Sâu răng sữa ở trẻ em là vấn đề cấp thiết được nhiều phụ huynh quan tâm. Với vai trò quan trọng trong việc định hướng vị trí mọc răng cố định chuẩn khớp cắn về sau. Vì vậy phụ huynh nên chăm sóc tốt răng sữa cho trẻ, để có một nền móng tốt. Sau khi thay răng trẻ sẽ có hàm răng đều đặn, ăn nhai đảm bảo, phát âm chuẩn, thẩm mỹ tốt.
Thời buổi hiện đại nhiều sản phẩm tốt ra đời, phụ huynh sẽ có nhiều sự lựa chọn cho trẻ nhà mình. Tuy nhiên đó cũng là phần nhược điểm, khiến nhiều người hoang mang lo lắng không biết nên chọn lựa ra sao, cần chăm sóc răng như thế nào mới đúng. Vì vậy cùng tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em, cách khắc phục, hạn chế tình trạng gặp bệnh lý trên răng với nội dung sau.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về răng sữa ở trẻ em
Răng sữa là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên trên nướu của trẻ. Độ tuổi mọc sẽ rơi vào giai đoạn bé biết ăn dặm là lúc trẻ đủ 6 tháng. Để hoàn thành hàm răng sữa sẽ kéo dài đến 33 tháng tuổi. Việc duy trì những chiếc răng sữa đầu đời của trẻ cần sự chăm sóc tốt từ phụ huynh. Nhiều trường hợp bị mất răng sữa sớm do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Độ tuổi đúng để răng sữa rụng, răng vĩnh viễn mọc lên là 6 tuổi đến 11 tuổi. Hoàn thành răng cố định sẽ dao động từ 13 tuổi đến 14 tuổi.
Khi răng sữa của trẻ đã mọc, vấn đề bệnh lý sâu răng xuất hiện rất dễ hiểu. Với trẻ nhỏ thường có các cữ uống sữa khác nhau, trong đó thời gian uống sữa có thể rơi vào ban đêm, việc vệ sinh răng không tốt khiến trẻ dễ gặp vấn đề sâu răng. Ngoài ra giai đoạn ăn dặm sẽ xuất phát từ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều hương vị đồ ăn, trong đó đồ ngọt các bé có xu hướng thích ăn hơn. Vì vậy nếu phụ huynh không có cách chăm sóc đúng dễ dẫn đến tình trạng sâu răng sữa.
Sâu răng là do các vi khuẩn lưu trú trên bề mặt răng tấn công gây ra đau nhức, bào mòn. Những dấu hiệu giúp phụ huynh nắm bắt sâu răng sữa ở trẻ em:
- Ở vị trí chân răng của trẻ xuất hiện những đốm đen.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Thân răng có mảng bám, lỗ sâu màu đen xuất hiện.
- Trẻ bị đau nhức răng và vùng lợi sưng hơn.
Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em
Để phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhà mình. Sau đây Nha Khoa Đăng Lưu sẽ giải đáp các nguyên nhân gây ra vấn đề sâu răng. Tìm hiểu thật kỹ và ghi nhớ lại để giúp hạn chế bệnh lý răng miệng cho trẻ.
Do di truyền từ mẹ sang con
Trong quá trình mang thai người mẹ thông thường sẽ gặp phải bệnh lý răng miệng. Do thay đổi nội tiết tố, cũng như chế độ ăn uống. Vì vậy khả năng khi sinh ra trẻ sẽ bị ảnh hưởng cao do vi khuẩn có thể lan truyền sang. Ngoài ảnh hưởng đến sức khoẻ còn có nguy cơ gây ra vấn đề sâu răng sữa hoặc ảnh hưởng men răng.
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt
Khi trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Phụ huynh sẽ cho trẻ tiếp xúc đa dạng đồ ăn. Tuy nhiên xu hướng thường là bánh ngọt, kẹo ngọt, các loại snack, … Ở trong các đồ ăn này thường có hàm lượng đường khá cao, không tốt cho sức khỏe răng miệng. Trẻ ăn nhiều đồ ngọt cũng có nguy cơ gặp phải bệnh lý béo phì. Là nguyên nhân chủ chốt gây ra vấn đề sâu răng sữa ở trẻ em.
Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách
Khi hàm răng không được vệ sinh kỹ, mảng bám xuất hiện trên răng. Theo thời gian sẽ tích tụ thành các mảng bám, đây là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Nguy cơ gặp bệnh lý sâu răng sữa ở trẻ em sẽ rất là cao. Thông thường phụ huynh cứ nghĩ là mình đã đánh răng đúng cách cho con. Loại bỏ thức ăn trong kẽ răng tốt. Nhưng tại sao trẻ vẫn gặp phải tình trạng sâu răng. Vì vậy nên tìm hiểu kỹ lại cách chăm sóc răng miệng. Với trẻ nhỏ, để hình thành được thói quen vệ sinh răng đúng, còn phụ thuộc vào phụ huynh có xây dựng tốt thói quen cho trẻ hay không.
Men răng sữa mỏng
Men răng sữa của trẻ thông thường bị mỏng hơn với răng vĩnh viễn. Vì thế các vi khuẩn gây hại trên răng dễ dàng làm tổn thương men răng, dẫn đến bệnh lý sâu răng.
Vị trí răng mọc thưa, mọc lệch, chen chúc
Không phải hàm răng sữa nào mọc lên cũng được thẳng hàng, đúng chuẩn. Trẻ có thói quen dùng lưỡi đẩy nướu khi có dấu hiệu mọc răng. Vì vậy việc răng mọc lệch lạc là điều dễ hiểu. Có nhiều hàm răng sữa mọc thưa, trong quá trình ăn uống thức ăn bám trong kẽ răng, phụ huynh không vệ sinh kỹ dễ gây ra sâu răng. Các vị trí răng mọc chen chúc cũng gây khó khăn trong vấn đề loại bỏ mảng bám.
Trẻ có bệnh lý về răng miệng
Một nguyên nhân cuối cùng là do phụ huynh vệ sinh răng không đảm bảo. Gây ra tình trạng viêm nướu, viêm tủy răng trước đó, sẽ dẫn đến hậu quả là sâu răng sữa ở trẻ em.
Như vậy nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em khá nhiều. Phụ huynh nên có những nắm bắt đúng trong quá trình bảo vệ hàm răng cho trẻ nhà mình. Hãy thật cẩn thận trong việc chọn lựa các sản phẩm chăm sóc răng, cách vệ sinh răng, chú trọng về vấn đề hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ từ lúc còn nhỏ. Chắc chắn hàm răng sữa của trẻ sẽ duy trì tốt độ tuổi thay răng vĩnh viễn.
Những ảnh hưởng do sâu răng sữa gây ra
Sâu răng đối với người trưởng thành đã gây ra nhiều vấn đề khó chịu, đau nhức. Đối với trẻ em thì đó là các ảnh hưởng lớn, khiến phụ huynh đau đầu vì những hậu quả mà sâu răng gây ra.
- Đầu tiên bé sẽ cảm nhận những cơn đau nhức do sâu răng gây ra. Đối với trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, bỏ bú và bỏ ăn. Dẫn đến vấn đề biếng ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
- Trẻ em ở giai đoạn 2 đến 4 tuổi nếu bị sâu răng sữa sớm sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Từ đó tạo thói quen bé lười nhai kỹ trước khi ăn về sau ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.
- Răng sữa bị sâu nặng sẽ gặp phải vấn đề mất răng sớm. Là một trong những nguyên nhân khiến cho răng vĩnh viễn về sau mọc lệch, gây ảnh hưởng tới cấu trúc hàm răng.
- Khi sâu răng dẫn đến bị mất răng sữa sớm sẽ làm cho vấn đề phát âm của trẻ gặp khó khăn. Giai đoạn tập nói cực kỳ quan trọng đối với trẻ về sau, trẻ phải đối diện với phát âm không chuẩn, không rõ chữ sẽ khiến trẻ tạo một thói quen nói không rõ ràng và sẽ khó để điều chỉnh lại.
- Ngoài ra sâu răng không điều trị, dẫn đến tình trạng sâu răng nặng gây nhiễm trùng, viêm tủy răng, viêm chóp răng.
- Ảnh hưởng cuối cùng liên quan đến trí não của trẻ, khi răng sữa bị sâu làm cho động mạch não thu hẹp, chúng sẽ làm cản trở đến hoạt động trí não.
