Khi nào cần trám răng? Như thế nào thì trám được?

Lượt xem: 1662
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Khi nào trám răng lấy tủy? Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua kỹ thuật hàn trám răng với mục đích phục hình chiếc răng hư tổn. Vậy khi nào cần trám răng lấy tủy? Muốn có câu trả lời chính xác cho vấn đề này bạn hãy theo dõi lời giải đáp được chúng tôi cung cấp dưới đây.

Có nhiều bệnh nhân lo lắng lấy tủy khi trám răng sâu sẽ gây đau đớn, để giúp bạn đỡ áp lực về điều này chúng tôi đã đưa ra những thông tin cụ thể về việc trám răng lấy tủy. Ngoài ra, bài viết còn tổng hợp các câu hỏi liên quan đến quá trình trám răng để bạn hiểu hơn về kỹ thuật nha khoa này.

trám răng khi nào
Trám răng khi nào?*

Việc lấy tủy khi trám răng có bắt buộc không?

Khi nào trám răng lấy tủy vẫn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Thật ra không phải trường hợp nào bác sĩ cũng bắt buộc lấy tủy rồi mới trám răng. Dựa vào tình hình thực tế của mỗi người, bác sĩ đưa ra hướng xử lý phù hợp, giúp bệnh nhân khắc phục nhanh tình trạng mất răng mà không quá đau đớn.

Bất kỳ bệnh nhân nào đến phòng khám đều sẽ được bác sĩ kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng. Nếu chiếc răng của bệnh nhân chỉ mới tổn thương nhẹ, các ổ sâu chưa lan rộng, chưa ảnh hưởng đến tủy thì không cần phải lấy tủy. Lúc này bác sĩ loại bỏ sạch vết sâu răng, sau đó dùng chất trám nha khoa lấp đầy khoảng trống, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển tác động tiêu cực đến vùng răng lân cận.

Hiện nay, có nhiều chất trám nha khoa được sử dụng phổ biến với mục đích cải thiện nhanh hàm răng sứt mẻ của bệnh nhân. Trong đó phải kể đến như trám răng Composite, Inlay/Onlay,... Mỗi kỹ thuật trám răng sẽ có ưu, nhược điểm và chi phí điều trị riêng, nên bạn hãy cân nhắc lựa chọn phương pháp trám răng phù hợp, tốt nhất là nghe theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Trong trường hợp vết sâu của bạn quá nặng, chiếc răng hư tổn nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tủy. Nếu tủy răng bị viêm, bác sĩ sẽ loại bỏ hết tủy ra khỏi răng, làm sạch ống tủy bằng dụng cụ y khoa chuyên dụng. Sau đó đắp chất trám răng vào để phục hình chiếc răng như ban đầu. Dĩ nhiên, răng khi lấy tủy và hàn trám lại sẽ yếu hơn bình thường, chúng có tuổi thọ không cao, dễ gãy vỡ và bạn phải đi trồng răng giả thay thế sau vài năm.

Bệnh nhân có dấu hiệu sâu răng nặng mà không đến nha khoa để xử lý sớm dễ gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Thậm chí vùng viêm nhiễm lan rộng dẫn đến áp xe, nhiễm trùng máu,... gây nguy hiểm đến tính mạng.

răng sâu như thế nào thì trám được
Răng sâu như thế nào thì trám được*

Khi nào trám răng lấy tủy?

Dựa vào các thông tin được cung cấp ở trên, chúng tôi đưa ra kết luận trả lời cho câu hỏi “Khi nào trám răng lấy tủy?” như sau:

  • Răng bắt buộc phải lấy tủy nếu răng sâu có triệu chứng đau nhức dữ dội mỗi khi ăn nhai.
  • Răng nhạy cảm hơn, cảm giác ê buốt xảy ra thường xuyên, bệnh nhân lo sợ mỗi khi tiêu thụ đồ nóng lạnh.
  • Răng gãy vỡ do tác động bởi ngoại lực, các chấn thương do tai nạn làm lộ tủy răng cần phải lấy tủy sớm.

Ưu, nhược điểm khi trám răng lấy tủy

Nếu bệnh nhân gặp tình huống được kể ở trên thì cần phải lấy tủy rồi trám răng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, kỹ thuật nha khoa này có ưu, nhược điểm riêng biệt bạn cần tìm hiểu để cân nhắc lựa chọn.

