Nuốt dây thun niềng răng có sao không? Khi thực hiện niềng răng, các bác sĩ thường sẽ sử dụng đến vít, dây thun để làm tăng hiệu quả kéo chỉnh răng cho bệnh nhân. Việc nuốt nhầm dây thun không phải là chuyện hiếm gặp. Đặc biệt thường xảy ra ở các bé nhỏ mới niềng răng. Liệu rằng nuốt dây thun niềng răng có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?
Dây thun làm từ chất liệu cao su, nhiều người nghĩ nuốt vào sẽ không sao cả. Nhưng cao su là thành phần khó tiêu, dễ làm bụng của bệnh nhân khó chịu, xuất hiện dấu hiệu tắc nghẽn đường tiêu hóa. Nếu thường xuyên nuốt phải dây thun, bạn có thể trao đổi với bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu để tìm giải pháp phù hợp hơn khi đeo niềng răng.
Nội dung bài viết
Thun niềng răng là gì?
Thun niềng răng là dụng cụ được sử dụng trong quá trình chỉnh nha, nó được mắc vào hệ thống mắc cài tương ứng giữa hàm trên và hàm dưới. Các thun niềng được thay đổi, tháo lắp vào những chỗ khác nhau trên đai niềng, điều này giúp răng di chuyển từ từ để đạt hiệu quả chỉnh nha theo kế hoạch điều trị. Như đã nói không phải trường hợp niềng răng nào cũng đeo dây thun, nó phụ thuộc vào tình trạng khớp cắn và chỉ định của bác sĩ.
Nuốt dây thun niềng răng có sao không?
Các sợi dây thun khi được đặt vào khoang miệng của bạn đều phải là sản phẩm đạt chuẩn. Thun niềng răng làm từ cao su tự nhiên sau đó phủ một lớp bột ngô ở bên ngoài. Lỡ nuốt dây thun niềng răng có sao không? Không sao cả, chúng không gây hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên khi làm bung dây thun sẽ ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha của bạn.
Làm gì khi lỡ nuốt phải dây thun niềng răng?
Như đã nói ở trên, dây thun được làm từ chất liệu an toàn nên sẽ không làm tổn thương đến hệ tiêu hóa của bạn. Lỡ nuốt phải dây thun niềng răng bạn hãy xử lý theo cách sau đây:
- Bạn kiểm tra lại số lượng dây thun và tình trạng răng miệng hiện tại của mình. Nếu hệ thống khí cụ có sự thay đổi nào đó hãy đến gặp nha sĩ để thăm khám.
- Muốn dây thun tự đào thải ra bên ngoài bạn nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước.
- Hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu khi lỡ nuốt nhầm dây thun niềng răng để tránh những ảnh hưởng không tốt đến quá trình chỉnh nha.
Những điều cần làm để hạn chế nuốt phải dây thun niềng răng
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho “Nuốt dây thun niềng răng có sao không?” rồi, hành động này không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người tuy nhiên bạn cũng tránh nuốt nhầm nó vào bụng. Dưới đây là một số điều cần chú ý để không nuốt phải khí cụ này:
Vệ sinh răng miệng cẩn thận, đúng cách
Với từng loại thun niềng răng sẽ có phương pháp vệ sinh răng miệng khác nhau, bạn phải biết để không mắc sai lầm khi làm sạch răng miệng. Các loại thun có thể tháo rời được như thun liên hàm thì khi ăn bạn tháo nó ra. Ăn xong bạn vệ sinh răng miệng, làm sạch thun niềng rồi đeo lại. Đối với thun tách kẽ bạn không nên tự tháo rời, khi vệ sinh cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Bởi nếu tác động lực quá mạnh có thể khiến cho dây thun bung ra, dễ trôi vào bụng.
Nghe theo lời dặn của bác sĩ
Để đảm bảo hiệu quả của quá trình chỉnh nha bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Họ sẽ hướng dẫn cho bạn cách tháo lắp thun niềng đúng cách. Những loại thun nào có khuyến cáo không nên tự tháo ra tại nhà thì bạn phải đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ.
Không ăn đồ cứng
Khi đeo dây thun niềng răng bạn tránh ăn các loại thực phẩm cứng, dai như: Táo, lê, đào mận, kẹo cao su, đá bào, kẹo cứng,... vì chúng có thể làm rơi dây thun, nếu không để ý dễ nuốt nhầm vào bụng. Thay vào đó hãy lựa chọn các loại thức ăn mềm như súp, cháo,... kết hợp với thói quen ăn uống cẩn thận, không hấp tấp vội vã.
Loại bỏ thói quen xấu
Nếu như bạn có thói quen cắn móng tay hay cọ tay vào miệng thì phải loại bỏ nó ngay. Bởi hành động này gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha, khiến cho dây thun rơi ra và làm bạn nuốt nhầm vào bụng. Bên cạnh đó cũng không nên kéo thun quá căng, không há miệng to vì dễ làm nó mất đi độ đàn hồi.
“Nuốt dây thun niềng răng có sao không?” đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng hành động này sẽ ảnh hưởng đến quá trình niềng răng của bạn. Chính vì thế bạn cần hạn chế các tác động không tốt đến dây thun, khi ăn uống phải chú ý cẩn thận để không đưa khí cụ này “lạc trôi” vào bụng.