Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Lượt xem: 1694
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng rồi có bị sâu lại không? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cách chăm sóc răng miệng sau khi trám, chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên và tìm ra hướng giải quyết phù hợp mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nhiều bệnh nhân bị đau nhức và xuất hiện vết răng sâu ngay tại vị trí mới trám răng, để tránh trường hợp này xảy ra bạn phải chủ động tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả. Từ đó sở hữu hàm răng chắc khỏe, đều đẹp, không còn lo lắng về những bệnh lý phát sinh khác.

trám răng xong có bị sâu lại không
Trám răng xong có bị sâu lại không?*

Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Trám răng sâu - Một kỹ thuật khắc phục hoàn toàn ổ sâu trên răng bằng vật liệu trám chuyên biệt, từ đó trả lại cho bệnh nhân hàm răng đều đẹp, không còn cảm giác khó chịu ê nhức mỗi khi ăn nhai.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện đại đã chế tạo ra các loại chất trám răng có tính thẩm mỹ cao, cải thiện tình trạng nứt mẻ. Vậy câu hỏi đặt ra trám răng rồi có bị sâu lại không? Sự thật thì vẫn có trường hợp răng bị sâu trở lại do nhiều nguyên nhân khác nhau như chăm sóc răng sai cách, kỹ thuật trám răng chưa đảm bảo, vật liệu trám không an toàn,...

Tổng hợp các nguyên nhân khiến cho răng bị sâu dù đã trám

Như đã nói, trám răng rồi vẫn có thể bị sâu trở lại do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:

Bệnh nhân vệ sinh răng miệng sai cách

Sau khi trám răng bệnh nhân cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp để nâng cao tuổi thọ của vết trám. Nếu bệnh nhân vệ sinh răng miệng không sạch, mảng bám tích tụ lại lâu ngày hình thành ổ sâu, vi khuẩn tấn công làm mòn vết trám và men răng khiến cho răng trám bị sâu lại.

Có một điều bạn cần chú ý đánh răng quá mạnh không phải là cách vệ sinh răng miệng tốt, bởi hành động này dễ làm cho lớp trám bị tổn thương, bong tróc ra, vi khuẩn tràn vào gây sâu răng trở lại.

trám răng có bị sâu lại không
Trám răng có bị sâu lại không*

Chế độ ăn uống không phù hợp

Bệnh nhân khi trám răng xong vẫn phải chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân. Người thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,... Hoặc đồ quá cứng, quá chua, quá nóng lạnh dễ làm ảnh hưởng tới vết trám. Thậm chí gây bong tróc và phải đến nha khoa để xử lý răng sâu nhiều lần.

Bác sĩ trám răng chưa đảm bảo

Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định đến sự thành công của một ca hàn trám răng. Trước khi hàn răng bác sĩ phải dọn sạch sẽ ổ sâu, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, nếu răng bị viêm tủy thì phải xử lý hết phần viêm nhiễm rồi mới cho vật liệu trám vào bít lỗ sâu lại.

Bác sĩ thực hiện yếu kém, không xử lý hết phần răng bị sâu, đắp lớp trám chưa chắc chắn đã vội chiếu đèn khiến cho vết trám dễ bị hở ra trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Cách khắc phục tình trạng răng bị sâu sau khi hàn

Bạn đã có câu trả lời cụ thể cho “Trám răng rồi có bị sâu lại không?”. Việc xử lý một chiếc răng sâu lần thứ 2 chẳng hề đơn giản, bởi khi nó bị sâu trở lại tình trạng sẽ trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ của Nha Khoa Đăng Lưu với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hàn trám răng sẽ giúp bạn giải quyết triệt để vấn đề này bằng những phương pháp như:

Trám răng lần 2

Nếu nghi ngờ vào tay nghề của bác sĩ trong lần trám răng trước, bạn hãy chọn nha khoa uy tín khác để trám răng lần 2. Bác sĩ tiến hành loại bỏ miếng trám cũ, rồi làm sạch lại phần răng bị tổn thương cũng như khoang miệng của bạn để tránh nhiễm trùng. Quá trình này được thực hiện kỹ lưỡng, khi đã hoàn tất công đoạn xử lý ổ sâu, bác sĩ trám răng lại bằng chất trám an toàn đạt tiêu chuẩn.

Khi đến với Nha Khoa Đăng Lưu bạn sẽ được thăm khám, hàn trám răng bởi bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn, đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân. Tất cả các bước trám răng đều diễn ra trong phòng vô trùng, vật liệu trám răng an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và độ bền chắc cao.

răng đã trám có bị sâu lại không
Răng đã trám có bị sâu lại không*

Bọc sứ cho răng sâu

Đây là giải pháp được đề xuất khi chiếc răng của bạn bị sâu nặng, phần tủy hầu như đã bị tổn thương, răng dễ gãy vỡ, nếu trám răng lần 2 cũng không mang lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, mài cùi răng và bọc răng sứ để bảo vệ răng thật.

Mão sứ cao cấp giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và đạt tính thẩm mỹ cao. Hãy đến phòng khám để bác sĩ tư vấn loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng cũng như điều kiện tài chính của bạn nhé.

Cách phòng tránh tình trạng trám răng rồi vẫn bị sâu trở lại

Chẳng ai muốn phải đến phòng khám nha khoa nhiều lần chỉ vì một chiếc răng sâu đã trám cả. Răng bị ảnh hưởng do các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy gây đau nhức, khiến bệnh nhân gặp rất nhiều phiền phức. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách phòng tránh tình trạng trám răng bị sâu lại.

