Trám răng Composite là gì? Những điều cần biết

Lượt xem: 1955
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng Composite là gì? Nó có hiệu quả hay không? Thật ra, kỹ thuật trám răng bằng vật liệu Composite được rất nhiều người lựa chọn với mong muốn cải thiện những chiếc răng khiếm khuyết. Để biết thêm về phương pháp trám răng này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Trám răng tức là sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng lấp đầy lỗ hổng trên răng, phục hồi chiếc răng như ban đầu để cải thiện tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai cho bệnh nhân. Trám răng Composite với nhiều điểm nổi bật sẽ hỗ trợ bệnh nhân có hàm răng chắc khỏe, khắc phục tình trạng đau nhức, khó chịu do răng sâu gây ra.

trám răng Composite là gì
Trám răng Composite là gì?*

Trám răng Composite là gì?

Trám răng Composite là phương pháp được áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý về răng miệng, vật liệu trám Composite an toàn, lành tính dùng để lấp vào các lỗ hổng trên răng, cải thiện tình trạng sâu răng, mòn men răng, lộ cổ chân răng,... Ngày trước, đa phần các phòng khám sử dụng vật liệu Amalgam (tức là trám bạc) hoặc trám kim loại. Nhưng vì vật liệu này không mang lại hiệu quả thẩm mỹ nên nó được thay thế bằng Composite.

Ưu, nhược điểm của trám răng Composite

Ưu điểm:

  • Mang đến sự thẩm mỹ cao: Màu sắc của vật liệu này giống với màu răng thật giúp vết trám khó bị lộ. Việc tạo hình mô răng bằng Composite cũng đơn giản nên sẽ trả lại cho bạn một hàm răng đẹp.
  • Chịu lực tốt: Composite có khả năng chịu lực tốt, sau khi trám bạn có thể ăn uống thoải mái không lo sợ vết trám bị rơi ra.
  • An toàn, lành tính: Vật liệu Composite không gây kích ứng, dị ứng, hoàn toàn lành tính nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Không ảnh hưởng đến tủy răng: Các mảng trám được cố định trên răng sâu, không làm xâm lấn hay gây tổn thương răng. Nếu như bệnh nhân bị viêm tủy nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy rồi mới hàn trám để không ảnh hưởng đến các mô lành khác.
ưu, nhược điểm của trám răng Composite
Ưu, nhược điểm của trám răng Composite*

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm mà phương pháp trám răng Composite mang đến thì nó cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí cao: Vì là loại vật liệu tốt, đảm bảo an toàn nên giá thành của nó cao hơn so với những chất trám răng khác.
  • Dễ đổi màu nếu không vệ sinh đúng cách: Bệnh nhân trám răng bằng vật liệu Composite nếu không tuân thủ chế độ vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dễ làm cho vết trám xỉn màu, gây mất thẩm mỹ.

Phương pháp trám răng Composite có bền hay không?

Như đã nói ở đầu bài, Composite là vật liệu trám răng được đánh giá cao, ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho bệnh nhân, nó còn rất bền chắc, nếu như bạn biết cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách thì tuổi thọ của lớp trám có thể kéo dài đến trên 3 năm.

Sau khi hàn trám răng bác sĩ sẽ đưa ra dặn dò, hướng dẫn chi tiết về việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng nên bệnh nhân cần chú ý lắng nghe và thực hiện theo.

Ngoài ra, vết trám được bền chắc hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Thật ra, chất trám thuộc hàng cao cấp mà bác sĩ trám răng sai kỹ thuật cũng sẽ gây ra tình trạng bong tróc, vết trám xuất hiện các lỗ li ti, thức ăn đọng lại, lâu dài khiến bạn mắc nhiều bệnh lý khác.

phương pháp trám răng Composite có bền hay không
Phương pháp trám răng Composite có bền hay không?*

Quy trình hàn trám răng Composite

Trám răng Composite được áp dụng rộng rãi nhưng đây không phải là phương pháp đơn giản, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Chính vì thế mà bạn cần phải lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, tránh trường hợp không mong muốn có thể xảy đến. Dưới đây là các bước hàn trám răng bằng vật liệu Composite tại Nha Khoa Đăng Lưu:

Bước 1: Khám tổng quát răng miệng và tư vấn

Bệnh nhân khi đến với Nha Khoa Đăng Lưu sẽ được bác sĩ kiểm tra tổng quát tình hình răng miệng hiện tại để xác định mức độ tổn thương. Sau đó, bác sĩ đề xuất phương án điều trị phù hợp, lúc này bạn sẽ biết mình nên sử dụng vật liệu trám nào, chi phí trám răng là bao nhiêu. Nếu bạn đồng ý thì bác sĩ tiến hành hàn trám răng cho bạn.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ làm sạch khoang miệng của bạn, loại bỏ hết ổ vi khuẩn gây bệnh trên răng, hạn chế lây lan sang các vùng khác. Nếu nhận thấy răng của bạn bị viêm nhiễm và nó đã ảnh hưởng đến tủy thì bác sĩ chữa tủy trước. Còn không thì vệ sinh sạch sẽ lỗ sâu rồi chuyển sang tạo hình chất trám.

quy trình hàn trám răng Composite
Quy trình hàn trám răng Composite*

Bước 3: Tạo hình chất trám

Bác sĩ xem xét và tạo hình mảng trám phù hợp với kích thước của lỗ hổng trên răng. Đảm bảo chất trám không bị xê dịch, giúp cho bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt một cách bình thường.

Bước 4: Đánh bóng lớp trám

Làm nhẵn, đánh bóng miếng trám để nó không gây xước lợi, tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái nhất. Sau đó vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ vật liệu trám rơi rớt trong khoang miệng.

Bước 5: Tái khám

Bác sĩ đưa lịch hẹn tái khám, bạn cần tuân thủ theo để kiểm soát sức khỏe răng miệng chu đáo.

Lưu ý: Kết thúc quá trình trám răng, bác sĩ có dặn dò chi tiết về việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống sau khi trám răng. Bạn lưu ý làm theo để không gây ảnh hưởng đến vết trám.

Trám răng Composite là kỹ thuật được áp dụng nhiều và mang đến hiệu quả cao trong việc khắc phục tình trạng sâu răng, răng sứt mẻ,... Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất nhé!