Ưu điểm:

  • Giúp bệnh nhân chấm dứt các cơn đau nhức, ê buốt răng cực kỳ khó chịu, cải thiện sức khỏe răng miệng.
  • Răng được phục hình sẽ nâng cao khả năng ăn nhai toàn tàm, bệnh nhân có thể ăn những món mà mình thích, không lo sợ về vấn đề đau nhức. Bởi sau khi trám răng lấy tủy phần răng của bạn đã được khắc phục, bạn nhai nuốt dễ dàng, không còn đau nhiều nữa.
  • Xử lý vùng răng bị viêm nhiễm xong, trám răng lại, chiếc răng của bạn được bảo vệ tốt hơn.
răng như thế nào thì trám được
Răng như thế nào thì trám được*

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm được kể ở trên thì việc lấy tủy rồi mới trám răng cũng tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:

  • Phần tủy răng được loại bỏ sẽ khiến cho răng yếu đi, nguồn dinh dưỡng bị cắt đứt, răng dễ gãy vỡ.
  • Sau một thời gian bạn phải tìm cách khắc phục khác để bảo toàn hàm răng của mình, ví dụ như bọc sứ, trồng răng implant. Nếu chân răng vẫn còn trên cung hàm bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ để tránh tác nhân bên ngoài và đạt tính thẩm mỹ cao hơn.

Quy trình trám răng chữa tủy diễn ra như thế nào?

Bạn đã có câu trả lời cho “Khi nào trám răng lấy tủy?” rồi, vậy quá trình này diễn ra như thế nào. Trên thực tế, việc điều trị tủy rồi mới trám răng không phải là kỹ thuật nha khoa phức tạp. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề vững vàng, lấy tủy nhẹ nhàng, không gây đau đớn quá nhiều, hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy đến. Cùng tìm hiểu quy trình trám răng chết tủy tại Nha Khoa Đăng Lưu ngay sau đây:

Bước 1: Xem xét sức khỏe tổng quát của bệnh nhân

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, trao đổi về vấn đề răng miệng. Nhờ vào sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại tại phòng khám mà bác sĩ đưa ra nhận định chuẩn xác về tình hình răng miệng của bệnh nhân. Sau đó lên phương án điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện chiếc răng sâu chết tủy.

Về cơ bản, chữa răng sâu không quá phức tạp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ nha khoa kiểm tra tình hình sức khỏe rồi đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng, tham khảo thêm thông tin về sâu răng thông qua bài viết: Phát đồ điều trị sâu răng

Bước 2: Điều trị tủy

Khi nhận thấy răng của bệnh nhân bị hư tổn nặng, sâu răng lan vào tận tủy, bác sĩ sẽ gây tê rồi nhẹ nhàng lấy hết tủy răng bị viêm nhiễm ra ngoài. Bác sĩ sử dụng một chiếc khoan nhỏ đã được khử khuẩn, khoan một đường từ thân răng xuống thẳng ống tủy để dọn sạch tủy răng.

Đây chính là bước quan trọng, nếu bác sĩ có tay nghề không vững vàng dễ làm sai lệch mũi khoan, khiến cho thân răng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc lấy tủy răng không sạch mà đã vội trám răng cũng làm cho răng của bạn trở nên đau đớn nhiều hơn.

Bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu thực hiện việc lấy tủy răng một cách an toàn, đảm bảo lấy sạch tủy răng, tránh biến chứng xảy ra. Kết hợp với máy móc thiết bị hiện đại, xem kỹ vết sâu đã được làm sạch hay chưa rồi mới tiến hành đắp chất trám vào.

khi nào nên trám răng
Khi nào nên trám răng*

Bước 3: Chọn vật liệu trám

Làm sạch tủy răng xong, bệnh nhân phải đợi vài ngày rồi mới đắp chất trám vào. Bác sĩ hẹn lịch quay lại phòng khám, kiểm tra phần răng mới lấy tủy, nếu đã ổn định sẽ chuyển sang bước trám răng.

Lựa chọn chất trám răng để đắp vào vùng răng bị tổn thương là điều cực kỳ quan trọng. Bác sĩ điều trị phải cân nhắc lựa chọn màu vật liệu phù hợp với màu răng hiện tại, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, đa số các ca trám răng sâu thông thường sẽ lựa chọn chất trám Composite. Bởi chất trám răng này có màu sắc gần giống với răng tự nhiên nhất, đảm bảo hiệu quả phục hình răng thẩm mỹ cực kỳ cao.

