Bọc răng sứ có phải lấy tủy răng hay không? Những bệnh nhân bị sâu răng, xuất hiện lỗ hổng trên răng làm cản trở quá trình ăn nhai. Thức ăn dễ rơi vào hố sâu gây đau nhức và khó chịu. Thậm chí, răng bị gãy vỡ do sâu răng còn làm mất thẩm mỹ. Để giải quyết tình trạng này, bệnh nhân thường tìm đến phương pháp bọc răng sứ với mong muốn có được hàm răng đẹp. Vậy bọc răng sứ có cần phải lấy tủy không? Nếu bắt buộc phải lấy tủy răng thì quá trình này có gây đau nhức không?
Mỗi bệnh nhân có tình trạng răng sâu khác nhau, có bệnh nhân chỉ bị sâu nhẹ nên bác sĩ điều trị nhanh chóng. Còn đối với người có răng bị hư tổn nặng thì bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định có lấy tủy răng hay không. Toàn bộ quá trình thực hiện diễn ra dưới sự kiểm soát của bác sĩ giàu kinh nghiệm. Giúp bệnh nhân xử lý khuyết điểm trên hàm răng nhanh chóng và không xảy ra các vấn đề bất trắc.
Nội dung bài viết
Bọc răng sứ có phải lấy tủy răng không?
Bọc răng sứ là phương pháp mài đi răng tự nhiên, sau đó chế tác chiếc răng giả có kích thước phù hợp lắp lên trên. Như vậy bạn sở hữu một chiếc răng mới có kích thước giống với răng gốc ban đầu. Người bị sâu răng nặng có nguy cơ ảnh hưởng tới tủy răng thắc mắc bọc răng sứ có phải lấy tủy hay không?
Tủy răng hay gân máu là một bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu để duy trì sự sống cho răng. Vì thế, những chiếc răng bị hư tủy, chết tủy sẽ không còn được khỏe mạnh nữa. Thân răng dễ gãy vỡ, không thể tự hồi phục lại hình dáng như ban đầu. Cho nên, việc duy trì sự khỏe mạnh của tủy răng rất cần thiết. Bác sĩ chỉ thực hiện lấy tủy răng khi nó bị nhiễm trùng nặng, gây đau nhức dữ dội. Người bọc răng sứ có thể sẽ phải lấy tủy hoặc không tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp không cần lấy tủy
Những bệnh nhân có răng bị sứt mẻ, gãy vỡ nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Phần tủy vẫn còn khỏe mạnh thì bác sĩ chỉ mài răng, rồi thiết kế mão sứ lắp lên trên răng. Vì không cần tác động tới tủy răng nên quá trình bọc răng sứ diễn ra nhanh hơn. Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu gì nhiều, chỉ hơi ê buốt một chút lúc bác sĩ mài cùi răng mà thôi.
Trường hợp phải lấy tủy răng
Răng của bạn bị tổn thương nghiêm trọng do tai nạn, hoặc răng sâu gây viêm tủy răng khiến bạn bị đau nhức dữ dội. Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng của bệnh nhân, thấy tủy răng đã bị viêm, có hiện tượng chết tủy thì sẽ lấy tủy răng ra ngoài. Đây là trường hợp bất đắc dĩ, bởi vì tủy răng bị tổn thương nếu không lấy ra sớm sẽ khiến bệnh nhân bị đau nhức nặng hơn. Vi khuẩn tấn công làm cho tình trạng đau răng diễn ra dai dẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Bác sĩ lấy tủy răng xong, mới tiến hành mài răng và bọc răng sứ lên trên.
Lấy tủy răng có đau không?
