Nguyên tắc khi mang hàm duy trì ảnh hưởng quan trọng đến độ ổn định của hàm răng. Bệnh nhân sau khi tháo niềng cần tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì, kỹ thuật tháo lắp chuẩn, vệ sinh đúng cách, tái khám theo lịch hẹn,... Nếu không đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc theo hướng dẫn từ bác sĩ, dễ gặp các rủi ro. Răng có thể di chuyển về vị trí cũ và phá vỡ kết quả chỉnh nha.
Kết thúc quá trình đeo mắc cài niềng răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng hàm duy trì. Mục đích để răng ổn định tại vị trí mới, tránh xảy ra hiện tượng răng xô lệch trở lại. Tùy vào từng tình trạng răng của bệnh nhân, phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết. Nếu bạn cũng đang quan tâm về nguyên tắc khi mang hàm duy trì thì không nên bỏ lỡ bài chia sẻ sau đây.
Nội dung bài viết
Nguyên tắc khi mang hàm duy trì là gì?
Việc thực hiện đúng nguyên tắc khi mang hàm duy trì sẽ giúp đảm bảo tối ưu độ hiệu quả sau khi niềng răng. Mặc dù, khi quá trình niềng kết thúc, răng đã thẳng đều ở vị trí ngay ngắn. Thế nhưng, ở giai đoạn này, răng chưa hoàn toàn cố định, vẫn có thể xảy ra lệch lạc. Việc ăn nhai hằng ngày không đúng chuẩn rất dễ xảy ra hiện tượng răng chạy lại vị trí cũ.

Tuân thủ đúng về thời gian đeo hàm duy trì
Để duy trì kết quả tốt nhất, bệnh nhân tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì theo hướng dẫn từ bác sĩ. Cho dù sử dụng phương pháp niềng răng nào, vật liệu cao cấp ra sao, sau khi niềng răng đều phải đeo hàm duy trì.
Ở thời điểm đầu, bệnh nhân phải mang khí cụ thường xuyên, kể cả khi ngủ và chỉ được tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Thời gian tiếp theo, tần suất đeo hàm duy trì trong ngày có thể giảm ít dần. Trong những trường hợp bất tiện, bệnh nhân được phép tháo hàm duy trì và đeo lại khi nào muốn.
Đảm bảo kỹ thuật tháo lắp
Kỹ thuật tháo lắp cũng là một trong những nguyên tắc khi mang hàm duy trì vô cùng quan trọng. Tùy vào từng loại khí cụ, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân thực hiện. Đặc biệt, đối với loại hàm duy trì được gắn vít cố định vào răng. Thông thường, bác sĩ sẽ trực tiếp thực hiện việc tháo lắp để đảm bảo đúng kỹ thuật, tránh gây đau đớn.
Còn đối với loại hàm duy trì chất liệu máng nhựa, kỹ thuật tháo lắp đơn giản hơn. Bệnh nhân dễ dàng thực hiện ngay tại nhà theo sự hướng dẫn thao tác từ bác sĩ. Tuy nhiên, để răng ổn định, tránh tình trạng xô lệch, người niềng răng không nên tháo hàm duy trì quá lâu.
Vệ sinh hàm duy trì hằng ngày đúng cách
Về vấn đề răng miệng nói chung, việc vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi mang khí cụ duy trì cũng vậy, cần phải vệ sinh thường xuyên hằng ngày và đúng cách. Thực hiện chuẩn nguyên tắc khi mang hàm duy trì này sẽ hạn chế tình trạng thức ăn bám vào kẽ răng. Từ đó dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
Đồng thời, hàm duy trì sau khi được vệ sinh sạch sẽ, cần bỏ vào hộp bảo vệ. Bởi vì giá trị của mỗi bộ khí cụ duy trì sau niềng răng không hề nhỏ. Việc giữ gìn cẩn thận sẽ tránh những va chạm mạnh làm hỏng hóc, hạn chế tình trạng rơi vỡ.
Tái khám theo lịch hẹn từ bác sĩ
Trong thời gian đeo khí cụ duy trì, bác sĩ luôn phải theo dõi và giám sát bệnh nhân. Người niềng răng tuân thủ tái khám đúng định kỳ để được hướng dẫn chi tiết theo từng giai đoạn. Tùy vào tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ có những xử lý kịp thời, đảm bảo tối ưu độ hiệu quả.
