Tác hại khi không lấy cao răng cho trẻ là gì? Bố mẹ thường hay suy nghĩ răng sữa của các bé sẽ được thay thế bằng những chiếc răng mới nên chỉ cần quan tâm lúc răng của con có dấu hiệu thay răng mà thôi. Nhưng ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi dù sẽ được thay thế nhưng răng sữa ảnh hưởng rất nhiều tới hàm răng sau này. Nếu răng sữa bị vi khuẩn ở các mảng cao răng tấn công thì sẽ gây ra nhiều vấn đề rất phức tạp.
Trẻ nhỏ không có thói quen gìn giữ răng miệng luôn sạch sẽ như người lớn. Chính điều này đã gây ra các vấn đề không mong muốn ảnh hưởng tới răng của trẻ. Trong đó có cao răng tích tụ lâu ngày làm răng bị ảnh hưởng, gây sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác. Sau đây bài viết sẽ cung cấp những thông tin về quá trình hình thành cao răng và cạo vôi răng định kỳ bố mẹ hãy tham khảo.
Nội dung bài viết
Cao răng ở trẻ nhỏ hình thành như thế nào?
Trước khi đi vào phân tích tác hại khi không lấy cao răng cho trẻ, chúng ta cùng tìm hiểu sự hình thành cao răng ở trẻ diễn ra như thế nào. Thật ra, cao răng (vôi răng) chính là những cặn cứng của muối vô cơ và những hợp chất khác được tạo ra nhờ vào những vụn thức ăn còn sót lại không được vệ sinh sau mỗi lần ăn uống. Ngoài ra, cao răng còn xuất hiện do sự lắng đóng của sắt có trong máu mỗi khi có tình trạng chảy máu chân răng.
Các bé có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, uống nước có gas nhưng lại không nhận thức được vấn đề bảo vệ răng miệng hay làm sạch cao răng. Chính vì lẽ đó mà mảng bám tồn tại ngày càng nhiều hơn, vi khuẩn tích tụ ở thân răng, dưới nướu. Sau một thời gian hàm răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vi khuẩn tràn vào phá hủy mô răng sữa, khiến răng bị chết tủy, lung lay và dễ bị rụng sớm.
Một khi cao răng đã bám dính quá chắc chắn thì các biện pháp như đánh răng hay dùng chỉ nha khoa đã không còn có tác dụng nữa. Cao răng được hình thành nhiều ở trẻ nhỏ chứ không phải chỉ mỗi người trưởng thành. Các bé không nhận biết được tầm quan trọng của lấy cao răng thì bố mẹ phải quan tâm và hỗ trợ con em mình làm sạch cao răng, tránh những tác hại không mong muốn.
Một số tác hại khi không lấy cao răng cho trẻ
Cao răng hình thành trên răng của trẻ nhỏ là một ổ vi khuẩn đang chực chờ tấn công gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng.
Cao răng khiến răng sữa bị ảnh hưởng
Tác hại khi không lấy cao răng cho trẻ đầu tiên phải kể đến chính là ảnh hưởng đến răng sữa. Cao răng gây ra nhiều bệnh lý làm tổn thương răng sữa của bé, một khi chiếc răng sữa bị hư tổn thì chỉ còn cách nhổ bỏ. Trong khi đó, răng vĩnh viễn vẫn chưa kịp mọc, đến thời điểm mọc lên thì vết nhổ răng cũng đã cứng chắc, làm cho mầm răng khó nhô lên. Điều này dẫn đến hiện tượng mọc sai lệch vị trí, răng mọc không đều. Hoặc quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sẽ chậm hơn so với những người bạn cùng trang lứa. Trẻ mất răng sớm còn gây ra hậu quả nghiêm trọng liên quan tới phát âm. Trẻ nói chuyện không được tròn vành rõ chữ, không theo kịp các bài tập đọc trên lớp và trẻ tự ti khi giao tiếp.
