Răng là một bộ phận không có khả năng tự chữa trị hay phục hồi. Chính vì thế cần nắm rõ quá trình thay răng của trẻ em để có cách chăm sóc và bảo vệ chúng đảm bảo cho trẻ có một hàm răng đều đặn, chắc khỏe sau này.
Nội dung bài viết
Quá trình mọc răng ở trẻ em
Quá trình mọc răng ở trẻ em vốn là quy luật đã được định hình từ trước khi bé được sinh ra. Khi được 6 tháng tuổi, răng kỳ đầu (hay còn gọi là răng sữa) đầu tiên mọc xuyên qua lợi là các răng cửa giữa hàm dưới, và ngay sau đó thì mọc các răng cửa giữa hàm trên. Mặc dù phần lớn các đứa trẻ được mọc đủ tất cả 20 cái răng sữa trước khi lên 3 tuổi, nhưng tốc độ và thứ tự mọc răng lại khác nhau. Những răng sữa sau đó sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng cố định.
Quá trình mọc răng ở trẻ em
Quá trình mọc răng sữa
Bộ răng sữa có chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ( giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng cố định tương ứng mọc lên thay thế cho răng sữa), kích thích sự phát triển xương hàm nhờ hoạt động ăn nhai.Theo Bác Sĩ Nguyễn Quang Tiến mọc răng sữa thường theo thứ tự sau:
Răng cửa giữa : 6-8 tháng tuổi
Răng cửa bên : 9-12 tháng tuổi
Răng hàm sữa thứ nhất :12- 15 tháng tuổi
Răng nanh sữa: 18- 21 tháng tuổi
Răng hàm sữa thứ hai : 24-30 tháng tuổi
Quá trình thay răng cố định ở trẻ
Quá trình thay răng cố định ở trẻ cũng tương tự như thứ tự đã mọc răng sữa. Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng. Ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng.
Răng cửa giữa thường được thay khi trẻ được 5-7 tuổi
Răng cửa bên thường được thay khi trẻ được 7-8 tuổi
Quá trình mọc răng ở trẻ em
Răng hàm sữa thứ nhất thường được thay khi trẻ được 9-10 tuổi
Răng nanh sữa thường được thay khi trẻ được 10-11 tuổi
Răng hàm sữa thứ hai thường được thay khi trẻ từ 11-12 tuổi
Quá trình mọc răng cố định tiếp tục cho đến khi trẻ lên khoảng 21 tuổi. Người lớn có 28 răng cố định, hoặc tối đa là 32 răng bao gồm các răng cối thứ ba (tức là răng khôn).Các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng nếu chiếc răng của trẻ mọc sớm hoặc trễ hơn vài tháng vì mỗi đứa đứa trẻ đều có quá trình mọc răng không giống nhau.
Chăm sóc răng cho trẻ đúng cách
Một số phụ huynh thường cho là răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn nên không thực sự quan tâm. Thực ra, răng sữa rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ (ăn nhai, phát âm) và thẩm mỹ.
Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ và giúp xương hàm phát triển bình thường. Do vậy cần giữ răng sữa đều đặn và chắc khỏe để có hàm răng vĩnh viễn đẹp đều.
Ðể đề phòng cho răng bé không bị hư vì bú bình đêm, trong trường hợp bạn phải cho bé bú bình vào lúc ngủ giữa buổi hay ban đêm, hãy cho bú nước lã chứ không phải sữa mẹ, sữa bình, hay nước trái cây.
Chăm sóc răng cho trẻ đúng cách
Luôn luôn làm sạch lợi cho con bạn sau khi cho bú/ăn. Lau lợi bằng một miếng vải hoặc một miếng gạc sạch và ẩm.
Cha,mẹ nên đánh răng cho trẻ mỗi ngày bằng bàn chải mềm và ướt với lượng kem đánh răng vừa đủ (có chứa chất florua) bằng hoặc nhỏ hơn hạt đậu.
Khi trẻ lên 6 đến 12 tháng tuổi thì nên cha mẹ nên đưa trẻ đến khám nha sĩ lần đầu để bác sĩ kiểm tra tình trạng mọc răng của bé và nếu có những bất thường bác sĩ sẽ cos phương án điều trị kịp thời. Điều này giúp bé có một hàm răng đều đặn và khỏe mạnh.
Trên đây là toàn bộ quá trình mọc răng ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc con loại bỏ những khó chịu, đau đớn trong quá trình mọc răng. Nếu quá trình mọc răng của trẻ có những bất thường hãy đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn nhé.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN & ĐẶT LỊCH HẸN