Trường hợp răng chưa ổn định, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân do đâu. Từ việc sử dụng khí cụ chưa đúng cách hay do hàm duy trì không đảm bảo kích thước. Thực tế trường hợp răng bị xô lệch, trở về vị trí cũ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được theo dõi, giám sát nghiêm ngặt, tình trạng này để càng lâu, cách khắc phục sẽ khó khăn hơn. Khi răng của bệnh nhân đã dần ổn định, tần suất tới nha khoa để kiểm tra cũng giảm dần.
Nguyên tắc khi mang hàm duy trì theo từng loại
Tùy vào nhu cầu và tình trạng răng, bệnh nhân có thể chọn sử dụng mang hàm duy trì tháo lắp hay cố định. Tuy nhiên, người niềng răng luôn phải tuân thủ các nguyên tắc khi mang hàm duy trì theo từng loại như sau:
Nguyên tắc khi mang hàm duy trì tháo lắp
Đây là một loại khí cụ duy trì được sử dụng phổ biến, làm bằng dây kim loại, có ưu điểm dễ dàng tháo lắp. Bệnh nhân chỉ cần làm theo hướng dẫn từ bác sĩ và thực hiện ngay tại nhà. Khi vệ sinh răng miệng có thể tháo ra và lắp lại ngay sau đó. Nếu sau một thời gian theo quy định mà tình trạng răng vẫn chưa ổn định. Bác sĩ chuyên môn sẽ đánh giá, thăm khám và thêm thời gian mang hàm duy trì.
Thời gian mang hàm duy trì tháo lắp vài tháng, vài năm hay lâu hơn còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Người niềng răng không cần phải quá lo lắng mà cần tái khám định kỳ. Bác sĩ là người trực tiếp theo dõi, giám sát tình trạng để đưa ra những biện pháp xử lý tối ưu.
Nguyên tắc khi mang hàm duy trì cố định
Ưu điểm của hàm duy trì cố định là không phải tốn công tháo ra lắp vào hằng ngày. Như vậy sẽ khắc phục tình trạng bị quên khi tháo hàm duy trì sau ăn hoặc đánh răng. Đặc biệt, dụng cụ này được gắn cố định vào răng, kín đáo, làm tăng tính thẩm mỹ. Phần dây thép được làm bằng vật liệu composite giúp đảm bảo độ cứng để giữ răng ổn định.
Tuy nhiên, so với hàm duy trì tháo lắp, thời gian đeo hàm cố định sẽ kéo dài hơn. Đồng thời, người bệnh cũng phải thường xuyên tái khám để bác sĩ kiểm tra tình hình. Trong nguyên tắc khi mang hàm duy trì cố định, nếu muốn tháo ra, cần có bác sĩ trực tiếp thực hiện để tránh các rủi ro nguy hiểm.
Hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì trong suốt có tác dụng giữ cố định vị trí các răng ở trên cung hàm. Với thiết kế màu trong suốt mang lại tính thẩm mỹ cao nên nhiều khách hàng lựa chọn. Bạn không cần phải đeo khí cụ duy trì này trong suốt 24/24, mà chỉ cần đeo từ 8 đến 10 tiếng trong một ngày. Tuy nhiên, quá trình vệ sinh răng miệng phải được đảm bảo, tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý trong nguyên tắc khi mang hàm duy trì
Chỉ cần tuân thủ đúng theo nguyên tắc trong quá trình mang khí cụ duy trì, hàm răng sẽ đảm bảo ổn định. Những vấn đề lưu ý quan trọng mà người bệnh sau khi niềng răng cần quan tâm như sau:
- Cho dù đang trong quá trình niềng răng hay đeo khí cụ duy trì, vấn đề vệ sinh luôn phải được chú trọng. Bác sĩ khuyên giữ thói quen đánh răng sạch sẽ hàng ngày, dùng chỉ nha khoa, sử dụng các loại bàn chải lông mềm,... Đồng thời kết hợp thêm máy tăm nước để làm sạch các mảnh vụn thức ăn mắc ở kẽ răng.
- Hàm duy trì phải được vệ sinh hằng ngày nhưng đảm bảo đúng cách. Đối với hàm nhựa không nên vệ sinh bằng nước nóng và không đánh quá mạnh vì có thể gây ra hiện tượng bị biến dạng. Thay vào đó, hãy ngâm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng và làm sạch bằng bàn chải lông mềm.
- Chỉ nên tháo hàm duy trì trong trường hợp cần thiết như đánh răng để tránh gây hư hỏng.
