Tác hại của răng cửa mọc chậm

Lượt xem: 1946
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Răng cửa mọc chậm có thể dẫn đến những vấn đề không nhỏ về khớp cắn và trật tự các răng trên cung hàm khi bước vào tuổi trưởng thành. Nếu bạn không muốn phải đối mặt với những ca điều trị phức tạp về răng miệng và chỉnh hình về sau thì nên quan tâm đến tác hại của răng cửa mọc chậm để có hướng khắc phục từ sớm cho bản thân.

Quá trình mọc răng cửa ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc gương mặt và tình trạng răng vĩnh viễn sau này. Dưới đây là những tác hại của răng cửa mọc chậm do bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu tổng hợp, các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề răng hàm này nhé!

Tác hại của răng cửa mọc chậm là gì?

Tình trạng răng cửa mọc chậm không phải là hiếm gặp. Có trường hợp nhận biết được, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp phụ huynh không nhận biết được.

Tác hại của răng cửa mọc chậm-1
Răng cửa của trẻ mọc chậm có làm sao không

Thông thường, răng cửa sữa thường mọc khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Răng cửa sữa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới khoảng 1 tháng.

Đến khi trẻ 6 tuổi, răng cửa sữa bắt đầu được thay thế bằng răng cửa mới. Và khi mọc răng vĩnh viễn thì răng cửa hàm trên cũng luôn mọc chậm hơn so với răng cửa hàm dưới.

Trong nhiều trường hợp, khoảng cách mọc răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới có thể kéo dài hơn. Khoảng cách này càng lớn, răng cửa hàm trên mọc càng muộn thì sự lệch lạc trong mọc răng càng nghiêm trọng.

Răng cửa thường mọc sớm hơn so với răng hàm. Ở những trẻ có răng cửa mọc càng muộn thì khẩu hình vòm miệng khi trưởng thành càng dễ có nguy cơ bị biến đổi theo chiều hướng xấu và hàm răng có nguy cơ không đều đặn là rất cao.

Thực chất tác hại của răng cửa mọc chậm là thế nào?

Răng cửa mọc chậm trong những trường hợp khác nhau sẽ tương ứng với nhóm tác hại khác nhau, cụ thể như sau:

Răng cửa mọc ngầm, mọc ngược

Nếu là răng mọc ngầm, mọc ngược thì biến chứng mà chúng gây ra là sự hình thành các lỗ mủ rò ra ở má, làm tiêu xương hàm và viêm xoang hàm, ảnh hưởng đến mắt và thậm chí có thể khiến cho khuôn mặt bị biến dạng.

Tác hại của răng cửa mọc chậm-2
Răng cửa của trẻ nhỏ mọc không đồng đều

Răng cửa mọc chậm hơn răng cối

Trường hợp răng cửa trồi lên khỏi nướu chậm hơn so với các răng cối thì có thể xảy ra tình trạng thiếu diện tích để các răng hàm trước phát triển dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc gối lên nhau, mọc chìa ra hoặc cụp vào hay còn gọi là răng hô móm.

Răng cửa hàm trên mọc muộn hơn hàm dưới

Khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng cửa hàm dưới, bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị hô hàm dưới do răng cửa hàm trên phát triển chậm và bị cản trở bởi các răng cửa hàm dưới. Đây là tình trạng mà răng cửa hàm trên ở bên trong so với răng cửa hàm dưới làm mất thẩm mỹ cho khẩu hình miệng. Và để chỉnh hình lại phù hợp tình trạng này không phải là điều đơn giản.

Do đó, để con trẻ có hàm răng đều đặn, đúng tỷ lệ và không bị sai lệch thì điều quan trọng mà bố mẹ cần làm là chú ý đến quá trình mọc răng của bé, nhất là vấn đề dinh dưỡng và kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ.

Định hướng phát triển răng miệng cho trẻ tại Nha khoa

Sự phát triển răng hàm của trẻ nhỏ diễn biến phức tạp và không phải em bé nào cũng may mắn lên lên với hàm răng đều đẹp và chắc khỏe. Do đó, bố mẹ nên đưa con đến nha khoa để thăm khám và định hướng phát triển răng cho trẻ.

Tác hại của răng cửa mọc chậm-3
Định hướng phát triển răng hàm cho trẻ nhỏ

Khi quá trình mọc răng của trẻ nhỏ được kiểm soát, tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm hay hô móm sẽ được khắc phục ngay lập tức giúp răng vĩnh viễn mọc lên ngay hàng thẳng lối. Hãy đưa con em bạn đến với Nha Khoa Đăng Lưu để được bác sĩ chuyên khoa lên kế hoạch định hướng phát triển răng hàm phù hợp.

Trên đây là những tác hại của răng cửa mọc chậm mà chúng tôi muốn chia sẻ để phụ huynh chủ động hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho con nhỏ. Nếu trẻ có bất kì triệu chứng mọc răng bất thường nào, hãy liên hệ đến hotline của chúng tôi để được bác sĩ hỗ trợ ngay lập tức bạn nhé!

Bài viết liên quan: