Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy răng miệng bạn đang có vấn đề. Nhiều người cho rằng việc chảy máu chân răng là do tác động mạnh trong lúc vệ sinh và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần thì rất có thể răng miệng và cơ thể bạn đang gặp vấn đề.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng như viêm lợi, viêm nha chu, do thiếu chất… Vậy làm cách nào để điều trị và phòng ngừa bệnh lý này? Bạn cần tham khảo những thông tin về bệnh chảy máu nướu răng để nếu gặp phải biết cách xử lý.
Nội dung bài viết
Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ
Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ vì vùng chân răng có thể đã bị tổn thương nên mới gây chảy máu. Dấu hiệu này đang cho thấy răng miệng của bạn đang gặp phải những vấn đề không tốt cần phải tới nha khoa để kiểm tra. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến chảy máu nướu răng ở phần sau:
Nguyên nhân từ răng lợi
Viêm nướu: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách như: quá mạnh tay khi chải răng, dùng tăm truyền thống, vệ sinh răng không đều… Do đó, thức ăn còn tồn đọng trong khe hở giữa các răng, hình thành nên mảng bám gây viêm nhiễm hay động tác mạnh bên ngoài làm tổn thương nướu cũng gây chảy máu.
Bị viêm nha chu: Tình trạng viêm lợi diễn biến lâu ngày không được can thiệp sẽ gây tổn thương các vùng quanh răng hay còn gọi là viêm nha chu. Nha chu là phần mô xung quanh răng dùng để chống đỡ và giữ cho xương hàm được cố định, nên khi bị tổn thương sẽ dẫn đến các vấn đề như: chảy máu chân răng, hôi miệng, viêm sưng nướu…
Áp xe chân răng: Đây là hiện tượng vi khuẩn tạo thành ổ mủ ở chân răng gây chảy máu nướu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do viêm hốc, răng vỡ hay mẻ mà không được điều trị, tạo không gian cho vi khuẩn ẩn náu và sinh trưởng. Khi bị áp xe chân răng, bệnh nhân có dấu hiệu đau nhức răng nướu, sốt cao, viêm sưng chân răng và chảy máu chân răng.
Do răng mọc lệch, chen chúc: Bệnh nhân có nhiều chiếc răng bị mọc lệch, khấp khểnh, chen chúc nhau khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn, thức ăn dễ bị giắt lại dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu chân răng.
Chấn thương: Răng bị chấn thương do tai nạn, chơi thể thao, va quệt hay do thao tác đánh răng quá mạnh cũng khiến lợi bị chảy máu.
>> NHIỀU NGƯỜI BỊ ĐAU RĂNG DO SÂU RĂNG, HÃY TÌM HIỂU CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG HIỆU QUẢ CAO
Nguyên nhân từ cơ thể
Ung thư miệng: Đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ răng miệng và cấu trúc của khoang miệng. Một số triệu chứng diễn ra khi mắc bệnh này là: chảy máu chân răng, hôi miệng, mọc hạch, viêm lở miệng…
Thiếu vitamin: Thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến cơ thể phản ứng lại bằng tình trạng chảy máu chân răng. Trong đó, vitamin K là một trong những yếu tố tác động đến quá trình đông máu của cơ thể, nếu bị thiếu hụt do dùng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm gia tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng khiến người bệnh bị chảy máu lợi kèm theo đau nhức xương, buồn ngủ và khó thở.
Bệnh tiểu đường: Đường trong máu tăng kéo theo lượng đường trong nước bọt cũng tăng theo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành mảng bám. Điều này gây kích ứng nướu dẫn đến sâu răng, chảy máu nướu…
Thay đổi nội tiết tố: Đối với nữ giới, khi vào các giai đoạn quan trọng trong đời người như: dậy thì, mang thai, mãn kinh hay dùng thuốc tránh thai sẽ khiến nội tiết tố thay đổi nên dễ xuất hiện chảy máu răng.
Sốt xuất huyết: Khi bị sốt xuất huyết, lượng tiểu cầu bị giảm sút bất thường gây ra các hiện tượng như xuất huyết ngoài da, chảy máu cam và chảy máu răng.
Dùng thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc chữa bệnh như đau tim, đột quỵ, thuốc chống đông máu… cũng khiến cho chân răng dễ bị chảy máu.
Các bệnh lý cơ thể: Người mắc các bệnh như thiếu máu, gan, ung thư… cũng khiến cơ thể yếu đi, vùng nướu dễ bị tổn thương và có nguy cơ chảy máu lợi.
Những ảnh hưởng của tình trạng chảy máu nướu
Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, cơ thể đang báo động cho người bệnh biết. Nếu tình trạng này xuất hiện ở mức độ nhẹ, đây có thể là tác nhân của phản ứng viêm nhiễm răng miệng, nướu. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan và không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn, ảnh hưởng tới:
- Tim mạch: Chảy máu lợi kéo dài có thể gây nhiễm trùng máu, dòng máu này có thể chạy ngược lên ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
- Sức khỏe phụ nữ mang thai: Vi khuẩn có trong máu do chảy máu chân răng lây nhiễm sang thai nhi, nguy hiểm hơn có thể tăng nguy cơ sinh non, trẻ sau sinh có nguy cơ cao bị các bệnh lý răng miệng, thai nhẹ cân…
Do đó, để tránh các ảnh hưởng xấu không mong muốn xảy ra với cơ thể do bị chảy máu chân răng, người bệnh nên đến thăm khám và nhận sự tư vấn điều trị từ bác sĩ có chuyên môn. Đặc biệt, đối với người có các bệnh lý khác, phụ nữ đang mang thai nên chú ý và thăm khám định kỳ.