Cao răng khiến bé bị đau nhức
Cao răng gây nên những căn bệnh như viêm lợi, khi trẻ đánh răng sẽ thấy máu chảy ra, răng miệng có mùi hôi cực kỳ khó chịu. Cao răng bám dính lâu ngày còn khiến trẻ bị viêm nha chu, những chiếc răng bị ảnh hưởng bắt đầu có dấu hiệu đau nhức, trẻ biếng ăn, dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm phát triển hơn các bạn cùng trang lứa.
Vi khuẩn tấn công làm viêm nhiễm
Cao răng bám lâu ngày, vi khuẩn có cơ hội tràn vào tủy răng gây viêm tủy, chết tủy. Ngoài ra, cao răng còn gây ra các bệnh viêm mạc miệng, lở miệng, thậm chí vi khuẩn tràn vào cuống họng gây viêm họng, amidan.
Sự tấn công của vi khuẩn không chỉ dừng lại ở việc gây ra cảm giác khó chịu thông thường. Viêm nhiễm sẽ ngày càng trầm trọng hơn, gây ra hiện tượng tiêu xương, làm răng phát triển dài hơn, vùng xương răng không còn lợi bảo vệ dễ xuất hiện cảm giác ê buốt, trẻ dường như không thể ăn uống như bình thường. Chiếc răng ngày càng dài thêm, xương thì ngắn lại, răng sẽ bị lung lay, hàm răng của trẻ không còn phát triển theo hướng tích cực nữa. Cần phải có sự can thiệp của nha khoa để tránh những nguy cơ răng miệng phức tạp khác.
>> Xem thêm: Lấy cao răng có tốt không?
Có nên đi lấy cao răng cho trẻ không?
Với những tác hại khi không lấy cao răng cho trẻ được nêu ở trên thì câu trả lời cho vấn đề này chính là bố mẹ nên đưa con trẻ tới nha khoa để được thăm khám và lấy cao răng càng sớm càng tốt. Cao răng cần lấy sạch, ổ vi khuẩn trên thân răng, dưới nướu phải được loại bỏ hoàn toàn thì mới có thể ngăn ngừa được bệnh sâu răng, viêm nướu và một số hệ lụy khác.
Bố mẹ dù có bận bịu đến đâu thì cũng nên đưa con đến nha khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. Hoặc nhận thấy hàm răng của bé có những dấu hiệu bất thường thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Chiếc răng sữa của bé sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nhưng nếu răng sữa bị ảnh hưởng cũng sẽ khiến hàm răng của trẻ sau này không được đều đẹp và thậm chí ảnh hưởng tới phát âm, cấu trúc gương mặt. Xử lý cao răng chính là đang giải quyết những vấn đề không tốt, giúp răng có thể phát triển một cách ổn định.
Lấy cao răng cho trẻ diễn ra như thế nào?
Quá trình lấy cao răng ở trẻ diễn ra như thế nào là điều mà nhiều phụ huynh thắc mắc. Bởi lẽ trẻ em ít tập trung và thường không chịu hợp tác để điều trị răng miệng. Thật ra, quy trình lấy cao răng cho trẻ em cũng gồm các bước như bình thường, nhưng bác sĩ sẽ biết cách tạo ra cảm giác thoải mái để trẻ chịu ngồi im hợp tác.
- Kiểm tra ban đầu: Bác sĩ sẽ phải kiểm tra răng miệng của trẻ nhỏ trước khi đưa ra quyết định có cạo vôi răng hay không. Nếu hàm răng của trẻ có quá nhiều mảng bám tích tụ thì sẽ tiến hành lấy cao răng.
- Cạo vôi răng: Bác sĩ trấn an trẻ, tạo cảm giác thoải mái và sử dụng máy siêu âm thế hệ mới làm sạch cao răng. Trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ luôn kể chuyện, làm phân tán sự chú ý của bé về việc đang điều trị nha khoa.