Bạn đã biết được bọc răng sứ có phải lấy tủy răng không rồi. Tủy răng là phần nằm sâu bên trong răng, nên buộc bác sĩ phải dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng tác động trực tiếp vào khu vực này. Nếu ngày trước lấy tủy răng là quá trình khiến bệnh nhân lo lắng nhiều nhất vì gây đau đớn. Thì hiện nay, cùng với sự phát triển của y học việc điều trị tủy đã diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Bạn đến Nha Khoa Đăng Lưu, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn. Nếu răng cần phải lấy tủy sẽ thực hiện dưới sự hỗ trợ của dụng cụ y tế đã được vô trùng sạch sẽ. Bác sĩ gây tê ở vị trí răng cần lấy tủy, đợi khi thuốc tê có tác dụng bác sĩ mới tiến hành thực hiện. Nhờ có thuốc tê, bệnh nhân không cảm thấy đau khi lấy tủy, chờ đợi tầm vài phút, tủy răng đã được lấy ra hết. Răng đã lấy tủy không còn cảm nhận được nhiệt độ nóng, lạnh nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy ê buốt mỗi khi ăn nhai.
Quá trình lấy tủy răng diễn ra như thế nào?
Với những ai được chỉ định phải lấy tủy răng trước khi bọc răng sứ hãy tìm hiểu quy trình lấy tủy sau đây:
Bước 1: Kiểm tra tủy răng
Vì tủy răng nằm sâu bên trong nên muốn biết tình trạng hiện tại của nó phải tiến hành chụp phim. Kết quả trên phim chụp sẽ giúp cho bác sĩ đánh giá sơ bộ chiếc răng. Sau đó đưa ra chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp, giúp giải quyết nhanh vấn đề mà bạn đang mắc phải. Bác sĩ sẽ trao đổi thật kỹ với bệnh nhân về kế hoạch điều trị tủy răng. Khi nào bệnh nhân đồng ý với ý kiến mà bác sĩ đưa ra thì mới tiến hành chữa trị.
Bước 2: Gây tê
Lấy tủy răng sẽ khiến bạn bị đau nhức nên bác sĩ có gây tê tại khu vực cần lấy tủy. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nhờ có thuốc tê mà tâm lý sợ đau giảm bớt, tạo điều kiện cho bác sĩ lấy tủy nhanh chóng. Không phải ai khi lấy tủy cũng được gây tê, vì có trường hợp tủy đã chết lâu ngày, không còn cảm giác gì nữa nên không nhất thiết phải sử dụng thuốc tê.
Bước 3: Cách ly răng để lấy tủy
Bác sĩ sẽ tiến hành cách ly răng tránh khỏi dung dịch và thuốc. Đảm bảo không có vi khuẩn hay nước bọt ngấm vào trong răng. Giúp quá trình lấy tủy răng được vô trùng tuyệt đối, không xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn.
Bước 4: Lấy tủy răng
Bác sĩ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để khoét một đường thẳng tới buồng tủy. Bác sĩ nhẹ nhàng loại bỏ hết phần tủy bị viêm nhiễm. Tiếp đến làm sạch hệ thống ống tủy để quá trình tạo hình ống tủy diễn ra tốt hơn. Dung dịch bơm rửa hoạt động xuyên suốt để giúp cho ống tủy được làm sạch một cách hiệu quả.
Tùy vào tình trạng răng và mức độ nhiễm trùng của ống tủy mà việc lấy tủy diễn ra trong một hoặc nhiều lần hẹn. Cứ mỗi lần lấy tủy, bác sĩ sẽ bơm thuốc sát trùng vào ống tủy, răng cũng được trám tạm thời để vi khuẩn không tràn vào ống tủy gây nhiễm trùng. Bác sĩ xem xét tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhân, nếu bị viêm nướu lợi hoặc đau nhức nhiều sẽ cho dùng thuốc giảm đau, kháng sinh,...
>> Bọc răng sứ là phương pháp trồng răng giả nhanh chóng, vậy thời gian bọc răng sứ mất bao lâu?
Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau vài lần hẹn, bác sĩ đã làm sạch hoàn toàn ống tủy. Lúc này, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa an toàn. Xử lý tủy bị viêm xong, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám, kiểm tra và bọc răng sứ. Bác sĩ tiến hành mài chỉnh răng theo tỷ lệ thích hợp để bọc răng sứ lên trên chuẩn xác. Bệnh nhân sẽ có hàm răng đều đẹp, giải quyết được tình trạng đau nhức do viêm tủy gây ra.
Phòng tránh viêm tủy như thế nào?