Lựa chọn nha khoa uy tín chất lượng ngay từ đầu

Có lẽ bạn đã nghe đâu đó những dòng quảng cáo hấp dẫn như “Trám răng sâu chỉ với vài nghìn đồng” hay “Hàn răng giá rẻ không ngờ”,... Đừng vội tin lời mời gọi này nếu không muốn phải đi trám răng nhiều lần. Bởi việc trám răng không phải cứ đắp chất trám lên là xong, mà cần có quy trình rõ ràng, đảm bảo thực hiện trong phòng vô trùng với sự hỗ trợ của thiết bị nha khoa tiêu chuẩn. Lựa chọn phòng khám uy tín với bác sĩ có tay nghề vững vàng trực tiếp điều trị sẽ giúp bạn trám răng hiệu quả, không để lại các biến chứng về sau.

Thăm khám định kỳ

Một trong những điều mà hầu như ai cũng phớt lờ đó là thăm khám răng miệng định kỳ. Điều này giúp phát hiện nhanh dấu hiệu bất thường, các bệnh lý về răng miệng và khắc phục sớm, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Sau khi trám răng, bạn hãy dành thời gian thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi tình hình răng miệng của mình. Ngoài ra, hãy lấy cao răng, loại bỏ mảng bám tồn đọng ở chân răng để ngăn ngừa bệnh răng miệng.

hàn răng xong có bị sâu lại không
Hàn răng xong có bị sâu lại không?*

Có chế độ ăn uống phù hợp

Lớp trám răng dễ bị tác động bởi chế độ ăn uống hằng ngày của bạn, vì thế sau khi hàn răng bạn hãy có thực đơn ăn uống khoa học hơn để tăng độ bền chắc của răng. Thay vì dung nạp vào cơ thể các loại bánh kẹo ngọt, nước có gas thì hãy lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, bổ sung khoáng chất, vitamin, canxi.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng hạn chế dùng răng cắn đồ vật cứng, ăn thực phẩm dai, tác động lực mạnh vào vết trám. Những hành động này sẽ khiến cho lớp trám bị hở ra, vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng trở lại, thậm chí làm tróc vết trám gây đau nhức, khó chịu.

Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách

Ngoài việc có chế độ ăn uống lành mạnh thì bạn còn phải vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế mảng bám tích tụ lâu ngày tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về cách vệ sinh răng miệng sau khi hàn trám răng.

  • Thực hiện đánh răng kỹ càng mỗi ngày, đánh răng kỹ không có nghĩa là bạn tác động lực mạnh lên răng. Khi bạn dùng lực quá mạnh vào vị trí răng đã trám dễ làm tróc lớp trám. Vì thế hãy sử dụng bàn chải lông mềm để chúng luồn lách vào kẽ răng, làm sạch vụn thức ăn mà không gây ảnh hưởng tới răng miệng.
  • Sử dụng nước súc miệng theo khuyến cáo của nha sĩ hoặc dùng nước muối sinh lý mỗi ngày để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Kết hợp thêm chỉ nha khoa, tăm nước sau mỗi lần ăn uống để loại bỏ thức ăn mắc trong kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát tán và hạn chế sâu răng trở lại.
  • Không dùng tay sờ, cạy vết trám, nếu cảm thấy cộm cấn hãy tới phòng khám gặp bác sĩ để khắc phục chứ không nên tự xử lý tại nhà.
Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
Dùng chỉ nha khoa đúng cách để làm sạch kẽ răng*

Câu hỏi thường gặp

Ngoài vấn đề đã được giải đáp “Trám răng rồi có bị sâu lại không?” bài viết cũng sẽ trả lời một số câu hỏi liên quan đến hàn trám răng được nhiều bệnh nhân quan tâm như sau:

Trám răng về bị đau phải làm gì?

Sau khi trám răng, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà cơn đau xuất hiện nhiều hoặc ít. Nếu bạn cảm thấy đau nhức hãy dùng một chiếc khăn sạch, cho đá vào trong, chườm nhẹ nhàng xung quanh vùng má bên ngoài vị trí mới trám răng, di chuyển nhẹ nhàng để giảm đau.

Khoảng 2 ngày sau bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu nữa. Tuy nhiên nếu vẫn cảm thấy đau nhiều hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Có nên trám răng sữa cho bé không?

Dù răng sữa sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng răng bé bị sâu, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ, khiến cho bé cảm thấy tự ti không dám nói chuyện, dần dần trở nên rụt rè trước đám đông. Đây là điều không tốt, vậy nên bố mẹ hãy cho con đi trám răng để khắc phục những khuyết điểm trên hàm răng, tạo nền móng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

Trám răng có đắt không?

Chi phí hàn trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vật liệu trám, tình trạng răng miệng, số răng cần trám,... Tại Nha Khoa Đăng Lưu mức phí trám răng không quá đắt đỏ như bạn nghĩ, dao động từ 300.000 - 1.000.000 VNĐ.

Trám răng rồi có bị sâu lại không đã được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết này. Tình trạng sâu răng sau khi trám không phải hiếm gặp, bệnh nhân cần chủ động phòng tránh để khỏi phải đến gặp bác sĩ nha khoa nhiều lần. Nha Khoa Đăng Lưu tự hào là đơn vị hàn trám răng uy tín tại TPHCM đã điều trị thành công cho nhiều khách hàng, trả lại cho bạn hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ. Nếu còn có thắc mắc nào về vấn đề hàn trám răng sâu bạn cứ gửi câu hỏi về hộp thư của chúng tôi.