Cách điều trị chảy máu nướu
Chảy máu chân răng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không thể lường trước cho răng miệng cũng như toàn bộ cơ thể. Do đó, khi gặp tình trạng chảy máu nướu răng đừng xem thường mà hãy tìm cách điều trị ngay lập tức. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục chảy máu chân răng mà bác sĩ của Nha Khoa Đăng Lưu hướng dẫn:
Sử dụng gạc y tế cầm máu
Giống như khi bạn bị chảy máu bất kỳ nơi nào trên cơ thể, hãy sử dụng bông gạc y tế nhấn nhẹ lên vùng nướu bị chảy máu và giữ cho đến khi máu ngưng chảy.
Chườm đá lạnh
Sử dụng miếng gạc lạnh, khăn lạnh đặt lên vùng nướu bị chảy máu để làm giảm sưng và kiềm hãm dòng máu. Chườm lạnh trong khoảng 10 phút bạn sẽ thấy vùng nướu bị chấn thương được làm dịu, giảm đau và giảm sưng.
Sử dụng nước súc miệng
Trong nước súc miệng có chất kháng khuẩn, có thể điều trị và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tìm ra loại nước súc miệng chứa chất lành tính, không nên tự ý mua nước súc miệng vì dễ làm khoang miệng tổn thương nhiều hơn.
Sử dụng nước muối ấm
Tập thói quen thường xuyên sử dụng nước muối ấm để súc miệng cũng giúp hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và cầm máu nhanh chóng. Pha nước muối loãng vừa đủ ấm và súc miệng đều đặn 3-4 lần 1 ngày. Đặc biệt lưu ý sử dụng muối tinh khiết, tránh lẫn tạp chất sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Việc súc miệng bằng nước muối ấm cũng làm giảm cơn đau khi bị chảy máu. Khoang miệng của bạn được làm sạch, vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào chân răng hay nướu lợi.
>> RĂNG BỊ Ê BUỐT CÓ THỂ BẠN ĐÃ BỊ MÒN MEN RĂNG, HÃY TÌM HIỂU CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH MÒN MEN RĂNG
Cách phòng ngừa bệnh chảy máu chân răng
Răng thường xuyên bị chảy máu vùng nướu thật sự rất nguy hại, đây là nguy cơ dẫn đến rất nhiều bệnh lý khác. Do đó, khi bị chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ mà hãy tìm cách phòng ngừa cho bản thân và cả người thân xung quanh. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để giảm thiểu nguy cơ chảy máu nướu.
Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách
Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn 2-3 lần 1 ngày, sau khi ăn khoảng 30 phút bằng một lực nhẹ nhàng, vừa đủ. Lưu ý sử dụng bàn chải có lông mỏng, mềm, tránh gây ra các tác động mạnh làm tổn thương nướu, dễ gây chảy máu.
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước
Thay vì dùng tăm truyền thống dễ gây ra tổn thương cho nướu, hãy thay đổi và tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn trong kẽ răng. Ngoài chỉ nha khoa, bạn cũng có thể sử dụng tăm nước để vệ sinh tổng thể khoang miệng sau ăn một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, mảng bám trong răng mà không làm tổn thương nướu.
Từ bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá không những tiềm ẩn nguy cơ bị các bệnh về phổi, đường hô hấp, bệnh tim và đột quỵ mà còn dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho nướu. Người hút thuốc lá sẽ có hệ miễn dịch suy yếu, giảm khả năng chống chọi với vi khuẩn, trong đó có các vi khuẩn gây viêm nướu và chảy máu chân răng.
Duy trì sức khỏe tinh thần tốt
Theo các chuyên gia răng hàm mặt, căng thẳng, stress có liên quan đến bệnh viêm nha chu, tác động xấu đến hệ miễn dịch, tăng khả năng bị chảy máu lợi. Do đó, bạn cần duy trì cho mình một sức khỏe tinh thần tốt, thoải mái và vui vẻ, tránh căng thẳng mệt mỏi.
Bổ sung vitamin C cho cơ thể
Như đã nói ở trên, thiếu vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu nướu và nguy cơ sẽ trầm trọng hơn nếu không được bổ sung kịp thời. Trên thực tế, dù đã thực hiện đúng các cách vệ sinh răng miệng nhưng cơ thể thiếu hụt vitamin C, bạn vẫn có nguy cơ chảy máu răng. Do đó, cần sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, ớt đỏ, cà rốt vào thực đơn hằng ngày.
Tăng hàm lượng vitamin K
Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, vitamin K là chất không thể thiếu. Nếu hàm lượng vitamin K bị thiếu hụt trong cơ thể, nguy cơ bị chảy máu lợi sẽ tăng cao. Những thực phẩm nhiều vitamin K mà bạn có thể tham khảo như: cải xoăn, rau bina…
Hạn chế tinh bột, đường
Sử dụng thực phẩm giàu tinh bột, đường hoặc thức ăn nhanh quá thường xuyên mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng có thể gây ra tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng.
“Chảy máu nướu răng đừng xem nhẹ” là lời khuyên của các nha sĩ, chuyên gia răng hàm mặt. Vì đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến các bệnh lý cho răng miệng và cơ thể. Do đó, khi gặp phải tình trạng này kéo dài, không thể kiểm soát, bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa để gặp bác sĩ. Hoặc gửi câu hỏi, thắc mắc về hòm thư của Nha Khoa Đăng Lưu để được hướng dẫn và tư vấn.