Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Đeo dây thun khi niềng răng có tác dụng gì?

Lượt xem: 1809
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Đeo dây thun khi niềng răng mang đến hiệu quả gì? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi bước vào giai đoạn niềng răng. Thật ra, trong một số trường hợp việc đeo dây thun niềng răng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp định hình và duy trì kết quả chỉnh nha. Đây không chỉ là một phần của quá trình niềng răng mà còn đem đến trải nghiệm cá nhân đầy thách thức dành cho bạn.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phức tạp, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra chỉ định riêng. Có người phải dùng đến các khí cụ để nới rộng hàm, người thì dùng vít implant, hay một số người cần dùng dây thun để tăng lực kéo. Vậy đeo dây thun niềng răng có tác dụng gì? Hãy cùng bài viết dưới đây giải đáp một cách chi tiết nhất.

Đeo dây thun khi niềng răng
Đeo dây thun khi niềng răng*

Dây thun niềng răng là gì?

Dây thun là một phần quan trọng trong quá trình niềng răng. Nó có độ đàn hồi cao, được gắn trên mắc cài, móc từ hàm này sang hàm kia nhằm tạo lực kéo giúp cho răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần đeo dây thun. Nó phụ thuộc vào sự liên kết hàm hiện tại và chỉ định của nha sĩ. Đúng là đeo dây thun khi niềng răng đem lại nhiều tác dụng quan trọng nhưng phải xem xét tình trạng hàm, khớp cắn của bệnh nhân. Vì thế, nếu bạn niềng răng mà bác sĩ không cho đeo dây thun cũng là chuyện bình thường.

Dây thun niềng răng là gì
Dây thun niềng răng là gì*

Các loại dây thun trong niềng răng

Hiện nay có 3 loại dây thun trong niềng răng, cụ thể là:

Thun buộc tại chỗ - Thun chuỗi

Loại này được thiết kế như dải cao su có nhiều vòng liên kết với nhau nối mắc cài này sang mắc cài khác để tạo ra một chuỗi giữa vị trí các răng. Vì thế mà nó có tên gọi thun chuỗi, công dụng chính của khí cụ này đó là sắp xếp các răng chạy dọc theo vòm miệng giúp làm khít các khoảng trống giữa các nhóm răng.

Thun tách kẽ

Nó được làm bằng dây cao su hoặc kim loại và thường dùng để chèn vào vị trí các răng cối. Thun có tác dụng tạo ra khoảng cách vừa đủ giữa các răng, chịu lực, giữ chắc dây cung để điều chỉnh răng mọc lệch về phía trước.

Dây thun liên hàm

Thun liên hàm là loại có kết cấu từ cao su, nó có tính dẻo và độ đàn hồi tốt. Sản phẩm được gắn nối từ hàm trên xuống hàm dưới để tạo ra lực kéo giúp cho răng dịch chuyển từng chút một. Dây thun liên hàm được chỉ định trong trường hợp răng mọc lệch hẳn về phía trên.

Đeo dây thun khi niềng răng có tác dụng gì?

Tác dụng chính khi đeo dây thun khi niềng răng đó là giúp tăng thêm lực kéo, đưa các răng về đúng vị trí của nó một cách nhanh chóng. Qua đó cũng khắc phục tình trạng răng mọc lệch lạc, mọc chếch lên phía trên, răng khấp khểnh không đều. Mang đến cho người bệnh một hàm răng đẹp, nụ cười tự tin, rạng rỡ nhất. Nhờ vào sự hỗ trợ của dây thun mà hàm trên và hàm dưới còn được khít sát với nhau, cải thiện được khớp cắn để người bệnh nhai nhỏ thức ăn, ngăn ngừa một số bệnh lý về tiêu hóa. Như vậy, đeo dây thun khi niềng răng mang đến nhiều lợi ích, nhưng muốn thun phát huy được hiệu quả của nó người bệnh cần phải nghe theo tư vấn của bác sĩ.

Đeo dây thun khi niềng răng có tác dụng gì
Đeo dây thun khi niềng răng có tác dụng gì*

Những trường hợp niềng răng bằng dây thun

Như đã nói, tác dụng chính của việc đeo dây thun khi niềng răng đó là tạo lực kéo hỗ trợ đưa răng về đúng vị trí của nó, giúp hàm trên và hàm dưới khít với nhau. Dưới đây là một số trường hợp cần hỗ trợ của loại khí cụ này:

  • Răng bị hô: Dây thun sẽ móc vào phía trước của hàm trên và phía sau hàm dưới với tác dụng kéo răng trên ra phía sau, răng dưới về phía trước để vị trí răng được đồng đều hơn.
  • Răng bị móm: Các bác sĩ sẽ sử dụng dây thun tác động lực vừa đủ lên hàm trên để kéo răng về đúng vị trí mong muốn.
  • Răng khấp khểnh: Dây thun được dùng mỗi ngày nhằm tạo ra lực kéo giúp hàm răng của bạn được đều và thẳng hơn.

Đeo dây thun niềng răng trong bao lâu là được?

Thật ra thời gian đeo dây thun niềng răng phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người và phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Trong một số trường hợp bệnh nhân chỉ cần đeo thời gian ngắn, nhưng nếu răng của bạn bị lệch khớp cắn nặng thì phải đeo dây thun lâu hơn. Như vậy, tùy vào cơ địa và tình hình răng miệng hiện tại của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp. Đến khi nào bạn đảm bảo được quá trình ăn nhai, hai hàm cân đối, không bị lệch thì không cần phải dùng đến dây thun niềng răng nữa.

Đeo dây thun niềng răng trong bao lâu là được
Đeo dây thun niềng răng trong bao lâu là được*

Lưu ý khi đeo dây thun chỉnh nha

Trong quá trình đeo dây thun khi niềng răng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Bạn nên thay dây thun liên hàm tại nhà 2 đến 3 lần/ ngày. Thời gian thay dây ít nhất 12h/ 1 lần để đảm bảo độ đàn hồi của nó.
  • Khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng hãy tháo dây thun ra tránh bị vướng víu.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng để ngăn chặn mùi hôi, tránh để dây thun niềng răng bị vàng.
  • Không há miệng to vì sẽ khiến cho dây thun bị kéo căng ra, nhanh giãn hơn.
  • Không đeo hai hoặc là nhiều dây thun cùng một lúc vì có thể gây hại cho chân răng, làm răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài.
  • Không tự ý thay đổi vị trí các dây thun vì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha.
  • Lựa chọn thức ăn mềm như cháo, súp,... Hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai, để lại nhiều mảnh vụn dễ khiến rơi dây thun.
  • Cần kiểm tra định kỳ răng niềng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi, phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và xử lý nhanh chóng.

Đeo dây thun khi niềng răng là giải pháp dành cho những người muốn sở hữu hàm răng đều và đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định niềng răng bằng dây thun. Để biết được chính xác bạn có nằm trong trường hợp đeo dây thun hay không hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để các bác sĩ thăm khám và tư vấn.