- Đánh bóng răng, hoàn tất: Bác sĩ bôi thuốc đánh bóng và dùng chổi nha khoa loại bỏ hết những mảng bám còn sót lại ở trên răng.
Cạo vôi răng xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số biện pháp để hạn chế sự hình thành cao răng. Bố mẹ hãy lắng nghe và nhắc nhở con em mình. Để quá trình lấy cao răng diễn ra thành công thì bố mẹ hãy chọn phòng khám nha khoa uy tín ngay từ đầu, nơi có bác sĩ giỏi, lấy cao răng đúng kỹ thuật không gây đau nhức.
Một phòng khám tại TP HCM mà bạn có thể tin tưởng chính là Nha Khoa Đăng Lưu. Ở đây có dịch vụ chăm sóc răng miệng cho trẻ em, bác sĩ nắm bắt tâm lý của trẻ, bố mẹ đỡ phải lo lắng khi đưa con đến lấy cao răng hay điều trị một số vấn đề nha khoa khác. Bên cạnh đó, Nha Khoa Đăng Lưu còn sở hữu thiết bị lấy cao răng hiện đại, làm tăng hiệu quả xử lý mảng bám, rút ngắn thời gian lấy cao răng.
>> Xem thêm: Lấy cao răng có đau không?
Bố mẹ cần chú ý điều gì khi đưa con đi cạo vôi răng?
Điều khó khăn nhất khi xử lý cao răng cho trẻ không nằm ở bước lấy cao răng ở nha khoa. Mà chính là trẻ có chịu tới phòng khám gặp bác sĩ hay không. Đa phần tâm lý của trẻ nhỏ sợ bác sĩ, không chịu đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng. Theo nghiên cứu, nỗi sợ này xuất phát từ việc mỗi khi đến bệnh viện hoặc nơi nào đó giống bệnh viện các bé hay bị đau do tiêm phòng, thực hiện tiểu phẫu chảy máu,... Vậy nên bố mẹ phải biết cách trấn an con ngay tại nhà để con chịu hợp tác đến nha khoa lấy cao răng.
Bạn hãy nói cho con biết tầm quan trọng của việc làm sạch hết những mảng bám đang tích tụ trên răng. Nêu ra các tác hại khi để cao răng bám dính lâu ngày trên thân răng và dưới nướu. Hoặc khen thưởng khi con chịu đến nha khoa để bác sĩ giải quyết dứt điểm. Tùy vào tính cách của mỗi bé mà ba mẹ đưa ra phương án phù hợp, đừng tạo áp lực cho trẻ sẽ không có hiệu quả.
Lấy cao răng sẽ không gây tê, bé sẽ có cảm giác hơi ê buốt nhẹ trong khoang miệng nhưng không đáng kể. Bác sĩ nha khoa có sự tính toán phù hợp để không gây đau nhức cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho con ăn uống nhẹ trước khi lấy cao răng và vệ sinh răng miệng rồi đã đến nha khoa. Bởi sau khi lấy cao răng và đánh bóng răng xong trẻ cần đợi hàm răng ổn định tầm vài giờ đồng hồ mới có thể ăn uống lại được.
Tác hại khi không lấy cao răng cho trẻ đã được nêu ra ở phần trên. Để răng miệng của trẻ phát triển một cách bình thường, giúp con có một hàm răng đẹp với sức khỏe răng miệng tốt thì việc vệ sinh, thăm khám nha khoa thường xuyên là một việc hết sức quan trọng mà các mẹ phải để tâm đến. Vệ sinh răng miệng cho trẻ tưởng chừng thật đơn giản nhưng không phải vậy, rất phức tạp vì bé còn nhỏ sẽ có những cảm giác sợ hãi và không chịu hợp tác. Vì vậy các mẹ phải đưa con đi khám tại Nha Khoa Đăng Lưu định kỳ thường xuyên để bé quen dần và tập luôn thói quen khám nha khoa cho trẻ ngay từ nhỏ.