- Trong trường hợp không đeo hàm duy trì, hãy cất trong hộp bảo vệ để tránh thất lạc.
- Nếu hàm duy trì bị hỏng hoặc mất, bệnh nhân trực tiếp gặp bác sĩ để báo và làm lại ngay.
Tầm quan trọng của đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Thực hiện đúng nguyên tắc khi mang hàm duy trì rất quan trọng sau quá trình niềng răng. Bởi khi chỉnh nha, bệnh nhân đeo mắc cài khiến cho răng và xương hàm phải chịu tác động lớn. Vì thế, sau khi tháo niềng, răng chưa ổn định hoàn toàn trong xương hàm, dễ dẫn đến bị xô lệch.
Không những thế, quá trình niềng răng kết thúc, mô nha chu và mô nướu cũng cần tổ chức lại cấu trúc. Do đó, người bệnh cần ít nhất 1 năm đeo hàm duy trì để đảm bảo răng được ổn định. Tùy vào từng loại khí cụ duy trì được sử dụng, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết. Đồng thời, trong quá trình mang hàm duy trì cần phải tái khám định kỳ. Như vậy, bác sĩ mới có thể xử lý kịp thời những vấn đề rủi ro, theo dõi xem răng có bị lệch lạc hay không.
Ngoài ra, sau khi niềng răng, bệnh nhân cần phải khắc phục các thói quen không tốt như ngủ nghiến răng, dùng răng cắn các vật cứng. Hạn chế sử dụng các loại kích thích, đồ uống có cồn, không được cắn răng chặt,...
Cần đeo hàm duy trì trong thời gian bao lâu?
Bệnh nhân thực hiện đúng nguyên tắc khi mang hàm duy trì, chắc chắn sẽ giúp rút ngắn thời gian. Hàm duy trì sẽ được đeo cho đến thời điểm hệ xương đã hoàn thiện, răng nướu đều ổn định.
Thông thường, với trẻ em khi niềng răng sẽ phải đeo khí cụ duy trì này đến khi trưởng thành. Bởi đây mới là thời điểm răng ổn định, tránh xảy ra trường hợp bị xô lệch. Còn đối với người lớn, cần vài năm để đeo hàm duy trì, chỉnh nha cải thiện để đẹp hơn. Trong trường hợp hàm răng quá yếu, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân đeo khí cụ duy trì này cả đời.
Vì thế, có nhiều yếu tố tác động đến thời gian mang hàm duy trì dài hay ngắn. Khi gặp các biến chứng hoặc vấn đề bất thường, liên hệ ngay tới bác sĩ để xử lý kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Có vô vàn câu hỏi xoay quanh vấn đề nguyên tắc khi mang hàm duy trì. Nếu bạn cũng lo lắng khi sử dụng loại khí cụ này thì Nha Khoa Đăng Lưu sẽ giải đáp các thắc mắc như sau:
Vì sao vẫn có trường hợp răng bị chạy khi đeo hàm duy trì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng vẫn bị chạy khi mang hàm duy trì. Có thể do kích thước hàm duy trì không tương thích với răng người bệnh. Hoặc nguyên nhân xuất phát từ quá trình vệ sinh không đúng cách, tháo lắp sai kỹ thuật. Trường hợp người bệnh phát hiện răng bị di chuyển, liên hệ tới bác sĩ để được giải quyết.
Có bắt buộc đeo hàm duy trì suốt cả đời hay không?
Thông thường, chỉ trong trường hợp hàm răng quá yếu, bác sĩ mới khuyên bệnh nhân đeo hàm duy trì cả đời. Còn với những tình trạng răng ổn định, chỉ cần đeo khí cụ này tối thiểu 6 tháng hoặc vài năm.
Tuân thủ nguyên tắc khi mang hàm duy trì đóng vai trò quan trọng để đảm bảo có một hàm răng ổn định. Bệnh nhân cần phải vệ sinh khí cụ và răng miệng đúng cách, tháo lắp kỹ thuật chuẩn. Khi thực hiện niềng răng tại Nha Khoa Đăng Lưu, các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân. Nếu xảy ra bất cứ tình huống bất thường nào, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị kịp thời.
Đặng Hường.
Bài viết liên quan:
- Phẫu thuật hàm hô móm không cần niềng răng: đúng hay sai
- Các loại răng giả tháo lắp
- Thủ thuật mới làm trắng hàm răng ố vàng
- Nắn chỉnh răng ở đâu tốt và uy tín
- Tác dụng của niềng răng chỉnh nha