhưng một khi nướu đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì sẽ không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa.

Biểu hiện của tình trạng viêm nướu là chảy máu chân răng. Khi nướu bị viêm một thời gian ngắn sau sẽ gây ảnh hưởng tới chân răng và các bộ phận xung quanh ổ răng làm tổn thương tới chân răng và xương ổ răng, khiến chân răng lung lay dẫn đến mất răng. 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu, chảy máu chân răng ở trẻ em là do cách vệ sinh răng miệng chưa tốt, không thường xuyên hoặc không đúng cách. Ban đầu là những tổn thương nhẹ tới mô mềm nhưng không được phát hiện sớm, vi khuẩn có điều kiện hoạt động và gây ra bệnh viêm nướu.

Chảy máu chân răng ở trẻ em-2
Trẻ sẽ bị khó chịu khi răng nướu bị viêm nhiễm 

Biểu hiện đầu tiên của viêm nướu là nướu bị sưng đỏ, chảy máu chân răng. Nếu chị không đưa bé đi khám nha khoa và điều trị kịp thời bệnh sẽ nặng hơn, gây ra những cơn đau nhức làm bé khó chịu, lười ăn uống. Sau đó, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn, chân răng viêm nhiễm, chảy mủ nơi nướu ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề mọc răng mãi mãi của bé.

Làm gì khi nướu của trẻ bị chảy máu?

Khi chân răng của trẻ bị chảy máu, phụ huynh nên điều trị càng sớm càng tốt bởi nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đối với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng dưới nướu và quanh cổ răng.

Đây là bước chữa chảy máu chân răng cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám giúp cho nướu dần dần lành thương. Bố mẹ nên duy trì việc thăm khám răng định kì 6 tháng/lần để bác sĩ nha khoa kiểm soát và kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng cho trẻ.

Uống thuốc theo toa

Bạn cũng có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ kết hợp với việc vệ sinh răng miệng trẻ thật tốt. Tuy nhiên, lúc này, bố mẹ không nên cho bé đánh răng vì sẽ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Dùng gạc và NaCl 0,9% để vệ sinh nhẹ nhàng răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn.

 Chảy máu chân răng ở trẻ em-3
Tăng cường Vitamin C vào khẩu phần ăn của trẻ
 

Bổ sung Vitamin C

Bên cạnh đó, hãy bổ sung Vitamin, đặc biệt là Vitamin C cho trẻ để chữa chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm trùng bởi một phần nguyên nhân khiến cho sức đề kháng của răng kém là từ việc thiếu hụt Vitamin C, làm cho tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Việc bổ sung đầy đủ Vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.

Các bạn đã biết chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không rồi chứ? Bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu khuyên bố mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để sức khỏe răng miệng cho bé vừa không ảnh hưởng tới cấu trúc răng sau này của bé.