Trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không?

Lượt xem: 2605
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng lúc có kinh nguyệt có được không? Thưa bác sĩ, em là du học sinh mới về Việt Nam thăm gia đình và xử lý những chiếc răng sâu tạo lỗ hổng khó chịu. Em muốn đi trám răng nhưng hiện tại em đang có kinh nguyệt, cơ thể hơi khó chịu, mệt mỏi. Em không biết liệu rằng có kinh trám răng được không? Chi phí trám răng là bao nhiêu? Mong bác sĩ tư vấn hỗ trợ em với ạ. Bạn Quỳnh Nha - Du học sinh Canada chia sẻ.

Chào Quỳnh Nga, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi vấn đề mình gặp phải cho Nha Khoa Đăng Lưu. Các bác sĩ đã ghi nhận câu hỏi và có câu trả lời chi tiết ở bài viết này, bạn hãy theo dõi để biết được mình phải làm gì nhé!

Trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không
Trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không?*

Trám răng lúc có kinh nguyệt có sao không?

Nhiều chị em băn khoăn về việc trám răng lúc có kinh nguyệt, lo lắng này hoàn toàn đúng vì kinh nguyệt cũng ảnh hưởng tới những vấn đề về răng miệng. Thụ thể estrogen có nhiều trong mô nướu của bạn, khi “bà dì” đến hormone estrogen sản sinh ra cao khiến cho hàm lượng estrogen trong các bộ phận này cũng bị thay đổi theo. Khi trám răng, làm răng sẽ gây ra vấn đề như đau đớn, chảy máu nhiều hơn bình thường, sưng nướu,...

Thường thì trước ngày có kinh nguyệt, hormone thay đổi khiến vi khuẩn trong môi trường khoang miệng phát triển, nướu lợi nhạy cảm, chỉ cần tác động nhẹ thôi cũng gây tổn thương. Đó là chưa kể ngày “đèn đỏ” ghé đến còn làm cho quá trình kiểm tra, thăm khám của bác sĩ không được chuẩn xác.

Trám răng khi đến ngày có kinh
Trám răng khi đến ngày có kinh*

Vì những lý do kể ở trên mà bác sĩ thường tránh thực hiện các cuộc tiểu phẫu đối với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Lúc này các bộ phận trong khoang miệng nhạy cảm nên can thiệp và thực hiện thủ thuật như lấy tủy, trám răng sẽ khiến bệnh nhân đau nhức nhiều, thậm chí còn gây sưng viêm dai dẳng, không cầm được máu.

Tốt nhất là chị em nên đợi hết kỳ kinh nguyệt rồi hãy đi trám răng. Khi đó lượng estrogen duy trì ở trạng thái bình thường, mô nướu cũng không còn quá nhạy cảm, quá trình trám răng diễn ra suôn sẻ an toàn, nhanh chóng khắc phục tình trạng răng miệng hiện tại và sở hữu nụ cười tự tin.

Phụ nữ nên trám răng khi nào là tốt?

Phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt cơ thể vốn dĩ đã mệt mỏi, khó chịu, người không có sức sống, cáu gắt, một vài trường hợp còn đau bụng kinh. Trong thời gian này chất albumin bị hòa tan nên lượng tiểu cầu giảm xuống máu khó đông hơn, nếu làm răng hay trám răng dễ bị chảy máu nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Những biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra nếu chị em gặp tình trạng răng miệng nặng và thực hiện trám răng trong ngày kinh nguyệt.

có kinh trám răng được không
có kinh trám răng được không?*

Với những chia sẻ ở trên, chị em phụ nữ muốn đạt hiệu quả trám răng cao hãy đến gặp bác sĩ sau khi “bà dì” đã rời đi, cơ thể quay về trạng thái bình thường nướu răng ít nhảy cảm, quá trình thực hiện an toàn hơn.