Biện pháp giúp điều trị răng sữa bị sâu
Các phụ huynh nên tìm hiểu biện pháp điều trị răng sữa bị sâu để giúp trẻ khắc phục sớm vấn đề gặp phải. Khi có dấu hiệu sâu răng, phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám, đừng chần chờ để tình trạng sâu răng diễn ra nặng. Khiến trẻ phải chịu hậu quả không đáng có. Các biện pháp sau đây được điều trị theo từng chỉ định mà bác sĩ thăm khám cho trẻ, bạn tham khảo:
- Trường hợp răng sâu vừa xuất hiện: Bác sĩ sẽ chỉ định trám răng sâu cho trẻ. Sau đó hướng dẫn cho phụ huynh cách hạn chế sâu răng hình thành trên răng sữa. Chọn lựa loại kem đánh răng có chứa fluor, cung cấp khoáng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe.
- Răng sữa bị sâu nặng: Đó là khi bạn nhìn thấy những lỗ sâu màu đen ở trên thân răng. Trẻ có cảm giác đau nhức nhiều, rất khó chịu. Bác sĩ tiến hành kiểm tra kỹ những vị trí xung quanh xem xét tình trạng sâu răng đã lây qua răng khác hay chưa. Trong trường hợp tuỷ bị viêm bác sĩ tiến hành loại bỏ phần tuỷ viêm nhiễm. Sau đó sẽ hàn trám lỗ sâu.
- Trẻ từ 2 đến 3 tuổi bị đen viền răng khiến răng bị cụt dần: Bác sĩ thăm khám và chỉ định trám răng để ngăn chặn quá trình sâu răng diễn ra. Nếu phụ huynh đưa trẻ thăm khám sớm sẽ giữ được răng sữa của trẻ.
Lưu ý: Kỹ thuật trám răng được thực hiện đơn giản, không xâm lấn. Tuy nhiên sẽ áp dụng với các tình trạng bị sâu răng nhẹ.
Phụ huynh nên làm gì giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ?
Sâu răng sữa ở trẻ em khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Để trẻ có hàm răng khỏe mạnh, bạn cần tìm hiểu các thông tin sau. Hãy lưu ý rằng khi có ý định sinh em bé, mỗi người cần trách nhiệm với sự phát triển của trẻ về sau, vì vậy hạn chế các bệnh lý răng miệng, bạn cần hiểu rõ nội dung sau.
Trong thời kỳ mang thai
Phụ nữ mang thai thường gặp phải vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vì vậy để giúp trẻ nhà bạn sau này không bị ảnh hưởng do quá trình mang thai gây ra. Các mẹ bầu cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. Hãy lên kế hoạch thăm khám tại nha khoa để bác sĩ dễ dàng theo dõi. Sớm phát hiện bệnh lý trên răng, đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm hỗ trợ cho hàm răng khỏe mạnh.
Sau khi trẻ chào đời
Khi trẻ chào đời và bước vào giai đoạn mọc răng sữa, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ các kiến thức chăm sóc răng miệng cho trẻ. Giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh với các nội dung sau:
- Cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, phụ huynh nên sử dụng bàn chải đúng kích cỡ với độ tuổi của trẻ. Thực hiện chải mặt trong và mặt ngoài của răng. Nên đánh răng hai lần mỗi ngày. Cần tập cho trẻ cách súc miệng với nước muối để loại bỏ mảng bám, hạn chế sâu răng.
- Không cho trẻ sử dụng nhiều đồ ngọt.
- Hãy cung cấp thức ăn giàu protein, canxi, phốt pho, vitamin A và D, …
- Các bé có thói quen ngậm đồ ăn vì vậy phụ huynh nên cấm trẻ tạo thói quen này.
- Nên cho trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ.
Sâu răng sữa ở trẻ em là vấn đề cần được quan tâm và điều trị đúng thời điểm. Với những thông tin mà Nha Khoa Đăng Lưu cung cấp cho bạn, chúng tôi chỉ muốn nói rằng, việc bảo vệ hàm răng sữa của trẻ là điều rất quan trọng. Phụ huynh nên có trách nhiệm trong sự phát triển của trẻ về mọi phương diện. Nếu còn thắc mắc những vấn đề về sức khỏe răng miệng của trẻ, bạn hãy đặt câu hỏi chúng tôi sẽ trả lời sớm.
An Nhiên.