Tủy răng là phần quan trọng nên chỉ khi nào bắt buộc phải lấy tủy bác sĩ mới thực hiện. Tủy răng không còn, răng của bạn rất dễ bị gãy vỡ nên bạn hãy chủ động bảo vệ răng miệng của mình. Muốn phòng ngừa viêm tủy răng, bạn hãy chăm sóc tốt men răng, ngà răng để chúng không bị sâu răng. Khi răng không bị sâu hoặc gãy vỡ thì tủy răng sẽ không bị ảnh hưởng. Bạn thực hiện chăm sóc răng miệng như sau sẽ phòng tránh viêm tủy hiệu quả:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Răng miệng của bạn thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn, thức uống, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều đường. Đây chính là cơ hội tốt để vi khuẩn hoành hành, tấn công lên men răng, ngà răng gây sâu răng. Người bị sâu răng không điều trị sớm sẽ bị viêm tủy răng nặng. Cho nên, mỗi ngày bạn đều phải đánh răng ít nhất 2 lần để loại bỏ các cặn thức ăn bám dính sau mỗi lần ăn uống.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ làm sạch kẽ răng để vi khuẩn không có cơ hội làm hại đến răng của bạn. Ví dụ như dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước,... Bạn súc miệng với nước muối để sát khuẩn, hoặc chọn loại nước súc miệng có thành phần ngăn ngừa sâu răng.
Ăn uống nhẹ nhàng, chọn thực phẩm mềm
Răng bị gãy vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tràn vào bên trong gây viêm tủy răng. Cho nên, để tránh tình trạng bị sứt mẻ răng, bạn hãy chọn thực phẩm mềm để ăn nhai. Tránh ăn các món quá cứng dai, đòi hỏi phải tác động lực quá mạnh dễ làm răng bị ảnh hưởng.
Bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều rau xanh, các món có chứa canxi giúp răng luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Bạn bồi đắp khoáng chất cho cơ thể từ bên trong vẫn tốt hơn là thực hiện phục hình ở bên ngoài răng.
Thăm khám định kỳ
Bệnh nhân cần đến nha khoa để theo dõi răng miệng của bản thân. Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm, sâu răng sẽ được điều trị sớm. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu, tủy răng vẫn còn cứu chữa được. Tránh nguy cơ phải lấy tủy răng và đảm bảo hoạt động ăn nhai diễn ra bình thường.
>> Bạn muốn bọc răng sứ nhưng băn khoăn về giá cả hãy đọc bài viết: Bọc răng sứ giá bao nhiêu?
Lấy tủy bọc răng sứ tại Nha Khoa Đăng Lưu
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tủy răng. Cho nên bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh bị sâu răng, mòn mặt răng. Trong trường hợp bạn bị viêm tủy răng nặng, sâu răng phá hủy cấu trúc răng thì phải đến nha khoa uy tín điều trị tủy và bọc răng sứ.
Nha Khoa Đăng Lưu là địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi trực tiếp điều trị răng miệng cho khách hàng. Nha khoa thực hiện điều trị tủy theo các bước rõ ràng, đưa ra giải pháp nhanh chóng trong trường hợp cụ thể. Giảm thiểu nguy cơ đau nhức, khó chịu do các bệnh răng miệng gây ra.
Bệnh nhân đến lấy tủy tại Nha Khoa Đăng Lưu sẽ không cảm thấy đau đớn nhiều. Vì phòng khám có sử dụng thuốc tê cho bệnh nhân dưới sự hỗ trợ của thiết bị DentalVibe. Sau khi đã chữa tủy, bác sĩ thực hiện bọc răng sứ để bệnh nhân có hàm răng đẹp, ăn nhai tốt.
Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Bạn phải đến phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu, để được bác sĩ kiểm tra rồi mới biết chính xác có phải lấy tủy khi bọc răng sứ không. Bạn đừng quá lo lắng, với kinh nghiệm dày dặn của bác sĩ sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị tủy răng phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề chữa tủy và làm răng sứ hãy gửi câu hỏi đến Nha Khoa Đăng Lưu nhé!
Mỹ Hạnh.