Bác sĩ thường khuyên chúng ta nên thực hiện trám răng vào giờ sáng hoặc trưa khi có tâm lý và sức khỏe tốt. Còn nếu gặp vấn đề phát sinh hãy đi khám sớm tránh những khung giờ quá trễ như nửa đêm.

Phụ nữ nên trám răng khi nào là tốt
Phụ nữ nên trám răng khi nào là tốt*

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng như thế nào?

Bạn đã biết trám răng lúc có kinh nguyệt có được hay không rồi. Dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc cũng như chế độ ăn uống phù hợp sau trám răng để có hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ.

Đánh răng đúng cách mỗi ngày

Sau khi trám răng, 24h tiếp theo bạn không nên đánh răng vì lúc này lớp trám chưa được ổn định. Đợi chúng đông cứng và bám chặt vào thân răng hãy quay lại chế độ vệ sinh răng miệng như bình thường, chải răng ngày 2 lần nhưng tại vị trí răng mới trám thực hiện nhẹ nhàng, lựa chọn bàn chải mềm để không làm bong tróc miếng trám.

Vệ sinh lưỡi

Nhiều người quên và bỏ qua bước vệ sinh lưỡi khiến cho các mảng bám, vi khuẩn tích tụ lâu ngày sinh ra bệnh hôi miệng, khó chịu. Vậy nên chải răng xong hãy vệ sinh lưỡi sạch sẽ bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Chọn kem đánh răng phù hợp

Khi trám răng xong bạn hãy hỏi bác sĩ về kem đánh răng chuyên dụng để tránh làm hại đến răng miệng cũng như không làm tróc vết trám. Đa phần bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng kem đánh răng chứa fluoride có tác dụng làm sạch răng miệng tốt và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, bảo vệ mô nướu, hạn chế hôi miệng.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng như thế nào
Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng như thế nào?*

Dùng chỉ nha khoa và tăm nước

Trám răng về mà bạn vẫn giữ thói quen dùng tăm xỉa răng thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thôi lớp trám sẽ rơi ra khỏi vị trí. Muốn tránh việc phải gặp bác sĩ thêm lần nữa để trám răng bạn hãy dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước với lực vừa đủ làm sạch hoàn toàn các mảng bám mà không gây viêm lợi hay ảnh hưởng tới lớp trám.

Thăm khám định kỳ

Răng của bạn đã bị ảnh hưởng cần can thiệp nha khoa để phục hình lại chiếc răng như mong muốn. Vậy nên bạn phải đến thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra tình hình răng miệng hiện tại, phát hiện sớm bất thường và xử lý chúng một cách kịp thời.

Chế độ ăn uống sau khi trám răng

Sau trám răng cần ăn uống như thế nào để có hàm răng chắc khỏe là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lành vết thương cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần biết sau khi trám răng xong:

  • Hết thuốc tê bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ, lúc này nên ăn những món mềm, dễ nuốt tránh các món quá dai cứng, sự lựa chọn tốt nhất cho bạn là cháo súp, sữa,...
  • Lớp trám dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên đồ ăn thức uống quá nóng, quá lạnh cũng nên hạn chế.
  • Các loại đồ uống chứa nhiều đường, thức uống có gas không nên dùng quá nhiều.
  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu, cà phê trong những ngày đầu mới trám răng.
  • Khi ăn uống hãy nhai từ tốn, nhẹ nhàng, không tác động lực mạnh ở vị trí răng mới trám.

Chi phí trám răng hiện nay là bao nhiêu?

Tiếp tục đi vào trả lời những thắc mắc của bạn Quỳnh Nga về vấn đề chi phí trám răng. Thật ra mức phí trám răng sẽ tùy vào từng trường hợp, yếu tố khác nhau, cụ thể là:

Vật liệu trám răng

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí trám răng đó là vật liệu trám mà bạn lựa chọn. Có nhiều vật liệu trám được sử dụng phổ biến hiện nay với ưu nhược điểm cũng như giá thành khác nhau. Nếu Amalgam bền bỉ nhưng tính thẩm mỹ kém thì composite lại được ưa chuộng nhiều vì sở hữu những ưu điểm vượt trội như màu sắc giống màu răng thật, có thể chịu lực tốt, lành tính, không gây kích ứng và an toàn với mọi người. Vì thế nếu bạn chọn trám răng composite phải bỏ ra số tiền cao hơn so với các vật liệu khác nhưng đổi lại vết trám đẹp, bền hơn.