Bước 4: Trám răng

Bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng dụng cụ y khoa chuyên dụng dưới sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Thực hiện trám răng ở phòng vô trùng, đạt chuẩn và đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. Các bước trám răng cụ thể:

  • Vệ sinh lại vùng răng cần trám bằng dung dịch chuyên dụng.
  • Tạo xoang trám
  • Cho axit etching vào vùng răng cần trám
  • Dùng keo bond lên khu vực trám răng
  • Cho chất trám vào dàn đều
  • Chiếu đèn Laser với thời gian phù hợp.

Bước 5: Kiểm tra, hoàn tất

Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành mài mòn rìa răng, đảm bảo không gây cộm cấn trong khoang miệng. Bệnh nhân ăn nhai bình thường, không còn cảm giác đau nhức, khó chịu như lúc trước. Tuy nhiên, sau vài ngày mà vùng răng của bạn vẫn không có dấu hiệu hết đau hãy tới phòng khám gặp bác sĩ điều trị để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Bạn không nên tự xử lý tại nhà vì dễ gây ra các vấn đề răng miệng không mong muốn.

Câu hỏi thường gặp

Ngoài vấn đề khi nào trám răng lấy tủy thì bác sĩ nha khoa của chúng tôi cũng sẽ giải đáp thêm một vài câu hỏi liên quan đến việc trám răng như sau:

Bà bầu có đi trám răng được không?

Câu trả lời là có thể, tùy vào từng trường hợp cũng như chỉ định của nha sĩ mà mẹ bầu cân nhắc về vấn đề này. Kỹ thuật trám răng không quá phức tạp, nếu răng của bạn chưa bị ảnh hưởng đến tủy thì không cần phải gây tê, việc hàn răng diễn ra bình thường. Còn nếu bắt buộc phải lấy tủy, sử dụng thuốc tê thì điều này sẽ phải xem xét lại.

khi nào nên hàn răng
Khi nào nên hàn răng*

Mẹ bỉm đang cho con bú có trám răng được không?

Mẹ bỉm cho con bú vẫn có thể trám răng bình thường vì kỹ thuật hàn trám răng với mục đích phục hồi chiếc răng hư tổn bằng chất trám nha khoa an toàn, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Có nên đi trám răng thưa không?

Hai chiếc răng của bạn không khít sát với nhau, khiến cho thức ăn dễ mắc vào. Lúc này bạn tiếp tục dùng tăm xỉa để loại bỏ thức ăn thừa mắc vào làm cho khoảng cách giữa chúng càng cách xa hơn. Bạn lựa chọn phương pháp trám răng nhằm đóng khe hở này lại là cách tốt để khắc phục tình trạng răng thưa, nâng cao tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả ăn nhai của toàn hàm. Tuy nhiên, trám răng thưa chỉ nên thực hiện khi kẽ hở giữa hai răng nhỏ (khoảng dưới 2mm). Còn nếu hai chiếc răng cách nhau quá xa bạn nên đi niềng răng hoặc bọc sứ răng.

Bệnh nhân bị gãy vỡ răng cửa không trám răng được có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ, bạn có thể tham khảo nội dung tại đây: bọc răng sứ cho răng cửa.

Răng bị chết tủy hoàn toàn có trám được không?

Nếu răng của bạn bị chết tủy mà thân răng vẫn còn, bác sĩ xem xét chiếc răng của bạn và đưa ra kết luận có trám răng được không.

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

Răng đã lấy tủy nhưng chân răng vẫn còn bám trên cung hàm, bác sĩ phục hình răng bằng cách trám răng sẽ không xảy ra tình trạng tiêu xương. Chỉ khi nào bệnh nhân “cố chấp” không chịu đi điều trị răng bị viêm, khiến ổ viêm lan xuống phía dưới lâu ngày dẫn đến u nang hoặc tiêu xương hàm.

Khi nào trám răng lấy tủy đã được bài viết giải đáp cụ thể, hy vọng bệnh nhân hiểu rõ hơn về vấn đề này và sớm đến gặp bác sĩ để giải quyết tình trạng răng miệng hiện tại. Nếu còn thắc mắc gì liên quan tới quá trình trám răng bạn hãy liên hệ với bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu để được hỗ trợ nhé!