Quy trình trám răng lấy tủy mất bao lâu?

Lượt xem: 2078
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Quy trình trám răng lấy tủy mất bao lâu? Các bước trám răng chữa tủy diễn ra như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tủy bị viêm nhiễm sẽ gây ra các cơn đau dữ dội vì nó tác động lên các dây thần kinh, khiến cho bệnh nhân gặp nhiều phiền phức, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Để cải thiện tình trạng sâu răng, viêm tủy bạn phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nắm bắt tình hình trước khi đi vào điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan về quy trình trám răng chữa tủy để bạn có cái nhìn rõ hơn về phương pháp này.

Quy trình trám răng lấy tủy mất bao lâu
Quy trình trám răng lấy tủy mất bao lâu?*

Quy trình trám răng lấy tủy diễn ra như thế nào?

Nếu bạn đang gặp các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm,.. đã lan vào tận tủy gây đau nhức khi muốn khắc phục tình trạng này bạn cần phải điều trị tủy và hàn trám răng bằng các vật liệu nha khoa chuyên biệt. Quy trình trám răng lấy tủy cần phải thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Dưới đây là các bước trong quy trình lấy tủy răng, trám răng cơ bản mà bạn nên biết.

Bước 1: Thăm khám

Đầu tiên, bạn cần đến gặp bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao để khám, xem xét và nắm bắt tình hình răng miệng hiện tại. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, đưa ra phương án phù hợp, nếu bị viêm nhiễm nặng bắt buộc phải lấy tủy răng.

Bước 2: Gây tê

Thật ra, tủy răng có tác động lên hệ thần kinh của bạn, nên khi lấy tủy bạn sẽ bị đau nhói liên tục, việc gây tê trước khi thực hiện là điều cần thiết để bệnh nhân không phải chịu cơn đau dày vò trong suốt quá trình lấy tủy.

Bước 3: Đặt đế cao su

Khi thuốc tê đã phát huy tác dụng bác sĩ sẽ lấy đế cao su đặt ôm sát vào răng, tách biệt răng và khoang miệng, đảm bảo vệ sinh cho khu vực lấy tủy. Đế cao su còn giúp thuốc không tràn vào khoang miệng, người bệnh không bị khó chịu và an tâm thực hiện tiểu phẫu.

Đặt đế cao su trong quy trình trám răng
Đặt đế cao su trong quy trình trám răng*

Bước 4: Mở ống tủy, rút hết phần tủy bị viêm

Các công đoạn chuẩn bị đã hoàn tất, lúc này bác sĩ bắt đầu thực hiện tiểu phẫu lấy tủy răng. Sau khi mở ống tủy, bác sĩ sẽ rút hết tủy bị viêm ra, nhờ vào sự hỗ trợ của thuốc tê mà quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn.

Bước 5: Làm sạch rồi tiến hành tạo hình cho ống tủy

Bác sĩ sẽ làm sạch ống tủy bằng các dụng cụ y khoa chuyên dụng sau đó tạo hình ống tủy để quá trình trám răng sau cùng diễn ra thuận lợi hơn. Muốn đảm bảo hệ thống ống tủy đã được loại bỏ sạch vi khuẩn cần phải chụp phim đo chiều dài của chân răng, dựa vào đó đối chiếu và thực hiện đúng, không để sót lại tủy viêm gây ảnh hưởng đến răng.

Bước 6: Trám răng

Khi đã loại bỏ hết tủy răng rồi thì quy trình trám răng được thực hiện sau cùng. Giai đoạn này còn có tên gọi khác là trám bít ống tủy. Việc hàn trám diễn ra khá đơn giản, chỉ cần bác sĩ thực hiện có chuyên môn và tay nghề cao thì mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ. Nếu bạn nhận thấy vết trám của mình chưa đẹp, mất thẩm mỹ có thể yêu cầu nha khoa thực hiện lại.

Trám răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng
Trám răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng*

Bước 7: Tái khám

Bước cuối cùng trong quy trình trám răng lấy tủy đó là tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi, nếu phát hiện có vấn đề gì phát sinh sẽ lập tức xử lý ngay.

Quy trình trám răng lấy tủy mất bao lâu?

Như vậy, quy trình trám răng lấy tủy trải qua 6 bước cơ bản (trừ đi bước tái khám). Nếu bạn thực hiện tại một phòng khám nha khoa uy tín sẽ mất tầm 30 phút - 1 giờ đồng hồ. Tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà thời gian có thể sớm hơn hoặc lâu hơn. Còn nếu tính cả thời gian tái khám thì bạn cứ đến gặp bác sĩ đúng theo lịch hẹn, khi nào tình trạng răng của bạn đã ổn định bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tiếp theo cho bạn.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện trám răng chữa tủy

Tủy bị lấy đi, răng sẽ không còn được cung cấp dưỡng chất nữa, hay nói cách khác là răng đã chết. Lúc này răng yếu hơn bình thường nên bạn phải có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, tránh gây ra các tác động xấu đến răng.

  • Bạn phải có chế độ ăn uống phù hợp, loại bỏ các món quá cứng, dai,.. ra khỏi thực đơn hằng ngày.
  • Ăn uống từ tốn, tránh dùng lực nhai nhiều ở những vị trí răng đã điều trị tủy.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng bàn chải lông mềm để đánh răng. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước với áp suất vừa phải để làm sạch kẽ răng.
  • Nên đi khám định kỳ phát hiện ra sâu răng sớm để không làm viêm nhiễm đến tủy hay các răng lân cận khác.
  • Nếu đã trám răng rồi, sau thời gian răng bị đổi màu thì lúc này cần phải thay thế răng mới bằng cách làm răng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện trám răng chữa tủy
Chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện trám răng chữa tủy*

Nên trám răng điều trị tủy tại đâu?

Để có một hàm răng trắng đẹp, chắc khỏe, điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến vấn đề răng miệng thì việc tìm được một phòng khám nha khoa uy tín là điều rất quan trọng. Hiện nay, xuất hiện nhiều địa chỉ trám răng với giá rẻ không ngờ nhưng bạn cần phải lựa chọn nha khoa chất lượng thay vì so sánh chi phí.

Nha Khoa Đăng Lưu có hệ thống rộng lớn với 16 chi nhánh trải khắp miền Nam, tại đây có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, đã từng làm việc ở nước ngoài, trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Toàn bộ chi nhánh của Nha Khoa Đăng Lưu đều được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị chuyên sâu tiên tiến hàng đầu thế giới, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, đưa ra kết luận chuẩn xác nhất.

Đặc biệt, Nha Khoa Đăng Lưu có Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến - Thạc sĩ tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Quốc tế Munster, Đức là cố vấn chuyên môn, nên bạn cứ yên tâm gửi gắm niềm tin tìm lại nụ cười đẹp, cải thiện được các vấn đề khớp cắn, ăn nhai,... bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Quy trình trám răng chữa tủy đã được liệt kê đầy đủ trong bài viết trên. Hy vọng bạn có nhìn rõ hơn về phương pháp điều trị này, nếu đang bị đau răng và tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xử lý kịp thời, tránh gây tác động xấu đến sức khỏe.