Trám răng bằng composite
Trám răng bằng composite*

Tình trạng răng miệng hiện tại

Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng răng miệng không giống nhau nên chi phí trám răng cũng có sự chênh lệch. Trám răng chỉ khắc phục được tình trạng răng sứt mẻ, răng thưa do nhiều nguyên nhân như tác động bên ngoài hoặc sâu răng gây ra. Bệnh nhân nào mắc một số bệnh lý khác phải điều trị dứt điểm mới trám răng được, vậy nên giá trám răng sẽ tăng lên.

Kỹ thuật trám răng

Mỗi kỹ thuật trám răng có giá thành khác nhau, đối với hình thức trám răng trực tiếp bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đưa vật liệu vào chỗ trám và chiếu đèn nên chi phí thấp. Còn trám răng áp dụng kỹ thuật inlay/onlay cho những trường hợp răng sâu vỡ lớn, mô răng khuyết nhiều, thực hiện phức tạp giá thành cao hơn.

Số lượng răng cần trám

Chi phí trám răng được tính bằng đơn vị chiếc răng, bạn trám nhiều răng dĩ nhiên phải bỏ ra nhiều tiền hơn rồi. Tuy nhiên, nếu trám nhiều chiếc răng cùng một lúc chi phí sẽ thấp hơn so với trám riêng lẻ từng đợt.

Chi phí trám răng phụ thuộc vào từng phòng khám

Chi phí trám răng của mỗi nha khoa không giống nhau, những phòng khám sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ trám răng tiên tiến và tuân thủ quy trình nghiêm ngặt của Bộ y tế về vô trùng phòng khám, dịch vụ trước - trong - sau khi trám răng chu đáo sẽ có mức phí cao hơn so với những nha khoa nhỏ lẻ thông thường. Nha Khoa Đăng Lưu là một trong những địa chỉ trám răng uy tín tại TPHCM được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi có 16 chi nhánh hoạt động khắp miền Nam với phương châm mang đến nụ cười rạng rỡ, cải thiện chức năng ăn nhai cho các khách hàng. Dưới đây là bảng giá trám răng chi tiết của Nha Khoa Đăng Lưu bạn có thể tham khảo.

Chi phí trám răng của Nha Khoa Đăng Lưu
Bảng giá trám răng của Nha Khoa Đăng Lưu*

Nên trám răng hay làm răng sứ?

Quá trình trám răng diễn ra nhanh, không tốn quá nhiều thời gian của bạn. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn lo lắng về việc bị bong tróc vết trám và không biết nên trám răng hay bọc sứ sẽ tốt hơn. Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp cũng như tình hình răng miệng hiện tại, khả năng tài chính của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp. Trám răng chỉ áp dụng được cho những chiếc răng bị sứt mẻ nhẹ, còn nếu răng bị tổn thương nặng không còn thân răng thì lựa chọn bọc sứ sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai tốt. Tóm lại, bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ tại nha khoa uy tín để được kiểm tra tình hình răng miệng hiện tại cũng như đề xuất cách phục hình thích hợp từ đó sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ.

Trám răng lúc có kinh nguyệt có được không đã giải đáp cụ thể trong bài viết này. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm cho bạn các thông tin liên quan về vấn đề trám răng hiện nay, chi phí hàn trám răng cụ thể. Hy vọng bạn Quỳnh Nga đã biết mình cần phải làm gì để quá trình phục hình răng diễn ra suôn sẻ, tránh những trường hợp phát sinh không đáng có ảnh hưởng đến hàm răng sau này.