Hàn trám răng amalgam là gì? Có độc không?

Lượt xem: 1913
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng Amalgam là một trong các phương pháp được sử dụng đầu tiên trên thế giới nhằm khắc phục những chiếc răng bị vỡ, sứt mẻ, răng sâu,... Hiện nay, có nhiều nguồn tin cho rằng phương pháp hàn răng bằng Amalgam ảnh hưởng đến sức khỏe do chứa thủy ngân. Vậy thực hư chuyện này như thế nào? Cùng Nha Khoa Đăng Lưu tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Với mức chi phí thấp, nhiều người đã lựa chọn trám răng Amalgam với mong muốn có hàm răng chắc khỏe, loại bỏ các cơn đau nhức, khó chịu do răng sâu gây ra và phục hồi răng bị sứt mẻ. Nhưng liệu rằng vật liệu hàn răng Amalgam có an toàn cho tất cả mọi người hay không?

trám răng Amalgam là gì
Trám răng Amalgam là gì?*

Tìm hiểu về trám răng Amalgam

Amalgam - Một chất tồn tại ở dạng lỏng, rắn, bột tùy vào hàm lượng thủy ngân ở bên trong. Nó có tên gọi khác là hỗn hống vì ngoài thủy ngân còn chứa một số chất khác như kẽm, chì, đồng,...

Phương pháp trám răng Amalgam ứng dụng cho các trường hợp răng bị tổn thương do các tác động như sâu răng, nứt vỡ, sứt mẻ. Vì chứa kim loại và thủy ngân nên nó phải được pha chế cực kỳ thận trọng, không sai sót nồng độ dù chỉ là một chút. Hàn răng bằng Amalgam thường áp dụng cho răng hàm vì nó bền chắc mà không yêu cầu nhiều về tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên, vào năm 2018, phương pháp này đã bị EU cấm sử dụng cho đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai. Đó là lý do mà nhiều người lo lắng không biết Amalgam có làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không.

Trám răng Amalgam có ưu điểm gì nổi bật?

Dù hiện nay xuất hiện nhiều phương pháp trám răng hiện đại, mang đến hiệu quả cao hơn nhưng không thể phủ nhận rằng sự ra đời của Amalgam là bước ngoặt mới trong thẩm mỹ nha khoa. Với những trường hợp răng bị sâu nhẹ hoặc bị vỡ đôi, sứt mẻ thì trám răng là cách phục hồi phù hợp nhất. Một số ưu điểm của phương pháp này:

trám răng Amalgam có ưu điểm gì nổi bật
Trám răng Amalgam có ưu điểm gì nổi bật?*

Thao tác thực hiện đơn giản

Amalgam nha khoa thường tồn tại ở dạng lỏng nên khi thực hiện bác sĩ đặt lên bề mặt răng dễ dàng. Sau đó tiến hành chỉnh sửa sao cho vừa vặn nhất với lỗ hổng, không gây tổn thương đến các mô răng khác.

Đảm bảo chức năng ăn nhai tốt

Sau khi hàn trám răng Amalgam xong chúng sẽ trở nên cứng cáp, chắc chắn, có độ bền cực kỳ tốt. Các tổn thương của răng được khắc phục, đảm bảo chức năng ăn nhai, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và không cần thiết phải kiêng ăn nhiều thứ như những phương pháp khác. Tuổi thọ của Amalgam cao, có thể lên đến 10 năm mà không bị tróc ra hay rơi rớt nếu được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận.

Chi phí thấp

Hàn trám răng bằng Amalgam còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Bởi vật liệu này có giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại khác. Ngoài ra, nhờ vào độ bền cao, ít xảy ra tình trạng hư hỏng, bong tróc nên không tốn chi phí hàn trám lại.

Hạn chế của trám răng Amalgam

Ngoài những ưu điểm vượt trội được kể ở trên thì cách hàn răng này cũng tồn tại một số hạn chế như:

Tính thẩm mỹ chưa cao

Amalgam là hợp chất của kim loại và thủy ngân nên màu sắc không giống với răng thật, thường dùng trám răng hàm, bởi nếu trám răng cửa tính thẩm mỹ sẽ không cao. Bạn hãy cân nhắc lựa chọn vật liệu sứ hoặc composite để trám răng cửa thay vì Amalgam.

hạn chế của trám răng Amalgam
Hạn chế của trám răng Amalgam*

Dễ đổi màu

Trong quá trình ăn uống nếu bạn nạp thực phẩm chứa nhiều acid trong thời gian dài sẽ làm cho chúng đổi màu, những chiếc răng lân cận cũng bị ảnh hưởng.

Một vài trường hợp lớp trám bị dẫn nhiệt

Amalgam có chứa thành phần từ kim loại nên chúng có khả năng dẫn nhiệt. Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh răng sẽ nhạy cảm hơn rất nhiều. Một vài trường hợp còn bị ê buốt, đau nhức kéo dài, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Trám răng Amalgam có độc không?

Do trong thành phần có chứa thủy ngân nên nhiều người đặt ra câu hỏi liệu trám răng Amalgam có độc không. Thật ra khi hàn răng bằng phương pháp này sẽ giải phóng ra một lượng nhỏ thủy ngân ở dạng hơi. Nếu vẫn trong ngưỡng cho phép thì không sao, nhưng ở liều lượng cao hơn vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thủy ngân tích tụ lâu trong cơ thể sẽ làm giảm sức đề kháng, gây tổn thương những cơ quan bên trong như gan, thận,... Chất này còn ảnh hưởng lên hệ thần kinh, làm giảm trí nhớ.

Tuy nhiên, vẫn chưa ghi nhận trường hợp trám răng Amalgam tác động xấu đến sức khỏe của con người. Thật ra, FDA đã vào cuộc kiểm tra, nghiên cứu liệu Amalgam có độc hại không và kết quả là nó an toàn cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ có thai vẫn được khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp hàn răng bằng Amalgam.

trám răng Amalgam có độc không
Trám răng Amalgam có độc không?*

Một số phương pháp trám răng khác thay thế cho Amalgam

Dù là cách hàn răng được đánh giá có nhiều điểm nổi bật, tuy nhiên trám răng Amalgam không phù hợp với nhiều đối tượng như trẻ em, mẹ đang cho con bú, phụ nữ mang thai,... Vậy còn có phương pháp hàn răng nào an toàn hơn không? Dĩ nhiên là có, dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số giải pháp khác thay thế hàn răng Amalgam.

Trám răng composite

Composite là chất trám răng an toàn và được ưa chuộng nhiều, nó có tính thẩm mỹ cao vì màu sắc giống hệt màu răng tự nhiên. Nếu không nhìn kĩ sẽ khó phát hiện ra đó là mảng trám trên răng. Vật liệu này không chứa thủy ngân hay bất kỳ chất độc nào khác nên không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trám răng sứ

Cũng như composite, trám răng sứ mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao vì màu sắc trùng với màu răng thật. Nó có độ bền cao và không bị đổi màu, áp dụng cách này sẽ giúp cho quá trình vệ sinh răng miệng được tốt hơn và đảm bảo chức năng ăn nhai của bệnh nhân.

Trám răng GIC

Ra đời sau Amalgam nhưng lại sở hữu nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, có chứa Flour - chất chống sâu răng giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Áp dụng GIC cho trám răng vẫn an toàn hơn Amalgam.

Trám răng Amalgam có nhiều ưu điểm nhưng ngày nay vì lo ngại về tính an toàn người ta thường chọn các phương pháp khác như hàn răng bằng composite hay trám răng sứ. Nếu bạn đang có ý định trám răng hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất, tránh những rủi ro không đáng có.